[ Giải Đáp ] Phá thai khi đang cho con bú có sao không và cách phòng tốt nhất
Phá thai khi đang cho con bú có sao không và tác hại của việc phá thai là những trăn trở của các mẹ bỉm sữa. Bài viết sau đây cho giải đáp vấn đề đó để chị em hiểu hơn về hậu quả của việc phá thai và cách phá thai an toàn khi đang cho con bú.
Phá thai khi đang cho con bú có biến chứng gì không?
Các bác sĩ của Đa khoa Quốc tế Cộng đồng giải đáp cho câu hỏi “Phá thai khi đang cho con bú có sao không?” như sau:
Phụ nữ sau sinh dù kinh nguyệt chưa trở lại vẫn có thể rụng trứng, vì vậy trong thời gian này, nếu nữ giới quan hệ mà không dùng biện pháp an toàn thì có khả năng sẽ mang thai.
Tùy vào điều kiện kinh tế và sức khỏe mà các mẹ chọn giữ hoặc bỏ thai. Tuy nhiên, phá thai khi đang cho con bú là việc rất nguy hiểm bởi sau khi sinh, sức đề kháng của các mẹ bị suy giảm và cần thời gian hồi phục.
Việc phá thai khi đang cho con bú có thể sẽ để lại biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé, cụ thể:
- Viêm phụ khoa: Quá trình chảy máu khi phá thai tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, có thể gây viêm nội mạc tử cung, nặng hơn có thể gây vô sinh hoặc đe dọa đến tính mạng.
- Băng huyết: Nếu các thao tác nạo hút thai không đúng kỹ thuật có thể làm thủng tử cung, gây mất máu nhiều, đe dọa đến tính mạng người mẹ.
- Rối loạn kinh nguyệt: Sau khi phá thai, nội tiết tố sẽ thay đổi khiến chu kỳ kinh rối loạn theo.
- Thiếu máu nghiêm trọng nếu phá thai gây chảy máu âm đạo, rách tử cung, băng huyết,...
- Vô sinh: Vì cơ quan sinh dục nữ rất dễ bị tổn thương, phá thai không an toàn dễ gây viêm nhiễm phụ khoa, có thể dẫn đến vô sinh.
- Giảm chất lượng sữa mẹ: Sau khi phá thai, người mẹ có thể bị rối loạn ăn uống, trầm cảm,... sẽ khiến chất lượng sữa giảm hoặc mất sữa.
- Thuốc tránh thai chứa những chất không tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi mẹ cho bú thì dòng sữa này sẽ đi trực tiếp vào cơ thể của bé.
Phá thai khi cho con bú bằng cách nào thì an toàn?
Đáp án cho câu hỏi “Phá thai khi đang cho con bú có sao không?” đã cho thấy việc phá thai cần được cân nhắc kỹ càng. Dưới đây là hai phương pháp phá thai an toàn nhất hiện nay.
Đình chỉ thai bằng thuốc :
Đây là cách dùng thuốc để đình chỉ thai khiến thai nhi ngừng phát triển, sau đó tử cung co bóp liên tục để đẩy thai ra ngoài.
Phương pháp này không tác động xấu đến tử cung và hiệu quả đình chỉ thai 96-98%.
Điều kiện cần để tiến hành phá thai bằng thuốc:
- Thai nhi dưới 7 tuần tuổi và phải nằm trong tử cung người mẹ
- Người mẹ có thể trạng tốt, không dị ứng thuốc, không mắc bệnh tim mạch, huyết áp, hen suyễn, rối loạn đông máu, viêm phụ khoa,...
- Không sử dụng corticoid
Một số tác dụng phụ khi đình chỉ thai bằng thuốc:
- Dễ gặp tình trạng sót nhau thai
- Có thể gây mất máu nhiều, sức khỏe giảm sút, chất lượng sữa giảm
- Thời gian hồi phục khá lâu
Phương pháp phá thai ngoại khoa :
Đó là nạo hút thai bằng cách đưa dụng cụ y tế vào tử cung để hút toàn bộ phôi thai ra ngoài, tỷ lệ thành công lên tới 98%.
Điều kiện cần để áp dụng nạo hút thai:
- Thai nhi từ 6-12 tuần tuổi và nằm trong tử cung
- Mẹ có thể trạng tốt, không mắc bệnh tim mạch, huyết áp, hen suyễn, rối loạn đông máu, viêm phụ khoa,...
Lưu ý:
Thủ thuật này yêu cầu tay nghề bác sĩ phải cao, đảm bảo dụng cụ y tế và môi trường vô trùng, bởi nếu thực hiện sai cách sẽ để lại biến chứng như thủng tử cung, vô sinh,... Vì vậy, các mẹ cần tới các cơ sở y tế uy tín để tiến hành nạo hút thai, ví dụ như phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng (Số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Sau khi phá thai, các mẹ cần theo dõi tình trạng cơ thể và đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường.
Chăm sóc hậu phá thai khi cho con bú
Phá thai khi đang cho con bú có sao không còn phụ thuộc vào việc chăm sóc sau khi phá thai có đảm bảo hay không, tránh để lại biến chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Những điều các mẹ nên làm hậu phá thai cho con bú có thể là:
- Nghỉ ngơi đầy đủ, thư giãn và vận động nhẹ để hồi phục và rèn luyện nâng cao sức khỏe.
- Bổ sung dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi sức khỏe bằng các nhóm thực phẩm giàu sắt, vitamin, chất xơ, canxi,...
- Vệ sinh cơ thể: Sau khi phá thai, người mẹ không nên tắm rửa ngay vì lúc này rất dễ nhiễm lạnh. Bởi nguy cơ viêm nhiễm vùng kín hậu phá thai khá cao, chị em nên dùng nước ấm lau qua người và bộ phận sinh dục. Khi vệ sinh vùng kín, các mẹ nên chọn dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và không thụt rửa sâu, tránh làm tổn thương âm đạo. Ngoài ra, cần thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần và thay đồ lót đều đặn, tránh viêm nhiễm.
- Kiêng quan hệ trong 2 tuần sau khi phá thai: Nếu quan hệ quá sớm khi cơ thể chưa hồi phục, các mẹ dễ bị nhiễm trùng hoặc gặp biến chứng nguy hiểm. Sau 2 tuần này, các mẹ cũng không nên quan hệ quá nhiều, cần chú ý xem vùng kín có bị đau hay chảy máu hay không. Nếu gặp dấu hiệu bất thường, chị em nên đi thăm khám kịp thời.
- Khám sức khỏe thường xuyên hậu phá thai rất cần thiết để kiểm tra xem tử cung có bị sót nhau, ứ dịch hay không, đồng thời cũng để kiểm soát các dấu hiệu bất thường của cơ thể và khắc phục kịp thời.
Xem thêm : [ Giải Đáp ] Phá thai xong kiêng gì ? Review 10+ thực phẩm bạn nên tránh
Biện pháp tránh thai an toàn đối với các mẹ bỉm sữa
Những vấn đề xoay quanh “Phá thai khi đang cho con bú có sao không?” dường như sẽ khiến các bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú băn khoăn khi lựa chọn biện pháp tránh thai an toàn. Chị em có thể tham khảo các cách ngừa thai sau:
Dùng bao cao su khi quan hệ :
Biện pháp này vừa có thể ngừa thai hiệu quả mà còn tránh được các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Đồng thời, các mẹ sẽ không phải lo biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con.
Đặt vòng tránh thai :
Hiệu quả ngừa thai của biện pháp này khá cao và có tác dụng kéo dài trong vòng 10 năm. Ưu điểm của biện pháp ngừa thai này là chi phí khá rẻ, an toàn và ít biến chứng. Để đảm bảo an toàn, các mẹ có thể đặt vòng sau khi sinh 6 tuần tại các cơ sở y tế uy tín.
Cấy que ngừa thai :
Que cấy tránh thai có hiệu quả khá cao, không ảnh hưởng tới quá trình tiết sữa mẹ và có thời hạn sử dụng trong vòng 3 năm. Khi chị em muốn có thai thì chỉ cần tới cơ sở y tế để bác sĩ rút que ra.
Tuy nhiên, khi sử dụng biện pháp này, các chị em dễ bị rong kinh trong tháng đầu hoặc dễ tăng cân. Thời gian cấy que ngừa thai tốt nhất mà các bác sĩ khuyến cáo là khoảng 21-28 ngày sau sinh.
Có thể nói, những thắc mắc xoay quanh câu hỏi “Phá thai khi đang cho con bú có sao không?” đã được giải đáp thông qua bài viết vừa rồi. Mang thai khi đang cho con bú khiến các mẹ quan ngại cho sức khỏe của bản thân và đứa trẻ. Vì vậy, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp chị em tìm được biện pháp phá thai và ngừa thai an toàn phù hợp. Nếu chị em còn bất kỳ câu hỏi nào về các vấn đề trên, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 đề được tư vấn hoặc tới trực tiếp phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng để được thăm khám tận tình.