5 bệnh khi bị đi vệ sinh ra máu đau rát hậu môn và cách chữa

Mục lục chính [Ẩn]

    Đi vệ sinh ra máu đau rát hậu môn hay còn gọi là đi đại tiện ra máu và đau rát hậu môn khiến người bệnh khó chịu, lo lắng, không những thế tình trạng này còn là dấu hiệu cảnh báo một số những căn bệnh ở hậu môn nguy hiểm. Vậy đi ngoài ra máu tươi, đau rát hậu môn là bệnh gì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    Đi vệ sinh ra máu đau rát hậu môn là bệnh gì ?

    Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tình trạng đi vệ sinh máu đau rát hậu môn là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau nhất là những căn bệnh ở hậu môn trực tràng. Tùy từng trường hợp mà người bệnh sẽ thấy kèm theo các triệu chứng khác nhau như: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, chóng mặt, máu chảy thành giọt hoặc lẫn trong phân. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh như:

    1. Ung thư đại trực tràng

    Khi có dấu hiệu đi đại tiện ra máu người bệnh cần hết sức cẩn thận vì đây có thể là triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng. Triệu chứng bệnh ung thư đại trực tràng sẽ có đi ngoài ra máu nhưng khó phát hiện bằng mắt thường. Người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng kèm theo như: bị táo bón kinh niên, đau bụng, đi đại tiện không tự chủ, tiểu rắt, tiểu buốt, chướng bụng, đầy hơi, sút cân…

    2. Bệnh trĩ

    Trĩ vốn là căn bệnh phổ biến, với tỉ lệ người mắc cao nhưng lại không dám thăm khám vì xuất hiện ở khu vực nhạy cảm. Khi mắc bệnh trĩ người bệnh dễ phát hiện hơn vì mỗi lần đi cầu ra máu có thể quan sát bằng mắt thường, máu có màu đỏ tươi, chảy ra sau phân.

    Ngoài ra người bệnh còn thấy có các triệu chứng kèm theo như: búi trĩ bị sa ra ngoài, chảy dịch nhầy ở xung quanh hậu môn, búi trĩ bị ẩm ướt và bị nhiễm trùng, đau rát mỗi lần đi đại tiện…

    3. Bệnh nứt kẽ hậu môn

    Nguyên nhân hàng đầu gây nứt kẽ hậu môn có thể là do bị táo bón lâu ngày, bị tiêu chảy. Khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh sẽ thấy có cảm giác đau rát hậu môn, chảy máu hậu môn mỗi lần đi đại tiện. Tuy nhiên người bệnh sẽ thấy lượng máu chảy ra không nhiều thường sau khi đi cầu.

    Thực chất bệnh nứt kẽ hậu môn không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu để lâu hoặc mạn tính thì có thể sẽ cần phẫu thuật.

    4. Bệnh kiết lỵ

    Kiết lỵ cũng là một trong những căn bệnh phổ biến, rất nhiều người có nguy cơ mắc phải. Khi mắc bệnh kiết lỵ người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như: đi ngoài phân lỏng nếu bệnh nặng thì có thể thành dạng nước, trong phân có chất nhầy, buồn đi đại tiện liên tục nhưng không rặn ra phân hoặc chỉ ra chất nhầy.

    5. Bệnh polyp hậu môn

    Bệnh polyp hậu môn là sự gia tăng kích thước của các khối u trong lòng trực tràng. Các khối u có hình tròn hoặc hình elip do sự tăng sinh không kiểm soát của niêm mạc hậu môn và có khả năng di chuyển trong đường ruột.

    Khi bị bệnh polyp hậu môn ngoài triệu chứng đi vệ sinh ra máu đau rát ở hậu môn người bệnh còn thấy có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, phân có chất nhầy… Khi nội soi sẽ thấy có các khối mềm và trơn, có nhung mao, màu hồng sáng, có cuống.

    Đi vệ sinh ra máu đau rát khi nào cần khám bác sĩ

    Triệu chứng đi vệ sinh ra máu đau rát hậu môn nếu không nhận biết đúng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: thiếu máu, sa nghẹt búi trĩ, hoại tử hậu môn, mệt mỏi, chóng mặt, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Khi bị đi cầu ra máu nếu thấy kèm theo các triệu chứng dưới đây bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa.

    • Triệu chứng đi đại tiện ra máu kéo dài hơn 2 tuần
    • Số lượng máu chảy ra nhiều kể cả sau khi đi đại tiện xong máu vẫn chảy ra ngoài.
    • Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe bị suy giảm
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân
    • Đau bụng âm ỉ hoặc đau dữ dội, sưng bụng
    • Sốt cao
    • Buồn nôn hoặc nôn
    • Có thể sờ thấy có cục khối nổi lên ở trong bụng
    • Hình dạng phân, kết cấu phân có sự thay đổi bất thường
    • Bị đi đại tiện không kiểm soát.

    Đi ngoài ra máu kèm đại tiện ra máu là triệu chứng bất thường, chính vì vậy người bệnh cần sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa khi thấy những triệu chứng bất thường kèm theo. Tuy nhiên, mỗi nguyên nhân, mỗi bệnh nhân lại có những triệu chứng khác nhau nên người bệnh cần hết sức cảnh giác và nên thăm khám càng sớm càng tốt.

    Chẩn đoán và điều trị đi vệ sinh ra máu đau rát hậu môn

    Đi vệ sinh ra máu đau rát ở một số trường hợp có thể quan sát bằng mắt thường nhưng trước khi có triệu chứng này bệnh đã có thời gian ủ bệnh nhưng người bệnh thường không phát hiện được hoặc bỏ qua triệu chứng nhất là với bệnh ung thư đại trực tràng.

    Do đó, để tìm ra nguyên nhân bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm phân để tìm ra máu ẩn trong đó. Đây là một xét nghiệm cần thiết và quan trọng để sàng lọc ung thư trực tràng. Để có kết quả chính xác trước khi xét nghiệm người bệnh cần tránh sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin C, củ cải, cá trích, chuối…

    Nếu nghi ngờ có triệu chứng bất thường các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định làm các xét nghiệm khác kèm theo như: nội soi, chụp khung đại tràng, siêu âm, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp…

    Sau khi có kết quả thăm khám và có kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với nguyên nhân bị đại tiện ra máu kèm đau rát hậu môn.

    Nếu là bệnh ung thư đại tràng sẽ cần tiến hành dùng thuốc hoặc phẫu thuật, xạ trị, hóa trị để tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư.

    Nếu do bệnh trĩ thì tùy vào tình trạng của người bệnh, bệnh trĩ nhẹ sẽ áp dụng các phương pháp nội khoa, bệnh trĩ nặng có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật.

    Với bệnh nứt kẽ hậu môn bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi để giảm triệu chứng đi vệ sinh ra máu đau rát. Nếu vết nứt quá to thì có thể sẽ cần tiến hành can thiệp ngoại khoa.

    Đi cầu ra máu kèm đau rát hậu môn do bệnh polyp hậu môn sẽ cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ các khối polyp.

    Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý để hạn chế đi ngoài ra máu bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, chế độ sinh hoạt lành mạnh, tăng cường vận động thể dục, thể thao, hạn chế ngồi lâu một chỗ, không nên nhịn đi đại tiện, uống nhiều nước, không dùng chất kích thích, giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng…

    Một số thông tin về tình trạng đi vệ sinh ra máu đau rát hậu môn trên đây hy vọng sẽ giúp người đọc hiểu đúng về tình trạng này. Nếu còn những thắc mắc hoặc các triệu chứng khó chịu khó chịu khác ở hậu môn hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status