Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh : Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tốt cho bé
Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu lo lắng vì không biết phải phòng tránh cũng như điều trị apxe hậu môn trẻ sơ sinh như thế nào cho thật sự hiệu quả. Ngay từ khi bắt đầu có em bé, bậc cha mẹ nên tham khảo những chia sẻ xoay quanh vấn đề này để có những kiến thức nhất định.
Không chủ quan với dấu hiệu áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Áp xe hậu môn trẻ sơ sinh là tình trạng xuất hiện một khối sưng, đau, mưng mủ nằm vùng quanh hậu môn. Tình trạng này xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi trở lên đến 5 tuổi, bệnh gây đau đớn, khó chịu cho trẻ. Nếu không có kế hoạch thăm khám và điều trị kịp thời sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh áp xe hậu môn bạn nên có kế hoạch thăm khám và chữa trị phù hợp.
- Bất thường ở hậu môn: Khi bị áp xe bạn sẽ thấy xung quanh hậu môn của trẻ xuất hiện những nốt nhọt, sưng tấy gây đau nhức mỗi khi chạm vào. Khi ấn nhẹ sẽ thấy vùng hậu môn bị tổn thương này cứng hơn và nóng hơn những vùng da khác
- Sốt cao: áp xe có thể khiến viêm nhiễm, vi khuẩn tấn công và phản ứng sốt sẽ xuất hiện. Bạn sẽ thấy thân nhiệt của trẻ tăng cao hơn bình thường, thậm chí có thể sốt từ 39 – 40 độ C.
- Đi ngoài hoặc đại tiện không tự chủ: Áp xe hậu môn sẽ khiến trẻ sơ sinh bị són phân thường xuyên khoảng từ 3 – 5 lần mỗi ngày, thậm chí có thể từ 8 – 15 lần. Tình trạng này có thể gây rối loạn vi khuẩn đường ruột.
Ngoài những triệu chứng áp xe hậu môn điển hình nêu trên đây, trẻ còn có một số những dấu hiệu khác kèm theo như chán ăn, nôn trớ, quấy khóc, mệt mỏi…
Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh – nguyên nhân do đâu?
Hiện tại nguyên nhân gây áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định chính xác. Các bác sĩ đưa ra rằng, có thể là do nhiễm trùng hoặc do viêm nhiễm xung quanh thành hậu môn và các mô mềm. Ngoài ra, cũng có một số trẻ hậu môn khi sinh ra chưa được hoàn thiện nên trong quá trình đi đại tiện nước tiểu và phân bị đọng lại gây tắc nghẽn và tạo điều kiện gây nhiễm trùng và hình thành các ổ áp xe.
- Do bẩm sinh: Có nhiều em bé khi sinh ra đã có hiện tượng nhiễm trùng xoang tuyến hậu môn do nhiễm trùng bị tắc nghẽn, gây ứ đọng phân. Hình thành nên mụn nhọt ở hậu môn, kích thước tăng dần hình thành ổ apxe.
- Ổ apxe bắt đầu từ khe hốc hậu môn – trực tràng rồi lan ra khắp hậu môn, tạo thành apxe giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài, vỡ ra và gây rò hậu môn. Đối với trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng đơn thuần tổ chức da hậu môn hoặc là bệnh lý rò hậu môn.
- Do thao tác vệ sinh: Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, mềm mỏng, dễ tổn thương, nếu cha mẹ không vệ sinh kỹ càng khiến vi khuẩn có thể tấn công hình thành viêm nhiễm. Còn nếu vệ sinh quá kỹ thì cũng dẫn đến chà xát tổn thương vùng hậu môn, từ đo là nguyên nhân hình thành apxe hậu môn.
- Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Do mới tiếp xúc với môi trường bên ngoài, thoái khỏi vô trùng của nước ối, hệ miễn dịch của trẻ yếu, dễ bị tổn thương do vi khuẩn tấn công.
- Viêm ống hậu môn: Đối với vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu tấn công vào vùng hậu môn của trẻ khi mẹ ít để ý vệ sinh tã, bỉm cho con, hoặc cũng có thể do bé bị rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân.
Chính vì vậy, ngay từ đầu, cha mẹ cần hết sức lưu ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, sau khi đi vệ sinh, để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, các mẹ nên dùng nước ấm rửa sạch, rồi dùng khăn mềm lau khô cho con.
Các mẹ cũng nhớ vệ sinh cho bé trước khi đi ngủ, để con ngủ sâu giấc, không bị ngứa, không ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Trước khi đi ngủ, cha mẹ nên dùng nước ấm vệ sinh sạch hậu môn, dùng khăn mềm lau khô, đắp miếng gạc y tế nên vùng viêm nhiễm để dịch không chảy ra quần áo của bé.
Vệ sinh cho bé buổi sáng, mẹ nên bỏ quần áo, dùng nước ấm rửa sạch vùng áp xe và hậu môn cho bé, dùng khăn mềm lau khô. Nhớ thường xuyên thay quần cho trẻ. Những cách đơn giản này cũng giúp làm giảm sự khó chịu nếu bé nhà bạn đang mắc bệnh liên quan đến hậu môn.
Biến chứng của bệnh áp xe hậu môn trẻ sơ sinh
Nếu cha mẹ để ý, sẽ thấy hậu môn của trẻ xuất hiện nhọt, sưng tấy, căng mọng và chảy mủ. Vùng da quanh hậu môn nóng, đỏ hơn những vùng da khác. Khi đi vệ sinh, khi nằm hoặc ngồi thì cảm thấy đau nhiều.
Lúc này, trẻ sẽ bị sốt khoảng 39 – 40 °C, khóc nhiều, lười ăn, dễ nôn trớ, són phân 8 – 15 lần trong ngày. Nếu không được chữa trị và thăm khám kịp thời, áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho tầng sinh môn của trẻ sơ sinh.
- Xuất hiện mụn nhọt: Những mụn nhọt này ban đầu rất nhỏ, bề mặt nhẵn, sưng đỏ, ấn vào thấy cứng, hơi nóng đầu ngón tay, sau đó sẽ có hiện tượng tích chứa mủ, to lên và lan rộng xung quanh hậu môn.
- Hậu môn đỏ hơn vùng da khác: Nếu cha mẹ để ý quan sát thì sẽ thấy hậu môn của trẻ đỏ hơn những vùng da khác, đây chính là dấu hiệu nhận biết trẻ đã bị apxe hậu môn.
- Hiện tượng sốt cao xảy ra: Hậu môn của trẻ sơ sinh không chỉ đỏ lên, mà còn xuất hiện mụn nhọt, sốt toàn thân, cơn sốt thậm chí lên đến 39 – 40 °C, trẻ lúc này bỏ ăn không muốn bú mẹ, quấy khóc dữ dội, khó thở và nôn trớ.
- Hiện tượng són phân: Trẻ sẽ có hiện tượng đại tiện không tự chủ, són phân từ 8 – 15 lần trong ngày, xuất hiện nhiều dịch nhầy.
Khi con mình xuất hiện những triệu chứng này, cha mẹ đừng nên chủ quan, hãy đưa trẻ đến một cơ sở y tế uy tín để cho trẻ thăm khám cũng như điều trị kịp thời. Tránh những biến chứng nguy hiểm thì việc điều trị sẽ trở lên khó khăn như rò hậu môn, loét rộng hậu môn, tầng sinh môn, bội nhiễm trào ngược vào trực tràng, suy kiệt sức khỏe của trẻ.
Điều trị áp xe hậu môn trẻ sơ sinh ở đâu Hà Nội hiệu quả nhất
Cha mẹ không nên chủ quan với bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh của con mình, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Hãy đến cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào tình trạng, độ tuổi và các triệu chứng kèm theo bác sĩ sẽ có chỉ định phủ hợp nhất.
Nếu trẻ dưới 1 tuổi :
Trường hợp trẻ bị áp xe hậu môn dưới 1 tuổi bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, đa số là các loại thuốc kháng sinh đơn thuần. Nếu trường hợp nghiêm trọng, phát sinh những ổ áp xe lớn sẽ cần điều trị bằng các phương pháp tích cực như dẫn lưu mủ kết hợp dùng thuốc kháng sinh.
Theo dõi các dấu hiệu toàn thân mà trẻ gặp phải như mệt mỏi, thờ ơ có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Trường hợp này thường không hiếm gặp nhưng cần theo dõi đến khi trẻ 18 tháng tuổi các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chỉ định phù hợp hơn.
Nếu trẻ trên 18 tháng tuổi :
Ở độ tuổi này nếu trẻ có sức khỏe tốt bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật dẫn lưu áp xe hậu môn. Đây là thủ thuật đơn giản, ít gây nguy hiểm, ít chảy máu, trẻ sẽ được băng vết thương bằng gạc khô sạch. Sau điều trị trẻ sẽ được chỉ định dùng thêm 1 số loại thuốc kháng sinh.
Trên đây là một số thông tin về bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh và những thông tin lưu ý mà bạn cần quan tâm về căn bệnh này. Có thể những thông tin trên chưa đủ giải đáp hết thắc mắc của bệnh nhân, vì vậy, hãy liên hệ theo đường dây nóng 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.