{ Tổng hợp } 9 nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida phổ biến

Mục lục chính [Ẩn]

    Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida đến từ nhiều nguồn khác nhau, có những trường hợp bị nhiễm nấm Candida chỉ là do căng thẳng quá mức dẫn đến mất cân bằng độ PH tự nhiên, nhưng cũng có những trường hợp là do ảnh hưởng của các bệnh lý. Chị em nên nắm rõ nguyên nhân gây nhiễm nấm men để có cách phòng ngừa kịp thời.

    Nhiễm nấm Candida là gì?

    Candida là loại nấm men tự nhiên và khá phổ biến. Loại nấm này thường được thấy ở trên da, trong ruột, miệng, vùng kín… Hiện, các nhà khoa học đã phát hiện được 150 chủng Candida khác nhau và có khoảng 20 chủng trong số này gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Bản chất nấm Candida là loại nấm vô hại khi ở trong hệ sinh vật đường ruột, tuy nhiên nếu có cơ hội, bất kỳ nguyên nhân nào thì chúng cũng có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát xâm nhập vào máu và gây viêm nhiễm đến các bộ phận trong cơ thể. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, kéo theo nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm.

    Nhiễm nấm Candida có các triệu chứng như: nấm miệng, vấn đề về tiêu hóa, các vấn đề về da, đau khớp, nhiễm trùng âm đạo, thiếu hụt chất dinh dưỡng.

    Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida

    Bình thường nấm Candida ở trong cơ thể người nhưng bạn không thấy được bằng mắt thường. Hơn nữa nhiều người thắc mắc nấm Candida có tự khỏi được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa thì không có hệ thống cơ thể nào có thể miễn trừ khỏi sự phát triển quá mức của nấm Candida và những ảnh hưởng của nó, vì thế cần tìm ra nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida để có biện pháp điều trị.

    1. Do sử dụng kháng sinh

    Thuốc kháng sinh sẽ làm tiêu diệt vi khuẩn, cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn không cơ lợi. Khi hệ thống phòng thủ bị tiêu diệt sẽ khiến cho các mầm bệnh tự biến trong cơ thể có cơ hội để phát triển.

    Chính vì thế việc làm dụng kháng sinh sẽ góp phần giúp các vi khuẩn có hại có khả năng miễn dịch với kháng sinh.

    2. Sử dụng Corticosteroid

    Corticosteroid thường được sử dụng để giúp làm giảm viêm nhiễm, ức chế hệ thống miễn dịch và thường được chỉ định sử dụng cho các bệnh tự miễn. Việc làm giả hoạt động tự miễn tự nhiên của Corticosteroid sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và nảy nở.

    Không những thế, khi sử dụng các loại thuốc này kéo dài sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như: loãng xương, các bệnh về đường tiêu hóa và làm kìm hãm sự phát triển bình thường.

    3. Sử dụng thuốc ức chế bơm Proton

    Loại thuốc này thường được chỉ định dùng trong các trường hợp khó tiêu, trào ngược axit và loét dạ dày. Tuy nhiên chính điều này lại khiến nấm Candida phát triển quá mức bình thường nhất là ở thực quản.

    Đây cũng là nhóm thuốc ảnh hưởng đến ruột, khiến cho hệ vi sinh ở ruột bị mất cân bằng và khiến cho nấm candida có điều kiện phát triển.

    Xem Thêm : Nấm Candida có chữa được không? và chữa bằng cách nào hiệu quả?

    4. Ăn nhiều đường

    Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida thường gặp chính là do thói quen ăn nhiều đường hàng ngày. Việc sử dụng nhiều đường dẫn đến các bệnh mãn tính: tiểu đường, gan, béo phì… Chính lượng đường quá cao làm giảm khả năng phòng vệ của cơ thể, nấm men phát triển thậm chí nó còn cảm biến đường DNA của nó.

    5. Căng thẳng, mệt mỏi

    Những người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến chuyển hóa đường tốt hơn. Không những thế, căng thẳng sẽ kéo theo chứng mất ngủ và nhiều người cho rằng ăn thực phẩm nhiều đường là cách có nguồn năng lượng tốt.

    Căng thẳng, mệt mỏi cũng làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến cho khả năng tự miễn dịch bị suy yếu và khiến nấm candida tấn công.

    6. Sử dụng đồ ăn nhiều thủy ngân

    Thủy ngân nặng thường xuất hiện ở nguồn nước bị ô nhiễm, không khí, cá hoặc thủy hải sản. Khi sử dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều thủy ngân sẽ làm thúc đẩy nấm Candida phát triển.

    7. Florua và clo

    Florua và clo thường được dùng để làm sạch nguồn nước, tiêu diệt vi khuẩn trong đó có cả những loại vi khuẩn tốt. Sự mất cân bằng vi khuẩn có lợi trong cơ thể sẽ tạo điều kiện cho nấm Candida có cơ hội được phát triển mạnh.

    8. Thuốc tránh thai

    Thuốc tránh thai được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi, chúng còn giúp bổ sung lượng estrogen còn thiếu hụt, điều này làm đảo lộn nhịp sinh học của nội tiết tố nữ. Nấm Candida lại phát triển mạnh mẽ trong môi trường có lượng Estrogen cao do đó đây là nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida hàng đầu mà người bệnh cần lưu ý.

    9. Sử dụng chất kích thích

    Ngoài đường thì chất Ethanol cũng là một trong những nguồn năng lượng giúp nấm Candida phát triển mạnh hơn. Chính vì thế, các loại chất kích thích đặc biệt là đồ uống có cồn sẽ giúp nấm Candida có cơ hội sinh sôi và phát triển.

    Xem Thêm : Bị nhiễm nấm candida kiêng ăn gì và nên ăn gì hỗ trợ điều trị tốt

    Cách khắc phục và phòng ngừa nhiễm nấm Candida

    Sau khi tìm ra nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida bạn cần phải tiến hành điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng nấm phù hợp với vị trí mắc bệnh của bạn thông qua xét nghiệm.

    Khi được chỉ định điều trị với loại thuốc phù hợp, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi phác đồ điều trị cũng như thay đổi loại thuốc điều trị.

    Đồng thời bạn cần thực hiện một số lưu ý sau để giúp việc loại bỏ nấm Candida được hiệu quả hơn.

    • Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, rượu bia, carbohydrate tinh chế.
    • Bổ sung các sản phẩm có chứa probiotic đặc biệt là sữa chua để phòng bệnh 1 cách hiệu quả
    • Sử dụng thêm các loại nước ép dâu, nước ép nam việt quất để phòng ngừa bệnh vì những loại nước ép này tạo ra môi trường axit làm cản trở sự phát triển của nấm candida.
    • Có thể sử dụng dầu dừa bằng cách uống hoặc bôi vì dầu dừa có chứa nhiều axit lauric và acid caprylic.
    • Luôn giữ vùng kín, khu vực bị bệnh sạch sẽ, không nên thụt rửa âm đạo
    • Không nên tắm hoặc ngâm mình quá lâu sẽ khiến vùng kín không được thông thoáng.
    • Không nên dùng chung khăn tắm, quần áo hay bàn chải đánh răng
    • Nếu nghi ngờ mắc bệnh nhiễm nấm Candida thì cần lựa chọn những cơ sở khám chữa bệnh uy tín, bác sĩ chuyên gia uy tín.

    Việc tìm hiểu được nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida sẽ giúp việc điều trị bệnh được rút ngắn hơn, hiệu quả hơn. Nếu còn những thắc mắc về căn bệnh này bạn có thể liên hệ tới các bác sĩ chuyên khoa theo số điện thoại: 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa I Sản Phụ Khoa

    Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

    Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa

    Sở Trường chuyên môn

    -         Thực hiện khám, tư vấn vàđiều trị các bệnh lý phụ khoa

    -         Tư vấn và điều trị rốiloạn kinh nguyệt

    -         Thực hiện thủ thuật về kếhoạch hóa gia đình

    -         Tư vấn và điều trị cácbệnh xã hội ở nữ giới

    -         Tư vấn điều trị vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới.

    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status