[ Tổng hợp ] 6 biểu hiện bệnh rò hậu môn phổ biến hiện nay
Biểu hiện rò hậu môn gần giống với những bệnh ở hậu môn trực tràng khác như trĩ hay áp xe hậu môn. Bạn có thể thấy có các triệu chứng như: đi ngoài ra máu, đau nặng hơn khi thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi, sưng đỏ vùng hậu môn, hậu môn tiết ra dịch… Tuy nhiên, bệnh rò hậu môn cũng có những triệu chứng điển hình khác, bạn có thể tìm hiểu những triệu chứng này qua bài viết dưới đây.
Rò hậu môn là bệnh gì ?
Rò hậu môn là giai đoạn nặng của áp xe hậu môn, một bệnh lý bắt nguồn từ tình trạng nhiễm khuẩn của tuyến bã. Thực chất, rò hậu môn là đường hầm nhỏ phát triển khi tuyến bã bị viêm nhiễm, áp xe. Lâu dần, đường rò này nối thông với da bên ngoài hậu môn và gây khó chịu.
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh rò hậu môn nhưng đối tượng phổ biến là trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi. Căn cứ vào đặc điểm của đường rò mà chia bệnh ra làm các loại khác nhau. Mỗi loại lại có biểu hiện rò hậu môn không giống nhau hoàn toàn.
Các loại rò hậu môn có thể kể đến như:
- Rò hoàn toàn (có 2 đầu nối thông từ trong lòng hậu môn ra ngoài)
- Rò không hoàn toàn (chỉ có 1 lỗ tạo thành phía trong hoặc phía ngoài hậu môn),
- Rò đơn giản (lỗ rò theo đường thẳng, không có hoặc ít ngóc ngách)
- Rò phức tạp (lỗ rò ngoằn ngoèo, nhiều nhánh),
- Rò ngoài cơ thắt (lỗ rò phía trên cơ thắt hậu môn)
- Rò trong cơ thắt (lỗ rò nông phát triển ngay bên dưới da cạnh hậu môn)
- Rò qua cơ thắt (đường rò cắt ngang cơ thắt của hậu môn).
Tình trạng xuất hiện rò hậu môn là do hậu quả của áp xe hậu môn, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, hệ miễn dịch kém hoặc do mắc các bệnh lý như: Lao, Crohn, ung thư hậu môn…
Các biểu hiện rò hậu môn dễ nhận biết nhất
Thường các biểu hiện rò hậu môn thường rõ nét nhất là sau khi những ổ áp xe bị vỡ. Lúc này tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng và việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn. Bạn có thể nhận biết bệnh rò hậu môn ngay từ giai đoạn đầu với những dấu hiệu như sau:
- Xuất hiện các nốt mụn mủ ở vùng hậu môn: Khi bị rò hậu môn người bệnh sẽ thấy có các nốt mụn mủ xuất hiện và mọc xung quanh vùng hậu môn. Vùng da ở xung quanh hậu môn sẽ sưng tấy và có những cơn đau ngắt quãng. Các mụn mủ này để lâu sẽ thấy có màu trắng, vàng nặn ra có mủ vàng, mùi hôi kèm máu. Thời gian sau các nốt lỗ rò bắt đầu xuất hiện và miệng mở to hơn.
- Ngứa ở hậu môn: Khi vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm và sẽ tạo mủ, nếu nặng có thể gây nên bội nhiễm. Người bệnh sẽ thấy có triệu chứng ngứa rát ở hậu môn, bệnh nếu không được chữa trị triệu chứng sẽ nặng hơn: Vùng da bị kích thích, ngứa ngáy muốn gãi không ngừng.
- Đau rát quanh hậu môn: Tình trạng viêm nhiễm sẽ khiến cho hậu môn bị sưng đỏ khiến người bệnh có cảm giác bị đau rát hậu môn. Khi bệnh nặng, mủ bị vỡ tình trạng đau rát có thể thuyên giảm nhưng sau 1 thời gian sẽ tái phát và gây khó chịu quanh khu vực hậu môn.
- Sưng hậu môn: Thời gian đầu người bệnh chỉ thấy có những nốt mụn nhỏ nên hình dáng hậu môn không có sự thay đổi. Tuy nhiên, sau 1 thời gian các nốt mụn này lớn dần sẽ gây nên tình trạng sưng ở hậu môn. Nếu ấn vào những nốt này sẽ thấy đau nhức.
- Chảy dịch, chảy máu ở hậu môn: Khi bị rò hậu môn người bệnh sẽ thấy có các nốt mụn nhỏ ở xung quanh khu vực này, Nếu không may để các nốt này vỡ ra sẽ khiến người bệnh có triệu chứng chảy mủ, chảy máu. Có những trường hợp mủ còn có mùi hôi thối khó chịu.
- Sốt cao, mệt mỏi: Thường những trường hợp các nốt mụn nhỏ thì sẽ không sốt hoặc sốt nhẹ. Tuy nhiên nếu các nốt to, nhiều mủ, sưng viêm nặng người bệnh sẽ thấy có triệu chứng sốt cao, cơ thể mệt mỏi.
Rò hậu môn có nguy hiểm không ?
Khi thấy có những biểu hiện rò hậu môn mà không sớm được khắc phục và điều trị có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.
- Người bệnh sẽ có nguy cơ bị lở loét ở vùng quanh hậu môn khi vùng mủ và chất dịch tiết ra bị nhiễm khuẩn, sưng tấy thậm chí lở loét.
- Có thể sẽ thấy có các lỗ rò ở những bộ phận khác vì bệnh nặng các rõ rò sẽ có điều kiện phát triển thêm về số lượng. Tình trạng nặng có thể ảnh hưởng đến trực tràng, niệu đạo, âm đạo.
- Các triệu chứng rò hậu môn có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy lo lắng, bất an, tự ti với những người xung quanh nhất là khi quan hệ tình dục. Chất lượng cuộc sống cũng vì thế mà bị giảm sút đáng kể.
Do đó khi thấy có triệu chứng áp xe hậu môn như: chảy máu, đau khi đi tiêu, có dịch hôi hoặc máu, đau khi thoát lưu lỗ rò, sốt hoặc ớn lạnh vùng hậu môn thì cần sớm thăm khám và điều trị bệnh.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh rò hậu môn
Khi thấy có những biểu hiện rò hậu môn người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị bệnh. Vì biểu hiện của bệnh rò hậu môn có thể dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh ở hậu môn trực tràng khác. Do đó bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Để chẩn đoán bệnh các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra ở khu vực xung quanh hậu môn để tìm lỗ mở bên ngoài. Nếu tìm được đầu ngoài của lỗ rò bác sĩ sẽ xác định độ sâu và hướng đi của nó.
Nếu trong trường hợp không tìm thấy lỗ rò trên bề mặt da bác sĩ sẽ làm thêm các xét nghiệm: nội soi ống hậu môn, chụp MRI, siêu âm để xác định rõ hơn đường rò. Bạn cũng có thể sẽ phải làm thêm các xét nghiệm máu, chụp X-quang để loại trừ bệnh viêm đại tràng, bệnh Crohn hay không.
Sau khi có kết quả thăm khám các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh bằng các phương pháp dưới đây.
- Mổ cắt đường rò: Thường áp dụng với trường hợp lỗ rò đơn giản, không quá gần hậu môn. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt phần da và cơ bao quanh đường hầm và biến nó thành rãnh mở để hút mủ. Phương pháp này sẽ giúp chữa tổn thương từ trong ra ngoài. Lưu ý trước khi tiến hành cần dùng thuốc xổ để làm rỗng ruột già và cần tiêm thuốc gây mê toàn thân.
- Đặt seton: Phương pháp này thích hợp đối với những ca có đường rò phức tạp, rò trên cơ thắt hoặc rò xuyên cơ thắt cao. Đặt seton giúp dẫn lưu chất lỏng bị nhiễm trùng trước khi phẫu thuật. Quá trình này có thể mất khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn.
Ngoài ra, bạn có thể sẽ được tiến hành phẫu thuật rò hậu môn bằng cách khoét bỏ đường rò rồi khâu lại cơ thắt bị đứt, chuyển vạt niêm mạc để che lỗ trong của đường rò, lấp lỗ rò bằng 1 loại keo đặc biệt.
Tóm lại, các biểu hiện rò hậu môn không quá khó phát hiện nhưng lại dễ gây nhầm lẫn. Cách tốt nhất là bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Nếu sớm phát hiện triệu chứng bệnh rò hậu môn việc chữa trị sẽ rất đơn giản và ít tốn kém.