{ Tổng hợp } 4 cách chữa bệnh trĩ độ 2 nhanh chóng và an toàn nhất
Chữa bệnh trĩ độ 2 rất cần thiết và quan trọng khi người bệnh không chữa hiệu quả ở giai đoạn 1, bệnh vẫn đang trên đà phát triển và có nguy cơ chuyển sang giai đoạn 3. Thế nhưng, đa số những bệnh nhân mắc trĩ độ 2 lại không biết các phương pháp chữa trĩ độ 2 hiệu quả.
Trĩ độ 2 là như thế nào?
Trĩ độ 2 được xem là một trong những giai đoạn nặng của bệnh trĩ mà người bệnh chủ quan trong việc điều trị ngay từ giai đoạn đầu.
Nguyên nhân gây trĩ độ 2 thường là ở những người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, không chữa bệnh ngay từ đầu, ngại ngùng khi đi khám bệnh, phụ nữ mang thai, ngồi nhiều không vận động thường xuyên, ăn ít rau xanh…
Khi mắc trĩ giai đoạn 2 các triệu chứng của bệnh đã rõ rệt hơn, không mờ nhạt và dễ nhầm lẫn như với bệnh trĩ độ 1. Ở cấp độ này của bệnh, bạn sẽ thấy có các triệu chứng của bệnh trở nên rõ rệt hơn.
Triệu chứng bệnh trĩ ở giai đoạn 2 thường gặp là: đau nhức ở vùng hậu môn, búi trĩ to hơn và có dấu hiệu sa ra ngoài nhưng vẫn có thể tự co vào, chảy máu nhiều hơn sau mỗi lần đi đại tiện, hậu môn chảy dịch ẩm ướt gây ngứa và sưng phồng.
Bệnh trĩ độ 2 cần được chữa trị hiệu quả và nhanh chóng vì bệnh có thể sẽ chuyển những triệu chứng nặng hơn, chuyển sang giai đọan 3 và giai đoạn 4. Không những thế, bệnh trĩ độ 2 còn khiến người bệnh có nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa, rối loạn chức năng hậu môn, thiếu máu, mắc các bệnh về da…
Cách chữa bệnh trĩ độ 2 đơn giản và hiệu quả
Theo PGS. TS Trịnh Tùng – Nguyên Phó giám đốc Phụ trách chuyên môn Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng: bệnh nhân mắc bệnh trĩ độ 2 không nên quá lo lắng, vì giai đoạn này vẫn còn nhẹ và có thể điều trị được nếu thăm khám và điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Sau khi thăm khám các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân khi mắc trĩ giai đoạn 2, thủ thuật mà chưa cần can thiệp phẫu thuật mà chỉ cần điều trị nội khoa và thay đổi thói quen sinh hoạt.
1. Chữa bệnh trĩ độ 2 bằng thuốc Tây y nhanh chóng
Việc sử dụng thuốc Tây y để chữa trị trĩ độ 2 phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về nhà uống hoặc thay đổi liều dùng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc chữa trĩ, bạn có thể tham khảo một số loại dưới đây.
Thuốc uống: Đây là những loại thuốc có tác dụng giúp làm bền thành mạch, điều trị giãn tĩnh mạch, giảm đau, chống viêm, chống phù nề, giúp nhuận tràng: Hydrocortisone, kẽm oxit,…
Thuốc đặt hậu môn: là cách sử dụng thuốc đặt vào bên trong hậu môn giúp tác động lên tĩnh mạch hậu môn làm giảm thiểu tình trạng co thắt, giảm được những cơn đau hiệu quả nhất. Có thể dùng các loại thuốc đặt như: Proctolog, Safinar, Ginkor Fort, Pommade…
Thuốc bôi trĩ: Chứa thành phần chống viêm tại chỗ, tạo ra hàng rào vật lý để ngăn cản các kích ứng vùng tràng – hậu môn, chống nhiễm khuẩn vết thương, làm giảm kích thước của búi trĩ tại chỗ.
Xem Thêm : Lựa chọn phương pháp điều trị trĩ triệt để theo từng giai đoạn
2. Chữa bệnh trĩ nội độ 2 bằng phương pháp dân gian
Trong dân gian hiện nay vẫn lưu truyền rất nhiều các bài thuốc dân gian, được làm từ các nguyên liệu tự nhiên. Đây đều là những loại nguyên liệu được đánh giá là an toàn, chi phí thấp hơn nữa lại hiệu quả. Chữa bệnh trĩ nội độ 2 bằng phương pháp dân gian rất phù hợp với những trường hợp bị mắc trĩ nhẹ và không gây tác dụng phụ.
Chữa bệnh trĩ nội bằng rau mồng tơi :
Rau mồng tơi là một trong những loại rau có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội. Cách chữa trị vô cùng đơn giản bạn chỉ cần nấu canh rau với tôm hoặc với thịt hoặc dùng lá rau mồng tơi giã nhỏ với ¼ thìa muối tinh rồi đắp trực tiếp vào búi trĩ và hậu môn khoảng 30 phút. Nên thực hiện ngày khoảng 2 lần.
Chữa trĩ bằng nghệ tươi :
Thành phần trong nghệ tươi có chứa chất Curcumin giúp kháng khuẩn rất tốt, chống ô xi hóa, giúp làn da thêm mịn màng, chống sưng tấy. Bạn có thể sử dụng nghệ tươi hoặc nghệ tinh chế để chữa trị bệnh trĩ bằng cách: rửa sạch và gọt nghệ thành từng lát mỏng rồi dùng miếng vải sạch giã dập vắt lấy nước nghệ. Cách này sẽ giúp giảm cảm giác ngứa ở vùng hậu môn, giảm đau búi trĩ.
Điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không :
Lá trầu không có tính nóng nhưng lại giúp làm mềm thành mạch ở hậu môn, kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh trĩ qua tính kháng sinh bay hơi.
Cách thực hiện: Dùng 20 – 25 lá trầu không, 20g hạt gấc, 2 quả cau (bổ làm 4), 5 quả bồ kết, 1 thìa muối tinh đem rửa sạch rồi đun sôi khoảng 15 phút. Dùng nước nóng xông hơi hậu môn, khi nước nguội ngâm khoảng 30 phút rồi rửa hậu môn
3. Chữa bệnh trĩ nội độ 2 bằng công nghệ hiện đại
Ngoài 2 phương pháp nội khoa trên, người bệnh có thể chữa trị nội bằng công nghệ hiện đại bằng cách can thiệp ngoại khoa. Trước khi áp dụng phương pháp này bạn cần thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán tình hình bệnh. Hiện nay để chữa trĩ độ 2 bằng ngoại khoa có các phương pháp sau:
Thắt búi trĩ:
Đây là cách thắt búi trĩ bằng cách cắt đứt mọi lưu thông của mạch máu nuôi búi trĩ bằng dải cao su nhỏ, sau 1 thời gian búi trĩ sẽ rơi ra ngoài. Nhược điểm của phương pháp này là khi búi trĩ rụng xuống sẽ gây nên tình trạng đau, chảy máu, khó chịu…
Tiêm búi trĩ:
Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc và tiêm trực tiếp vào búi trĩ và khiến búi trĩ bị teo lại. Thực hiện phương pháp này đòi hỏi phải có bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao và phải xác định đúng vị trí tiêm. Hơn nữa, phương pháp này gây đau hoặc khó chịu khi tiêm
Đốt búi trĩ bằng laser:
Nếu trong trường hợp người bệnh điều trị bệnh trĩ độ 2 không hiệu quả bằng các phương pháp trên, có nguy cơ bị nặng hơn thì cần áp dụng phương pháp đốt laser. Với phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng ánh sáng hồng ngoại hoặc laser để đốt nhằm loại bỏ búi trĩ, dần dần búi trĩ sẽ tự rụng xuống.
Xem Thêm : Kiểm tra bệnh trĩ bằng cách nào đơn giản, chính xác? [ Đảm bảo ]
4. Cách chữa bệnh trĩ độ 2 tại nhà
Vì trĩ độ 2 vẫn còn ở giai đoạn nhẹ, chính vì thế bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên áp dụng cách chữa bệnh trĩ độ 2 tại nhà. Đây là cách hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ. Bạn nên:
Uống đủ nước mỗi ngày: Bạn có thể bổ sung 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc bạn có thể sử dụng các loại nước ép trái cây, trà thảo dược, hạn chế sử dụng các loại nước uống caffeine, chất kích thích…
Nên bổ sung chất xơ: mỗi ngày nên dùng khoảng 25g chất xơ, nếu lượng chất xơ không đủ sẽ khiến cho hệ tiêu hóa làm việc không hiệu quả, đại tiện khó khăn đồng thời trĩ có nguy cơ bùng phát.
Tập thể dục hàng ngày: Việc tập thể dục đều đặn sẽ khiến cho hệ thống tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Người bệnh không nên đứng hoặc ngồi lâu 1 chỗ mà thay vào đó hãy đứng lên hoặc thay đổi tư thế 1 tiếng 1 lần.
Tập đi vệ sinh đúng giờ: Mỗi khi có nhu cầu đi đại tiện, bạn hãy cố gắng đi. Nếu cơ thể không có dấu hiệu muốn đi đại tiện thì đứng dậy đi khỏi nhà vệ sinh sau đó thử lại. Tuy nhiên không nên ngồi quá lâu hoặc cố gắng rặn vì sẽ làm tổn thương đến hậu môn.
Các phương pháp chữa bệnh trĩ độ 2 trên đây, hy vọng sẽ giúp ích được người bệnh thoát khỏi căn bệnh trĩ đồng thời phòng ngừa được bệnh hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý làm theo chỉ định của bác sĩ và không nên tự ý thay đổi phác đồ điều trị. Nếu còn những thắc mắc hãy hỏi ý kiến các bác sĩ theo số điện thoại: 0243.9656.999