[ GIẢI ĐÁP ] Bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không ? Cách chữa hiệu quả
Bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không hay những tác hại của bệnh rò hậu môn là như thế nào không phải người bệnh nào cũng biết. Trong khi đó, bệnh rò hậu môn lại là căn bệnh phổ biến trong số những bệnh hậu môn trực tràng với tỉ lệ người mắc cao. Rò hậu môn gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ung thư trực tràng...
Rò hậu môn thực chất là tình trạng viêm nhiễm lâu ngày chuyển sang giai đoạn mạn tính và gây ra mủ ở các tuyến giữa 2 cơ thắt của hậu môn. Bệnh rò hậu môn thường được phát triển ở trực tràng, vùng da hậu môn hình thành đường hầm nhỏ bao gồm tổ chức hạt mãn tính do viêm gây nên. Nếu để lâu ngày chúng sẽ lan rộng ra vùng da ở hậu môn.
Bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không ?
Bệnh rò hậu môn xuất hiện ở vùng hậu môn thường là cạnh hậu môn, rất nhạy cảm. Do đó nhiều người chủ quan, dấu diếm khi bị rò hậu môn, điều này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, rất nhiều người thắc mắc bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không?
Rò hậu môn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng cao hơn ở những người trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi. Trong đó tỉ lệ nam giới bị mắc rò hậu môn cao hơn nữ giới.
Đa số những trường hợp bị rò hậu môn đều cảm thấy khó chịu khi sinh hoạt nhưng bệnh không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Người bệnh nên chủ động thăm khám các bác sĩ để được chữa trị đúng cách, giảm thiểu nguy cơ biến chứng cũng như những tác hại rò hậu môn gây nên.
Vậy bệnh rò hậu môn để lâu có nguy hiểm không?
1. Nguy cơ nhiễm trùng hậu môn
Khi bị rò hậu môn người bệnh sẽ thấy có triệu chứng bị chảy mủ, lở loét. Tình trạng này nếu để lâu sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ẩn nấp, tấn công và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Nếu bị nhiễm trùng kéo dài sẽ làm suy giảm sức đề kháng, người bệnh có thể bị nhiễm trùng lan rộng. Nguy hiểm hơn là tình trạng nhiễm trùng máu sẽ có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh.
2. Gia tăng số lượng đường rò, lỗ rò
Thời gian đầu khi mới mắc bệnh rò hậu môn người bệnh có thể chỉ thấy 1 đường rò duy nhất. Tuy nhiên, nếu để lâu không chữa trị chúng sẽ lây lan khiến vùng da xung quanh hậu môn bị viêm nhiễm, số lượng đường rò cũng tăng lên.
Khi số lượng đường rò nhiều lên sẽ khiến việc co bóp mỗi lần đi đại tiện bị ảnh hưởng, các triệu chứng bệnh tăng nhiều và gây khó chịu hơn.
3. Tăng nguy cơ ung thư trực tràng
Đây có thể thấy là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh rò hậu môn. Rò hậu môn có xu hướng lây lan, đa phát nên người bệnh sẽ có nguy cơ bị lỗ rò trực tràng – bàng quang, trực tràng – niệu đạo, trực tràng – âm đạo... Một số trường hợp xấu có thể gặp phải là ung thư trực tràng lây lan khi không được chữa kịp thời.
4. Ảnh hưởng đến cuộc sống – sinh hoạt
Các triệu chứng của bệnh rò hậu môn sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống – sinh hoạt. Người bệnh sẽ thấy đau nhói, ngứa ngáy, đi đại tiện ra máu...
Những triệu chứng này sẽ khiến người bệnh bị đau bụng, chán ăn, cơ thể bị sụt giảm nghiêm trọng.
5. Ảnh hưởng đến tâm lý
Khi bị rò hậu môn người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, tâm trạng luôn lo lắng, bất an, cảm thấy tự ti với mọi người xung quanh. Đặc biệt ở những người bị chảy máu, chảy dịch, dịch ở hậu môn có mùi hôi thường sợ hãi, xa lánh người khác, không dám giao tiếp, nói chuyện.
Những biến chứng, ảnh hưởng của bệnh rò hậu môn trên đây chính là câu trả lời thắc mắc bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không. Để hạn chế những biến chứng, tác hại của căn bệnh này ngay khi có triệu chứng bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa – hậu môn trực tràng để được chữa trị.
Nhận biết các triệu chứng rò hậu môn hiệu quả
Để hạn chế những biến chứng, tác hại của bệnh rò hậu môn gây nên bạn cần nắm vững các triệu chứng bệnh đồng thời có kế hoạch thăm khám các bác sĩ sớm. Các triệu chứng áp xe hậu môn thường xuất hiện rõ ràng khi ổ áp xe bị vỡ ra, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
- Vùng hậu môn bị đau nhói, tình trạng này sẽ gia tăng mỗi khi người bệnh ngồi xuống, vận động, ho hoặc hắt xì
- Tại các lỗ rò sẽ thấy có mủ chảy ra thường mủ sẽ có màu vàng kèm theo mùi hôi khó chịu. Khi dịch chảy ra các triệu chứng đau ở hậu môn có thể sẽ được giảm thiểu.
- Bị xì hơi hoặc phân rò rỉ ra bên ngoài, thường chúng sẽ chảy ra qua lỗ rò.
- Đi ngoài phân có lẫn máu hoặc có mủ, mùi hôi tanh
- Đi đại tiện không tự chủ được
- Vùng da ở cạnh và xung quanh hậu môn bị kích ứng, sưng đỏ
- Khi ấn vào các lỗ rò sẽ thấy có cục cứng, đau buốt
- Quan sát vùng hậu môn sẽ thấy có lỗ rò nằm ở trên da, thường là nằm cạnh hoặc gần hậu môn.
- Các ổ áp xe hậu môn bị tái phát nhiều lần
Khi thấy triệu chứng này kèm theo triệu chứng sốt cao, đau nhức hoặc đi ngoài ra máu nhiều ngày thì bạn nên đi khám các bác sĩ càng sớm càng tốt.
Phương pháp điều trị rò hậu môn hiệu quả, triệt để
Hiện nay phương pháp điều trị bệnh rò hậu môn hiệu quả vẫn chính là phẫu thuật. Do đó người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh. Việc áp dụng sai phương pháp chữa trị rò hậu môn có thể khiến bệnh khó khỏi, tái phát và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Việc lựa chọn phương pháp mổ rò hậu môn nào cũng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, nguyên tắc là:
- Tìm ra phương pháp mổ rò hậu môn phù hợp với tình trạng bệnh nhất
- Xác định chính xác đường rò trong ống hậu môn
- Loại bỏ tận gốc các tổ chức xơ
- Phá hủy các ngách, nhánh của đường rò
- Không làm tổn thương các cơ thắt nằm trong ống hậu môn
- Sau khi phẫu thuật phải đảm bảo đường rò được liền từ trong ra ngoài và từ dưới lên trên
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp mổ rò hậu môn dưới đây rất an toàn, hạn chế biến chứng, sẽ không phải thắc mắc bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không?
Mổ cắt đường rò: Thường áp dụng với những lỗ rò đơn giản, không quá gần hậu môn. Để thực hiện phương pháp này cần được sổ làm rỗng ruột già, bỏ phân và tiêm thuốc gây mê toàn thân. Sau đó các bác sĩ sẽ cắt da và cơ quanh đường hầm tạo thành rãnh mở để lấy mủ ra bên ngoài.
Đặt seton chữa rò hậu môn: Đây là phương pháp đã có từ lâu, được áp dụng từ những năm 1956. Phẫu thuật đặt seton thường áp dụng với những trường hợp có đường rò phức tạp, rò trên cơ thắt hoặc xuyên cơ thắt. Bác sĩ sẽ dẫn lưu chất lỏng đã bị nhiễm trùng rồi mới tiến hành phẫu thuật. Do đó có thể sẽ mất nhiều thời gian, 6 tuần hoặc hơn.
Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT: phương pháp này hiện đại không cần sử dụng dao mổ mà sử dụng sóng điện cao tần để tác động trực tiếp vào các lỗ rò đưa mủ ra ngoài và làm sạch vết rò. Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu này sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn và khô miệng nhanh hơn.
Bên cạnh việc chữa rò hậu môn theo chỉ định của bác sĩ, phòng ngừa những biến chứng và tác hại của bệnh thì cũng cần lưu ý:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh bằng cách: ăn nhiều chất xơ, không ăn đồ cay nóng, sử dụng chất kích thích... sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo da, giúp chữa lành tổn thương
- Uống nhiều nước mỗi ngày để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
- Nên sử dụng các loại thuốc nhuận tràng theo hướng dẫn, chỉ dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng thường xuyên
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, khô ráo
- Nên mặc quần lót rộng rãi, tránh mặc quần được làm bằng chất liệu cứng sẽ cọ sát vào lỗ rò.
Việc chữa trị bệnh rò hậu môn sẽ do các bác sĩ, chuyên gia quyết định. Do đó người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định bác mà bác sĩ đưa ra. Tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không ? Thực chất là rất nguy hiểm nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời. Do đó nếu thấy có triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạn nên có biện pháp ngăn chặn, chữa trị sớm. Nếu chưa có thời gian thăm khám hoặc muốn được tư vấn online bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi theo số điện thoại: 0243.9656.999.