[ Giải Đáp ] Sưng ngứa hậu môn là dấu hiệu bệnh gì và 3 cách chữa hiệu quả
Sưng ngứa hậu môn gây cảm giác khó chịu ở người bệnh, có thể do thói quen vệ sinh kém hay do một bệnh lý nào đó gây ra cần được phát hiện và điều trị sớm. Vậy nguyên nhân sưng và ngứa hậu môn là gì? Hậu môn bị ngứa và sưng có sao không sẽ được bác sĩ tư vấn dưới đây.
Nguyên nhân gây sưng ngứa hậu môn do đâu ?
Sưng ngứa hậu môn khiến mọi người hoang mang, lo lắng không biết sức khỏe có đang gặp vấn đề gì không. Đặc biệt, tình trạng này còn xảy ra ở hậu môn - vùng nhạy cảm nên mọi người thường có khuynh hướng giấu bệnh, chịu đựng không đi khám khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nguyên nhân hậu môn bị ngứa và sưng do đâu?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngứa sưng hậu môn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tùy thuộc vào tình trạng sưng ngứa có kèm theo biểu hiện khác không mà xác định mức độ nguy hiểm.
Tại sao hậu môn bị ngứa và sưng? Nguyên nhân sinh lý
Sưng ngứa hậu môn xảy ra do vùng da hậu môn bị kích ứng tạm thời và không kèm theo triệu chứng bất thường nào khác thì không đáng lo ngại. Đây có thể xuất phát từ nguyên nhân vệ sinh không sạch sẽ hay bị dị ứng hóa chất.
- Do thói quen vệ sinh hậu môn kém, phân và nước tiểu bị tồn đọng ở niêm mạc lâu ngày gây kích ứng, ngứa ngáy hậu môn. Về lâu dài triệu chứng càng nặng, thậm chí dẫn đến viêm nhiễm, sưng đau và ngứa ngáy.
- Dị ứng hóa chất: Hậu môn tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như nước giặt quần áo, xà phòng, dung dịch vệ sinh…có thể gây kích ứng, viêm da tiếp xúc. Bạn có thể nhận biết thông qua triệu chứng nổi mụn đỏ li ti sưng ngứa ở hậu môn.
- Sự thay đổi nồng độ estrogen ở nữ giới: Bước vào giai đoạn mãn kinh, nồng độ estrogen suy giảm khiến âm đạo tăng tiết dịch gây kích ứng “cô bé” và hậu môn, dẫn đến hiện tượng ngứa và sưng ở hậu môn.
Sưng ngứa hậu môn là bị bệnh gì?
Trường hợp sưng ngứa hậu môn kéo dài lâu ngày, hơn nữa còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng bất thường như đại tiện ra máu, chảy dịch hậu môn, có cục cứng ở hậu môn…cần hết sức lưu ý. Bởi lúc này, hiện tượng hậu môn ngứa sưng rất có thể là triệu chứng cảnh báo các căn bệnh hậu môn trực tràng nguy hiểm.
1. Hậu môn bị sưng và đau nổi cục cứng - Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là sự sa giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch hậu môn trực tràng, hình thành nên búi trĩ ở trong hoặc bên ngoài hậu môn. Ban đầu, búi trĩ xuất hiện khối huyết khiến người bệnh bị ngứa ngáy khó chịu, búi trĩ ma sát với phân sẽ gây hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện.
Về sau khi búi trĩ phát triển lớp gây sưng và đau nhức ở hậu môn, búi trĩ càng lớn sa hẳn ra ngoài hậu môn có thể gây sa nghẹt, tắc mạch trĩ vô cùng nguy hiểm.
2. Bị sưng ở hậu môn - Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn là một nhiễm trùng cấp tính ở hậu môn, là tình trạng các tuyến hậu môn tắc nghẽn dẫn đến nhiễm trùng, khiến hậu môn và vùng da xung quanh bị sưng và tấy đỏ kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Cảm giác khó chịu càng tăng lên khi người bệnh ngồi, cọ xát vào quần hay chạm vào ổ viêm…, có khi khối áp xe sẽ tự vỡ gây chảy mủ hậu môn.
3. Sưng ngứa hậu môn chảy dịch mủ - Rò hậu môn
Rò hậu môn là tình trạng nhiễm trùng mạn tính - biến chứng của áp xe hậu môn không được điều trị. Bệnh xuất phát từ các ổ mưng mủ, sưng đau tấy đỏ cạnh hậu môn bị vỡ mủ và hình thành ổ viêm là các đường rò, lỗ rò chảy mủ từng đợt; đại tiện ra máu, bị rò rỉ phân qua lỗ rò hậu môn…
5. Vành hậu môn có cục cứng sưng ngứa - Ung thư hậu môn
Người bệnh ung thư hậu môn cũng có thể gặp phải triệu chứng sưng và nổi cục ở hậu môn. Ngoài ra, một số dấu hiệu ung thư hậu môn khác phải kể đến như chảy máu hậu môn, đau rát ống hậu môn, chảy dịch hậu môn kéo dài, thói quen đại tiện thay đổi bất thường, sưng hạch bạch huyết ở bẹn hoặc hậu môn…
6. Sưng và ngứa hậu môn - Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn xảy ra ở những người thường xuyên bị táo bón, phân khô cứng và to khiến người bệnh phải gắng rặn mạnh, từ đó gây tổn thương và hình thành vết nứt rách niêm mạc ống hậu môn.
Triệu chứng điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn bao gồm: Đau rát hậu môn, sưng ngứa hậu môn, đại tiện ra máu, xuất hiện vết nứt dọc hậu môn…
7. Bị ngứa hậu môn vào ban đêm - Nhiễm giun kim
Giun kim là loại ký sinh trùng cư trú chủ yếu ở hậu môn người. Ban đêm giun cái di chuyển về hậu môn để đẻ trứng khiến người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy về đêm.
8. Hậu môn ngứa và sưng - Nhiễm nấm candida
Hậu môn nhiễm nấm candida cũng là nguyên nhân gây sưng và ngứa hậu môn. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể gặp phải như chảy mủ và tiết dịch có mùi hôi khi đại tiện, nóng rát hậu môn, đau rát và tấy đỏ hậu môn.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, hiện tượng sưng ngứa hậu môn còn có thể do một số yếu tố nguy cơ khác gây nên như biến chứng tiểu đường, bị kích ứng do thực phẩm, tiêu chảy mãn tính, do tác dụng phụ của thuốc….
Bị sưng ngứa hậu môn phải làm sao để khắc phục?
Sưng ngứa hậu môn không được khắc phục sớm không chỉ gây phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, khuyến cáo người bệnh khi hậu môn bị sưng ngứa kéo dài nên đi thăm khám chuyên khoa, tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
Sau khi thăm khám và xác định được nguyên nhân gây ngứa sưng hậu môn, bác sĩ sẽ tư vấn đến người bệnh hướng điều trị phù hợp nhất: dùng thuốc bôi hậu môn hay can thiệp ngoại khoa điều trị.
Thuốc bôi khi ngứa hậu môn
Một số loại thuốc chữa sưng ngứa hậu môn thường được kê đơn như:
- Kháng sinh histamin h1: Chỉ định cho bệnh nhân ngứa hậu môn do nhiễm giun kim.
- Thuốc bôi hydrocortisone: Giảm cảm giác ngứa ngáy và viêm nhiễm cấp độ nặng. Tuy nhiên, thuốc chỉ dùng khi hậu môn bị sưng ngứa và xung huyết.
- Thuốc bôi oxit kẽm: Sát trùng, kháng viêm đồng thời loại bỏ cơn ngứa nhanh chóng.
- Thuốc bôi dưỡng ẩm: Chi định với trường hợp nứt kẽ hậu môn, giảm ngứa và làm lành nhanh các vết nứt.
Khuyến cáo: Thuốc chữa ngứa sưng hậu môn chỉ nên dùng khi đã qua thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc chữa trị tại nhà, tránh gặp phải tác dụng phụ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Xem thêm : [ Giải Đáp ] Bệnh trĩ có ngứa hậu môn không và chữa như nào hiệu quả ?
Cách chữa sưng ngứa hậu môn bằng ngoại khoa
Với các bệnh lý đặc trưng, việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả như bệnh trĩ, rò hậu môn…sẽ cần can thiệp ngoại khoa để điều trị dứt điểm.
- Đối với bệnh trĩ: Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt trĩ với phương pháp HCPT II hay khâu treo triệt mạch trĩ THD hay phẫu thuật PPH II. Đây đều là những phương pháp cắt trĩ tiên tiến nhất hiện nay, được áp dụng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng được trực tiếp đội ngũ Tiến sĩ, Bác sĩ CKII thực hiện giúp người bệnh an tâm hơn khi điều trị.
- Đối với rò hậu môn: Tiến hành điều trị bằng phương pháp sóng cao tần hiện đại được hỗ trợ tìm đường rò và lỗ rò chính xác, từ đó phá bỏ nhanh chóng các đường hầm, tổ chức xơ giúp ngăn ngừa tái phát tốt nhất. Phương pháp an toàn, xâm lấn tối thiểu nên không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến cơ thắt hậu môn, từ đó bảo toàn chức năng hậu môn.
Cách chữa sưng hậu môn tại nhà
Bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo chỉ định bác sĩ, người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại nhà để bệnh nhanh hồi phục, ngăn ngừa tái phát:
- Chú ý vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, nên dùng nước muối loãng ấm để vệ sinh, ngâm rửa hậu môn và lau khô bằng khăn mềm.
- Tránh mặc quần áo, đồ lót chật chội. Nên lựa chọn quần áo chất liệu cotton mềm mại, thoáng mát với kích cỡ phù hợp.
- Không được gãi hậu môn, tránh tình trạng càng gãi càng ngứa, thậm chí gây viêm loét, nhiễm trùng hậu môn.
- Hạn chế dùng xà phòng, dung dịch vệ sinh hay giấy vệ sinh có mùi hương để tránh gây kích ứng hậu môn.
- Uống nhiều nước, bổ sung chất xơ để ngăn ngừa táo bón.
Trên đây các bác sĩ đã giải đáp chi tiết về hiện tượng sưng ngứa hậu môn cũng như cách khắc phục hiệu quả cho người bệnh. Để tư vấn giải đáp thêm và đặt lịch khám bệnh, vui lòng liên hệ đến số máy 0243.9656.999 để được bác sĩ chuyên khoa Hậu môn trực tràng hỗ trợ nhanh nhất.