[ Tổng hợp ] 10 triệu chứng của bệnh trĩ nội thường gặp nhất hiện nay
Triệu chứng của bệnh trĩ nội thường khó phát hiện vì các búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Tuy nhiên nếu nhận biết được các dấu hiệu trĩ nội sớm sẽ giúp bạn thăm khám sớm và có hướng điều trị hiệu quả, hạn chế nguy cơ biến chứng. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh trĩ giúp bạn nhận biết sớm.
Bệnh trĩ nội : Những thông tin cần biết
Bệnh trĩ nội hay còn gọi là bệnh lòi dom xuất hiện là do gia tăng tĩnh mạch vùng hậu môn. Khi bị bệnh trĩ tùy thuộc vào vị trí xuất hiện búi trĩ mà chia thành các loại bệnh trĩ khác nhau trong đó phổ biến nhất là trĩ nội và trĩ ngoại. Triệu chứng bệnh trĩ nội khó nhận biết hơn trĩ ngoại do nằm trong ống hậu môn. Bệnh trĩ ngoại búi trĩ nằm ngoài ống hậu môn.
Đa số những bệnh nhân mắc trĩ nội khi đi thăm khám thường ở giai đoạn nặng. Các búi trĩ đã có nguy cơ gây nên biến chứng đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt.
Hiện nay vẫn chưa xác định chính xác các nguyên nhân gây bệnh trĩ nội. Tuy nhiên có thể nhận biết những yếu tố thuận lợi gây nên căn bệnh này như:
- Do bị táo bón, tiêu chảy mãn tính
- Đứng hoặc ngồi lâu 1 tư thế nhất là những người làm nghề lái xe, văn phòng
- Người thường bị béo phì, thừa cân, tăng cân liên tục
- Những người thường xuyên bị căng thẳng, căng thẳng liên tục trong thời gian dài
- Có thói quen quan hệ qua đường hậu môn
- Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh con
- Người già chức năng hậu môn bị suy giảm
- Thường xuyên ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích, ít ăn rau xanh trái cây
Tất cả những yếu tố này là điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ xuất hiện và các búi trĩ phồng to lên.
Triệu chứng của bệnh trĩ nội qua các giai đoạn
Căn cứ vào tình trạng sa búi trĩ, bệnh trĩ nội còn chia thành các giai đoạn bệnh khác nhau. Mỗi giai đoạn triệu chứng của bệnh trĩ nội lại khác nhau. Bạn cũng có thể nhận biết giai đoạn bệnh mình mắc phải thông qua những dấu hiệu này.
- Giai đoạn 1: Lúc này triệu chứng bệnh vẫn ở giai đoạn đầu nên chưa biểu hiện cụ thể. Người bệnh chỉ thấy khó đi đại tiện, ngứa rát, khó chịu ở hậu môn, có máu chảy sau khi đi đại tiện nhưng chưa nhiều chỉ dính 1 chút trên giấy vệ sinh.
- Giai đoạn 2: Các triệu chứng bệnh rõ ràng hơn, máu chảy nhiều hơn, búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn. Người bệnh sẽ thấy búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng sau khi đại tiện xong búi trĩ sẽ tự co lên.
- Giai đoạn 3: Búi trĩ thò ra ngoài nhiều hơn, cho dù người bệnh không đi đại tiện búi trĩ vẫn thò ra ngoài. Tuy nhiên, búi trĩ không tự co lên được mà phải dùng tay đẩy vào. Lượng máu chảy ra lúc này cũng nhiều hơn.
- Giai đoạn 4: Kích thước búi trĩ đã to lên đáng kể và không thể đẩy búi trĩ vào trong. Không những thế người bệnh còn thấy có các triệu chứng như đau đớn, chảy máu, đứng ngồi không yên.
Cho dù người bệnh bị bất cứ giai đoạn nào của bệnh trĩ cũng đều cảm thấy khó chịu. Càng ở giai đoạn nặng thì các triệu chứng các rõ nét hơn, tuy nhiên nguy cơ biến chứng cũng cao hơn. Chính vì vậy, cách tốt nhất là ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh trĩ bạn cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
Triệu chứng của bệnh trĩ nội thường gặp nhất
Không giống như bệnh trĩ ngoại, các búi trĩ thường nằm ở ngoài hậu môn có các dây thần kinh cảm giác gây khó chịu đau nhức. Khi mắc bệnh trĩ nội, các búi trĩ nằm ở trong ống hậu môn nên dấu hiệu không rõ nét. Ngoài việc dựa vào các triệu chứng bệnh, bạn cũng có thể dựa vào các triệu chứng của bệnh trĩ nội thường gặp nhất dưới đây.
1. Chảy máu ở hậu môn
Khi bị bệnh trĩ nội, các búi trĩ ở bên trong ống hậu môn, mỗi lần người bệnh đi đại tiện phân cứng gây nên tình trạng cọ xát và dẫn đến chảy máu. Tình trạng chảy máu có thể xuất hiện ở trên giấy vệ sinh hoặc lẫn ở trong phân. Có thể mỗi lần chảy máu người bệnh sẽ không thấy đau, tuy nhiên nếu máu chảy quá nhiều bạn nên thăm khám các bác sĩ.
2. Táo bón hoặc đi đại tiện không hết
Nguyên nhân là do các búi trĩ làm cản trở quá trình đi đại tiện, đào thải phân ra bên ngoài. Do đó người bệnh sẽ thấy khó đi đại tiện, đi đại tiện không hết, vướng víu khi đi đại tiện. Lúc này người bệnh sẽ phải rặn mạnh, nhưng càng rặn mạnh búi trĩ càng lòi ra ngoài dẫn đến tình trạng đau nhức.
3. Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn
Khi bị bệnh trĩ nội bạn sẽ thấy có triệu chứng xuất hiện 1 cục thịt ở ngoài hậu môn. Nếu bệnh trĩ búi trĩ có thể tự co vào nhưng nếu bệnh nặng thì không thể tự co vào mà phải lấy tay đẩy vào. Thậm chí một số trường hợp trĩ nội độ 4 dùng tay cũng không thể đẩy vào.
4. Sưng đau ở hậu môn
Bệnh trĩ nội khi mới mắc ở giai đoạn đầu thường không thấy sưng đau hậu môn nhưng nếu ở giai đoạn nặng tình trạng sưng đau diễn ra thường xuyên. Nguyên nhân là do cố rặn phân ra ngoài, cọ sát vào búi trĩ gây viêm nhiễm. Nhiều trường hợp cố rặn còn gây nứt kẽ hậu môn khiến hậu môn sưng đau hơn.
5. Xuất hiện các vết bẩn ở đáy quần
Khi bị bệnh trĩ bạn sẽ thấy có hiện tượng hậu môn bị chảy dịch nhất là khi búi trĩ sa ra ngoài. Tình trạng xuất hiện vết bẩn ở đáy quần có thể còn do máu, hậu môn bị tổn thương, búi trĩ lòi ra ngoài người bệnh không thể vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra búi trĩ xuất hiện tại hậu môn thì cơ hậu môn khó có thể đóng lại từ đó dẫn đến dò rỉ các chất dịch từ trong hậu môn.
==> Xem Thêm : Thắt búi trĩ là gì ? Nguyên nhân & cách chứa tốt nhất hiện nay
Khi phát hiện triệu chứng của bệnh trĩ nội nên làm gì?
Các triệu chứng của bệnh trĩ nội dù nặng hay nhẹ cũng đều gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Không những thế, bệnh còn có thể gây nên những biến chứng như: sa nghẹt búi trĩ, viêm nhiễm hậu môn, hoại tử, thiếu máu, nhiễm trùng máu, áp xe hậu môn, ung thư trực tràng… Vậy Khi phát hiện triệu chứng của bệnh trĩ nội nên làm gì?
1. Thăm khám các bác sĩ chuyên khoa
Sau khi có dấu hiệu bệnh trĩ nội bạn nên đi thăm khám các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Thông qua những triệu chứng cũng những xét nghiệm chuyên sâu các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh. Tùy từng giai đoạn của bệnh trĩ nội mà sẽ có phương án điều trị khác nhau.
Nếu trường hợp bệnh nhẹ bạn sẽ được chỉ định dùng các phương pháp nội khoa như thuốc uống, thuốc đặt hoặc thuốc bôi. Nếu trường hợp bệnh nặng việc sử dụng thuốc không có nhiều tác dụng sẽ cần tiến hành can thiệp ngoại khoa, làm phẫu thuật.
Khi điều trị bệnh trĩ nội người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Bạn không nên tự ý thay đổi liều dùng hoặc các phương pháp điều trị của bác sĩ
Người bệnh lưu ý, bệnh trĩ rất hay tái phát, nguy cơ biến chứng rất cao bên cần phải có bác sĩ có chuyên môn vững vàng cũng như máy móc kỹ thuật cao để điều trị. Vì vậy khi có biểu hiện bệnh trĩ nội hãy đến các cơ sở y tế thật sự uy tín để được tiến hành các biện pháp phù hợp.
2. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Bên cạnh việc điều trị bệnh trĩ thì thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng giúp khắc phục biểu hiện của bệnh trĩ nội hiệu quả. Người bệnh cần lưu ý thay đổi thói quen ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh bằng cách:
- Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu 1 tư thế sẽ làm gia tăng áp lực vùng hậu môn
- Nên tập thói quen đi đại tiện vào 1 khung giờ nhất định, không nên nhịn đi đại tiện, hoặc ngồi lâu khi đi đại tiện
- Giữ cho tinh thần thoải mái, không nên quá căng thẳng mệt mỏi sẽ khiến các biểu hiện bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để giúp làm mềm phân, hạn chế nguy cơ bị táo bón.
- Nên ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi mỗi ngày để giúp tiêu hóa được dễ dàng. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, chất kích thích, rượu bia…
- Có thể ăn thêm các loại ngũ cốc, hạn chế đồ ngọt và tinh bột.
==> Xem Thêm : [ Bật Mí ] Phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại : hiệu quả - không gây đau đớn
Triệu chứng của bệnh trĩ nội ở mỗi người khác nhau, nhất là phụ nữ mang thai và mới sinh con. Bệnh trĩ có thể chữa trị hiệu quả nếu phát hiện sớm, do đó nếu nghi ngờ mắc trĩ bạn hãy tư vấn bác sĩ để xác định chắc chắn mình có bị bệnh trĩ hay không.