[ CHÍNH XÁC ] Bảng cân nặng thai nhi và chiều dài phát triển theo từng tuần ( Chi tiết, đầy đủ nhất )

Mục lục chính [Ẩn]

    Cân nặng thai nhi cần được theo dõi chặt chẽ và sát sao để kiểm soát và có sự điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của trẻ. Mỗi một giai đoạn thai nhi lại có cân nặng, chiều dài khác nhau cha mẹ có thể dựa vào bảng cân nặng này để đối chiếu với kết quả siêu âm đồng thời tư vấn bác sĩ nếu thấy có cân nặng thai không bình thường.

    Bảng chiều dài, cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

    Cân nặng thai nhi sẽ có sự phát triển toàn diện qua từ tuần thứ 8 trở đi. Ứng với mỗi tuần tuổi sẽ có các mốc khác nhau, do đó mẹ bầu cần nắm vững bảng cân nặng và chiều dài này theo các mốc này để có sự điều chỉnh phù hợp.

    Do đặc điểm của thai thi qua các tuần khác nhau nên cách tính chiều cao, cân nặng cũng không giống nhau. Các cách đo có thể được bác sĩ áp dụng như sau:

    • Giai đoạn trước 20 tuần tuổi: Lúc này thai nhi sẽ cuộn tròn ở trong bụng mẹ nên các bác sĩ sẽ đo theo chiều dài từ đầu đến mông.
    • Giai đoạn 20 tuần tuổi: chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân, lúc này sẽ có sự tăng dần đều.
    • Giai đoạn 30 tuần tuổi: đây là giai đoạn tăng tốc do đó cân nặng và chiều cao thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng, bác sĩ cũng sẽ đo từ đầu đến gót chân để xác định.

    Thông thường, khi mang thai chị em sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm ở 3 mốc đó là 12, 20, 32. Ở các mốc này sẽ xác định chiều cao và cân nặng thai nhi đang là bao nhiêu, có nhỏ hay lớn hơn mức tiêu chuẩn bình thường hay không?

    Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần theo các mốc dưới đây:

    • Thai nhi từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 4: đây là giai đoạn trứng mới được thụ tinh, phôi thai mới được hình thành do đó chưa xác đinh được chiều dài và cân nặng của thai nhi.
    • Thai nhi từ tuần thứ 5, tuần thứ 6: hệ thân kinh được hình thành, chiều dài và cân nặng của thai nhi chưa có sự phát triển nhiều nên chưa xác định
    • Thai nhi từ tuần thứ 7: giai đoạn phôi thai hoàn thiện, từ sau giai đoạn này cân nặng của thai nhi sẽ dễ xác định hơn.
    • Thai nhi từ tuần thứ 8: cân nặng thai nhi khoảng 1 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 1,6 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 9: cân nặng thai nhi khoảng 2 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 2,3 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 10: cân nặng thai nhi khoảng 4 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 3,1 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 11: cân nặng thai nhi khoảng 7 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 4,1 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 12: cân nặng thai nhi khoảng 14 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 5,4 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 13: cân nặng thai nhi khoảng 23 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 7,4 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 14: cân nặng thai nhi khoảng 43 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 8,7 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 15: cân nặng thai nhi khoảng 70 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 10,1 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 16: cân nặng thai nhi khoảng 100 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 11,6 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 17: cân nặng thai nhi khoảng 140 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 13,0 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 18: cân nặng thai nhi khoảng 190 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 14,2 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 19: cân nặng thai nhi khoảng 240 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 15,3 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 20: cân nặng thai nhi khoảng 300 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 16,4 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 21: cân nặng thai nhi khoảng 360 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 25,6 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 22: cân nặng thai nhi khoảng 430 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 27,8 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 23: cân nặng thai nhi khoảng 501 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 28,9 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 24: cân nặng thai nhi khoảng 600 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 30,0 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 25: cân nặng thai nhi khoảng 660 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 34,6 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 26: cân nặng thai nhi khoảng 760 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 35,6 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 27: cân nặng thai nhi khoảng 875 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 36,6 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 28: cân nặng thai nhi khoảng 1005 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 37,6 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 29: cân nặng thai nhi khoảng 1153 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 38,6 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 30: cân nặng thai nhi khoảng 1319 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 39,9 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 31: cân nặng thai nhi khoảng 1502 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 41,1 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 32: cân nặng thai nhi khoảng 1702 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 42,4 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 33: cân nặng thai nhi khoảng 1918 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 43,7 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 34: cân nặng thai nhi khoảng 2148 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 45,0 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 35: cân nặng thai nhi khoảng 2383 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 46,2 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 36: cân nặng thai nhi khoảng 2622 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 47,4 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 37: cân nặng thai nhi khoảng 2859 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 48,6 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 38: cân nặng thai nhi khoảng 3083 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 49,8 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 39: cân nặng thai nhi khoảng 3288 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 50,7 cm.
    • Thai nhi từ tuần thứ 40: cân nặng thai nhi khoảng 3462 gam, chiều dài của thai nhi khoảng 51,2 cm.

    Bảng cân nặng thai nhi trên đây, chị em có thể tham khảo để có sự điều chỉnh phù hợp chứ không thay thế tư vấn của bác sĩ và phải đạt được bằng mọi giá. Tùy từng độ tuổi cũng như cơ địa của người mẹ mà sẽ có sự chênh lệch nhất định.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

    Cân nặng thai nhi theo từng độ tuổi sẽ có sự điều chỉnh và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu các bé của bạn có cân nặng quá nhỏ so với mức quy định nêu trên thì bạn có thể loại trừ những nguyên nhân dưới đây:

    • Do yếu tố di truyền và chủng tộc
    • Do cơ địa, vóc dáng cũng như sức khỏe của mẹ bầu
    • Độ tuổi mang thai của thai phụ
    • Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của mỗi mẹ bầu
    • Số lượng bào thai, với những mẹ mang thai đôi, mang thai đa thì cân nặng sẽ nhẹ hơn so với những mẹ mang thai đơn
    • Mức tăng cân của mẹ bầu, nếu mẹ bầu tăng ít cân hoặc tăng cân ít sẽ bị thiếu dinh dưỡng. Nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều sẽ có kích thước thai lớn hơn nhưng sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ
    • Thai sinh lần thứ mấy cũng ảnh hưởng đến thai nhi, nếu con đầu lòng thường có cân nặng ít hơn con thứ hai.
    • Giới tính của thai nhi: cân nặng thai nhi với bé trai và bé gái cũng có sự thay đổi. Các bé trai thường có cân nặng cao hơn so với bé gái.

    Với những yếu tố trên đây, mẹ bầu có thể xác định số tuần thai có phù hợp với cân nặng thai nhi của mình hay không. Nếu thấy có sự chênh lệch hãy tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và lên chế độ dinh dưỡng phù hợp.

    Cân nặng thai nhi lớn hơn hoặc nhỏ hơn với tuổi thai có ảnh hưởng gì?

    Dựa vào bảng cân nặng thai nhi trên đây so với các tuần tuổi, các mẹ bầu đã biết các chỉ số phát triển của em bé trong bụng. Nếu bạn thấy các chỉ số cân nặng em bé trong bụng lớn hơn hoặc nhỏ hơn các chỉ số tiêu chuẩn trên thì cần lưu ý những vấn đề về thiếu cân hoặc thừa cân.

    Thai nhi lớn hơn tuổi thai có ảnh hưởng gì không?

    Thai nhi nếu có chiều dài lớn hơn mức bình thường so với tuổi thai khoảng 3cm thì cần tiến hành kiểm tra chi tiết vì có thể ảnh hưởng:

    Với mẹ bầu: sẽ cảm thấy khó ngủ nhất là những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cũng khó khăn khi sinh con và chuyển dạ. Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, vỡ tử cung khi sinh con

    Với thai nhi: trẻ sinh ra dễ có dấu hiệu bị thừa cân, đối mặt với căn bệnh suy tim, thân nhiệt hạ, suy hô hấp, tiểu đường, bệnh đường tiêu hóa, suy tuần hoàn, béo phì.

    Thai nhi nhỏ hơn tuổi thai có ảnh hưởng gì không?

    Thai nhi nhỏ hơn so với bảng tiêu chuẩn sẽ có nhiều ảnh hưởng cho mẹ và bé mỗi khi sinh ra. Tình trạng này thường sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nhiều hơn.

    • Với mẹ bầu: không nạp đủ dinh dưỡng hàng ngày khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tâm trạng không còn hứng khởi.
    • Với thai nhi: cân nặng thai nhi nhỏ cần quan tâm đến kích thước của bánh rau có nhỏ hơn bình thường hay không. Nếu kích thước của bánh rau cũng nhỏ có thể làm giảm lượng máu nuôi thai, thai nhi không lấy được chất dinh dưỡng cần thiết. Trẻ nhỏ có nguy cơ bị ngạt thở, thiếu oxy, nguy cơ bị thai lưu. Ngoài ra, trẻ còn dễ bị hạ đường huyết, đa hồng cầu, chậm phát triểm...

    Dù trẻ có cân nặng thừa cân hay thiếu cân cũng có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm. Do đó mẹ bầu cần chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ cho thai nhi và có các biện pháp khắc phục phù hợp bằng cách cân bằng chế độ dinh dưỡng.

    Cần làm gì để thai nhi có cân nặng đúng chuẩn

    Như trên, các mẹ bầu đã biết cân nặng thai nhi góp phần quan trọng vào sự phát triển của trẻ sau này cũng như sức khỏe của mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai. Để giúp cân nặng thai nhi đạt chuẩn bạn cần chú ý đến những vấn đề như sau:

    • Không nên ăn quá nhiều thức ăn nhưng nên ăn những loại thức ăn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng.
    • Luôn có biện pháp kiểm soát cân nặng, trong quá trình mang thai chỉ nên tăng từ 10 đến 12kg, nếu đa thai thì có thể tăng 16 đến 20 kg.
    • Luôn có chế độ nghỉ ngơi và luyện tập phù hợp, áp dụng những bài tập nhẹ nhàng
    • Không nên quá căng thẳng, mệt mỏi, tâm trạng không tốt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
    • Thăm khám các bác sĩ sản phụ khoa định kỳ để nắm rõ sự phát triển của thai nhi. Nếu trong quá trình thăm khám bạn thấy có những thay đổi bất thường cần tư vấn ngay các bác sĩ chuyên khoa.

    Cân nặng thai nhi khi đang còn ở trong bụng cũng rất quan trọng đến sự phát triển sau này của trẻ. Tuy nhiên, các thông số trên đây chỉ mang tính chất tham khảo nếu có sự thay đổi bất thường hoặc có những nghi ngờ bạn nên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và giải đáp.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa I Sản Phụ Khoa

    Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

    Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa

    Sở Trường chuyên môn

    -         Thực hiện khám, tư vấn vàđiều trị các bệnh lý phụ khoa

    -         Tư vấn và điều trị rốiloạn kinh nguyệt

    -         Thực hiện thủ thuật về kếhoạch hóa gia đình

    -         Tư vấn và điều trị cácbệnh xã hội ở nữ giới

    -         Tư vấn điều trị vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới.

    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status