Áp xe cạnh hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Mục lục chính [Ẩn]

    Áp xe cạnh hậu môn là căn bệnh nguy hiểm có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi kể cả người già và trẻ nhỏ. Đa số những mắc bệnh đều cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Bệnh áp xe hậu môn nếu không điều trị dứt điểm có thể gây tái đi tái lại nhiều lần và có thể dẫn đến rò hậu môn.

    Áp xe cạnh hậu môn là gì?

    Áp xe cạnh hậu môn là tình trạng vùng hậu môn bị nhiễm trùng có thể từ các vùng viêm nhiễm nhỏ ở bộ phận này. Đa phần tình trạng áp xe ở hậu môn là kết quả của nhiễm trùng tuyến hậu môn nhỏ. Bệnh phổ biến trong mọi lứa tuổi kể cả ở trẻ sơ sinh.

    Áp xe hậu môn được chia thành 5 loại khác nhau:

    • Áp xe niêm mạc
    • Áp xe dưới da
    • Áp xe giữa cơ thắt
    • Áp xe hố ngồi – trực tràng
    • Áp xe chậu hông trực tràng

    Khi mắc bệnh áp xe hậu môn người bệnh sẽ thấy xuất hiện các nốt mụn chứa mủ ở cạnh hậu môn. Chúng thường có màu đỏ, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức nhất là mỗi khi ngồi lâu hoặc đi đại tiện.

    Cũng có những trường hợp có các nốt áp xe xuất hiện ở sâu bên trong mô hậu môn, khó phát hiện và chỉ có thể nhìn thấy nếu chúng bộc phát với những dấu hiệu rõ rệt hơn.

    Nguyên nhân gây áp xe cạnh hậu môn

    Áp xe cạnh hậu môn thường do nguyên nhân là từ các tuyến bã ở trong hậu môn bị nhiễm trùng. Lúc này các tuyến bã bị tắc bởi sự tấn công của vi khuẩn, phân, di vật tạo điều kiện hình thành các ổ áp xe. Dưới đây là những nguyên nhân gây áp xe hậu môn, yếu tố thuận lợi gây bệnh.

    • Viêm nhiễm kéo dài: Viêm nhiễm trong 1 thời gian dài ở hậu môn nếu để lâu dần sẽ trở thành mạn tính và tích tụ tạo những ổ viêm. Tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn có thể do viêm nang lông, nứt kẽ hậu môn…
    • Hệ miễn dịch thấp: Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn kém và chưa có khả năng chống lại các hiện tượng nhiễm trùng phát sinh đồng thời là yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển bệnh. Ngoài ra người già cũng là đối tượng dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch bị suy giảm.
    • Do tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng 1 số loại thuốc có thể sẽ gây ra những kích ứng không có lợi, ảnh hưởng đến chức năng của hậu môn và các biểu mô ở khu vực này. Nếu việc dùng thuốc mà không có những biện pháp giảm thiểu thích thích không có lợi sẽ có nguy cơ viêm nhiễm, áp xe cao hơn bình thường.
    • Tiểu phẫu ở hậu môn – trực tràng: Nếu thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa không có kinh nghiệm, trang thiết bị không hiện đại, chăm sóc sau tiểu phẫu không đúng cách người bệnh sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm, áp xe ở hậu môn – trực tràng. Người bệnh sẽ thấy suy giảm sức đề kháng, đau nhức vùng hậu môn kéo dài…
    • Do bệnh lý nguy hiểm như: viêm đại tràng, viêm ruột, viêm loét đại tràng, tiểu đường, viêm túi thừa, viêm vùng chậu, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, sử dụng thuốc Prednison…

    Triệu chứng áp xe cạnh hậu môn dễ nhận biết

    Nhận biết sớm triệu chứng áp xe cạnh hậu môn sẽ giúp việc chữa trị đạt hiệu quả cao hơn. Bạn có thể dựa vào những biểu hiện sau để nhận biết:

    1. Hậu môn có khối sưng tấy

    Khi mới mắc bệnh áp xe hậu môn, bạn sẽ thấy vùng da ở xung quanh hậu môn có sự thay đổi về màu sắc, chuyển sang sưng đỏ, nóng ran và căng bóng hơn bình thường. Ngoài ra, hậu môn sẽ xuất hiện nhiều khối sưng cứng, tấy đỏ gây căng tức và khó chịu ở vùng hậu môn.

    2. Chảy mủ ở hậu môn

    Sau 1 thời gian hình thành các khối áp xe bạn sẽ thấy các khối áp xe sẽ phát triển ro dần và nguy cơ bị vỡ, chảy mủ ở bên ngoài. Vết chảy mủ thường khó liền và nguy cơ tái phát cao. Nếu không sớm điều trị và điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành bệnh rò hậu môn…

    3. Hậu môn đau nhức

    Triệu chứng này là điển hình nhất khi các khối áp xe sưng tấy và bị mưng mủ. Người bệnh sẽ thấy đau đớn mỗi khi đi lại nhất là khi đi lại, đứng lên, ngồi xuống. Triệu chứng này còn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng cuộc sống rất nhiều.

    4. Ngứa ngáy hậu môn

    Nguyên nhân là do dịch mủ ở khối áp xe chảy ra ngoài gây ẩm ướt và viêm nhiễm. Lúc này sẽ gây ra tình trạng kích ứng vùng da xung quanh hậu môn, do đó người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy, đau rát và khó chịu.

    5. Sốt

    Thường xuất hiện triệu chứng sốt khi bệnh ở giai đoạn nặng, các khối áp xe bị viêm nhiễm, lây lan rộng, bạn sẽ thấy sốt, gai người. Tùy tình trạng viêm nhiễm mà bạn sẽ thấy sốt nặng hoặc sốt nhẹ, nhiệt độ từ 37 độ 5 đến 40 độ.

    ==> Xem Thêm : [ Giải thích ] Mổ áp xe hậu môn bao lâu thì lành? Có nhanh không

    Phương pháp chữa bệnh áp xe cạnh hậu môn

    Trước khi tiến hành điều trị áp xe cạnh hậu môn bạn cần được chẩn đoán bệnh. Hiện nay phương pháp chẩn đoán thông thường nhất là kiểm tra trực tràng kỹ thuật số. Kỹ thuật này sẽ giúp đánh giá lâm sàng hay còn gọi là chụp đại tràng số hóa.

    Ngoài ra người bệnh cần tiến hành kiểm tra, xét nghiệm sàng lọc tránh nhầm lẫn với các bệnh như: các bệnh lây qua đường tình dục, viêm túi thừa, viêm ruột, ung thư trực tràng… Trong một số trường hợp hiếm gặp bạn có thể phải tiến hành chụp MRI, chụp CT.

    Sau khi tiến hành kiểm tra tình trạng người bệnh sẽ được tiến hành mổ và hút ổ áp xe. Đa phần bệnh nhân sẽ được ra về sau khi hút mủ nhưng nếu áp xe ở quá sâu sẽ cần nằm viện đến khi áp xe hoàn toàn hết mủ.

    Bạn có thể tiến hành phẫu thuật áp xe cạnh hậu môn bằng phương pháp thông thường hoặc kỹ thuật hiện đại HCPT II

    • Phương pháp thông thường: Hay còn gọi là phương pháp truyền thống, thường áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Sau khi gây tê sẽ hút hết mủ ra ngoài và đưa gạc vào trong để dẫn lưu.
    • Phương pháp HCPT II: Đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay bằng cách sử dụng đầu điện cực để xâm lấn vào các ổ áp xe, thông qua ống kính nội soi để làm sạch dịch mủ. Sau đó, chúng sẽ được làm sạch miệng và khô lại, các vi khuẩn không xâm nhập và hạn chế tái phát.

    Theo các bác sĩ, chuyên gia thì phương pháp chữa áp xe bằng HCPT II mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, an toàn, không đau đớn, hạn chế nguy cơ tái phát, hạn chế biến chứng.

    Xem Thêm : Rò hậu môn là gì? Nguyên nhân, biến chứng và cách chữa hiệu quả

    Phòng ngừa nguy cơ áp xe cạnh hậu môn

    Để hạn chế nguy cơ tái phát cũng như khiến bệnh nặng hơn bạn nên lưu ý:

    • Nên thăm khám càng sớm càng tốt để tránh bệnh lây lan sang các mô lành khác, bệnh trở nên trầm trọng hơn.
    • Nếu thấy có dấu hiệu bất thường: thấy khối mủ ở trực tràng, chảy mủ ở hậu môn, chảy dịch từ đường mổ, sốt, đau… nên tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt.
    • Giảm đau sau khi phẫu thuật bằng cách ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm từ 3 đến 4 lần mỗi ngày và dùng thuốc giảm đau.
    • Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ và luôn luôn để cho vùng hậu môn được khô thoáng
    • Với trẻ nhỏ thì cần lưu ý nên thay bỉm thường xuyên và vệ sinh cho bé đúng cách sạch sẽ…
    • Không nên quan hệ qua hậu môn

    Trên đây là những thông tin về bệnh áp xe cạnh hậu môn, nếu còn những băn khoăn thắc mắc hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh áp xe hậu môn hãy liên hệ các bác sĩ, chuyên gia theo số điện thoại: 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status