[ Tổng hợp ] 10 cách giảm đau búi trĩ an toàn và hiệu quả năm 2020

Mục lục chính [Ẩn]

    Giảm đau búi trĩ có rất nhiều cách trong đó có những cách mà bạn có thể áp dụng đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà. Nếu trong trường hợp bạn bị đau búi trĩ nhẹ và chưa sắp xếp được thời gian đi khám thì vẫn có thể áp dụng những cách này. Ngoài ra, nếu bạn bị trĩ nặng cũng có thể tham khảo bác sĩ để giảm sưng đau búi trĩ tạm thời.

    10 cách giảm đau búi trĩ đơn giản, hiệu quả

    Bệnh trĩ dân gian còn thường gọi là bệnh lòi dom. Đây là một trong những căn bệnh phổ biến với tỉ lệ mắc cao. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mắc bệnh trĩ có thể kể đến như: ít vận động, thường xuyên ăn nhiều đồ ăn có nhiều chất dầu mỡ, táo bón, thường xuyên nhịn đi đại tiện… khiến vùng hậu môn bị gia tăng áp lực gây nên triệu chứng đau nhức.

    Để giảm đau búi trĩ không quá phức tạp, tuy nhiên những cách giảm đau trĩ này thường chỉ có hiệu quả tức thời. Chính vì thế, bạn hãy thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn đồng thời có những biện pháp chữa trị bệnh trĩ hiệu quả, dứt điểm.

    1. Dùng thuốc giảm đau búi trĩ

    Đây cũng là cách được các chuyên gia y tế chỉ định sử dụng để giúp giảm thiểu những cơn đau do bệnh trĩ gây nên. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được chỉ định sử dụng, không nên tự ý sử dụng tránh gây nên những tác dụng không mong muốn.

    Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng sưng đau do bệnh trĩ gây nên như:

    • Kem Preparation H: có tác dụng làm co mạch máu, búi trĩ teo lại và bớt đau
    • Trimebutin (Proctolog): tác dụng chống lại co thắt cơ vòng của hậu môn, giảm áp lực chèn ép các tổn thương khiến cơn đau nhanh chóng qua đi.
    • Dibucain: giúp ngăn chặn đầu mút các dây thần kinh cảm giác đau nhức ở hậu môn. Điều này sẽ chặn không phát tín hiệu ở hệ thần kinh trung ương và giúp bạn giảm đau.
    • Thuốc giảm đau đường uống như: Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin
    • Thuốc kháng viêm: thường có tác dụng gián tiếp sau khi chỉ sử dụng khoảng 3 tiếng để giảm viêm, sưng búi trĩ.
    • Thuốc làm mềm phân: giảm tình trạng táo bón, căng tức khi phân đi qua hậu môn, ngăn tình trạng đau trĩ khi đi đại tiện.

    Các loại thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời, không thay thế thuốc điều trị và chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh trĩ nhẹ. Do đó hãy tư vấn các bác sĩ để có loại thuốc chữa trị phù hợp.

    2. Cách làm giảm sưng đau búi trĩ bằng rau diếp cá

    Rau diếp cá có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, hơn nữa lại dễ tìm kiếm và chi phí rẻ. Diếp cá được dùng trong nhiều lĩnh vực từ thực phẩm đến dược liệu. Thành phần trong rau diếp cá chứa các thành phần tốt cho người mắc bệnh Methylnonylketon, Decanoyl acetaldehyd, Myrcen, Acrolein, Sterol, Quercetin, Isoquercitrin,…

    Bạn có thể dùng rau diếp cá để chữa bệnh trĩ bằng cách: rửa sạch rau diếp cá để ráo nước và xay sinh tố và uống trực tiếp. Hoặc bạn cũng có thể dùng rau diếp cá để xông hậu môn bằng cách cho vào nồi đun với nước rồi xông hậu môn đến khi nước nguội rồi rửa hậu môn và thấm bằng khăn sạch.

    3. Cách chữa đau trĩ bằng lá trầu không

    Lá trầu không cũng có thể giúp chữa trị và làm giảm đau búi trĩ bằng cách đơn giản vì đây là loại nguyên liệu dễ tìm và có thể mua ở bất cứ đâu. Đặc biệt lá trầu không có chứa nhiều thành phần tốt cho người bị bệnh trĩ như: 2,4% tinh dầu betel phenol giúp cầm máu, sát khuẩn và búi trĩ co lại.

    Để dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ bạn có thể rửa sạch hậu môn bằng nước ấm rồi đun nước với lá trầu không để xông đến khi nước ấm thì đem rửa hậu môn. Các tinh chất từ trầu không sẽ thấm và co búi trĩ hiệu quả. Cách này cũng giúp làm lưu thông mạch máu, giảm ngứa và đau rát.

    4. Cách giảm sưng búi trĩ bằng cây lá bỏng

    Lá bỏng từ xa xưa đã được sử dụng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau. Thành phần trong lá bỏng giúp giảm đau, kháng viêm, tiêu thũng hiệu quả.

    Bạn có thể dùng lá bỏng để làm giảm đau búi trĩ bằng cách rửa sạch, ngâm lá bỏng vào nước muối, mỗi lần ăn 4 lá vào buổi sáng và buổi tối. Bạn cũng có thể giã 2 lá bỏng đắp vào hậu môn trước khi đi ngủ, để qua đêm đến sáng hôm sau rồi rửa sạch lại với nước.

    5. Cách giảm ngứa búi trĩ bằng nước muối pha loãng

    Nước muối có tác dụng giúp sát khuẩn hiệu quả do đó bạn có thể dùng loại gia vị này để giảm đau và ngứa búi trĩ. Tuy nhiên khi dùng muối để ngâm hậu môn bạn không nên pha quá đặc có thể sẽ khiến vùng da hở bị xót và nhiễm trùng.

    Để thực hiện bạn hãy pha 1 thay nước muối nhạt trong một chậu nước ấm và ngâm ngập mông ở trong đó khoảng 15 phút mỗi ngày. Áp dụng cách này thường xuyên sẽ giúp giảm bớt cơn đau nhanh chóng.

    6. Cách giảm đau trĩ tức thời bằng cách dùng đá lạnh

    Dùng đá lạnh chườm hậu môn là cách giúp làm giảm và co búi trĩ hiệu quả, nhanh chóng. Khi bạn sử dụng đá lạnh, tình trạng sưng nóng của búi trĩ sẽ được khắc phục ngay tức khắc đồng thời giúp làm co mạch ở hậu môn.

    Khi bạn chườm đá các mạch máu ở hậu môn sẽ bị co lại để làm giảm hiện tượng sưng huyết cũng như giảm triệu chứng đau nhức. Bạn có thể chườm đá lạnh qua một miếng vải bọc hoặc khăn xô và chườm trực tiếp lên hậu môn từ 15 đến 20 phút mỗi ngày.

    7. Cách giảm đau trĩ nhanh chóng bằng tắm bồn

    Tắm bồn hay còn gọi là tắm ngồi cũng là cách giúp làm giảm đau búi trĩ hiệu quả và nhanh chóng. Bạn có thể tìm thấy những chiếc chậu để ngồi tắm bồn ở những cửa hàng gia dụng hoặc cửa hàng thiết bị y tế.

    Bạn hãy đổ nước ấm vào bồn sao cho nước ngập đến mông rồi ngồi đặt hậu môn ngâm khoảng từ 10 đến 20 phút, mỗi ngày nên thực hiện từ 2 đến 3 lần và sau mỗi lần đi đại tiện hậu môn được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó nhẹ nhàng lau khô hậu môn bằng khăn mềm hoặc dùng máy sấy tóc để sấy khô vùng hậu môn.

    8. Cách giảm đau hậu môn khi đi ngoài là dùng vòi xịt thay thế giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện

    Thay vì vùng giấy vệ sinh đặc biệt là những loại giấy vệ sinh khô cứng và có mùi hương liệu bạn hãy sử dụng vòi xịt để vệ sinh sau mỗi lần đi đại tiện. Giấy vệ sinh có thể gây đau rát, khó chịu vùng hậu môn đang có búi trĩ, khi sử dụng vòi xịt nước lạnh sẽ làm co thắt mạch máu và làm giảm giúp giảm ngay cơn đau.

    Sau khi dùng vòi xịt bạn có thể dùng khăn mềm để thấm nước khô ở hậu môn không nên cọ xát hoặc trà mạnh sẽ làm tổn thương hậu môn.

    9. Cách giảm đau búi trĩ bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh

    Đây là cách giúp giảm đau trĩ hiệu quả từ bên trong, khắc phục nguyên nhân gây bệnh trĩ hiệu quả. Bạn có thể bớt đau trĩ hơn bằng các biện pháp an toàn như:

    • Uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm chứa xơ như: rau, trái cây, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.
    • Hạn chế đồ ăn mặn và nhiều gia vị và tránh xa các chất kích thích, bia rượu.
    • Vận động nhẹ nhàng 5 phút mỗi giờ để giảm áp lực lên trực tràng nhất là khi bạn làm những công việc phải ngồi 1 chỗ thường xuyên.
    • Tránh căng thẳng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

    Ngoài ra bạn cũng nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, tránh nhịn đi đại tiện thường xuyên.

    10. Giảm đau trĩ nhanh bằng cách thăm khám các bác sĩ

    Các triệu chứng của bệnh trĩ có thể được thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian áp dụng mà không thấy hiệu quả bạn có thể tư vấn các bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp hơn.

    Bạn hãy tư vấn các bác sĩ khi các búi trĩ gây đau nhức sau nhiều ngày, chảy máu, chảy dịch, mệt mỏi ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Nếu có thể bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật.

    Trên đây là 10 cách giảm đau búi trĩ  mà bạn có thể tham khảo để giúp cải thiện tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, bài viết trên đây cung cấp thông tin liên quan đến bệnh trĩ nhưng không thay thế tư vấn y tế từ chuyên khoa. Vì vậy, tốt hơn bạn hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status