Nhiễm nấm Candida âm đạo: triệu chứng và cách điều trị tốt nhất

Mục lục chính [Ẩn]

    Nhiễm nấm Candida âm đạo rất thường gặp ở chị em phụ nữ. Đây là loại nhiễm trùng nấm men có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chị em phụ nữ như: suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản… Vậy nhiễm nấm Candida âm đạo là như thế nào, nấm candida có tự khỏi được không, cách điều trị như thế nào?

    Nhiễm nấm Candida âm đạo là như thế nào?

    Nhiễm nấm Candida âm đạo là tình trạng chị em phụ nữ bị 1 loại nấm men có tên Candida tấn công, thường là do nấm Candida Albicans. Nấm Candida là loại nấm men có kích thước rất nhỏ, chúng có hình tròn hoặc hình bầu dục, thường sống ký sinh trong âm đạo chị em phụ nữ.

    Theo thống kê, 90% chị em phụ nữ bị mắc nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời, trong số đó có 1 nửa bị tái phát hoặc bệnh dai dẳng không chữa được dứt điểm. Khi bị nấm Candida tấn công trong âm đạo sẽ gây kích thích khiến âm đạo bị ngứa ngáy, tăng tiết dịch, khó chịu…

    Nấm Candida có thể gây nên tình trạng khó chịu nhưng không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Một số loại nấm men Candida có thể gây nguy hiểm và điều trị kịp thời vì chúng có thể gây nhiễm khuẩn huyết.

    Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida âm đạo ở chị em

    Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida âm đạo ở chị em, nhưng thường nấm Candida trong âm đạo phát triển khi mức độ cân bằng giữa vi khuẩn và lượng nấm men không còn cân bằng mà bị phá vỡ.

    Lượng Estrogen tăng cao: Những chị em có nồng độ Estrogen tăng cao như phụ nữ mang thai sử dụng hormone estrogen hay sử dụng thuốc tránh thai estrogen liều cao.

    Phụ nữ mắc đái tháo đường: Thường đối tượng này kiểm soát lượng đường huyết không hiệu quả khiến nấm men sinh sôi và phát triển

    Dùng kháng sinh: có khoảng 30% chị em bị nhiễm nấm âm đạo sau khi sử dụng thuốc kháng sinh.

    Hệ miễn dịch suy yếu: Những chị em phải điều trị bằng corticosteroid sẽ khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng và suy yếu, lúc này sẽ tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển mạnh mẽ. Hệ miễn dịch suy yếu còn gặp ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV.

    Vệ sinh cá nhân không đúng cách: Chị em thường xuyên vệ sinh vùng kín, thế nhưng không phải cách vệ sinh nào cũng đúng. Viêc vệ sinh quá nhiều lần, thụt rửa quá sâu, dùng những loại nước vệ sinh vùng kín có tính sát khuẩn cao… sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật và ph âm đạo khiến nấm âm đạo tăng đột biến.

    Ngoài ra một số các nguyên nhân như: xây dựng chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sinh hoạt tình dục không lành mạnh, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng sẽ khiến nấm Candida tăng mạnh gây viêm nhiễm.

    Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm Candida âm đạo

    Nấm Candida có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận như: nhiễm nấm candida miệng-họng, da, thực quản, máu và cơ quan khác nhưng nhiễm nấm Candida âm đạo là phổ biến và thường gặp nhất. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến nhất:

    • Khí hư bất thường: Lượng khí hư ra nhiều hơn bình thường, khí hư có màu trắng đục và có lợn cợn như sữa chua. Khí hư sẽ bám thành từng mảng ở thành âm đạo và gây nên mùi hôi khó chịu.
    • Ngứa rát âm đạo: Triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi quan hệ tình dục, ngứa rát âm đạo có thể gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
    • Vùng kín nóng rát: sẽ xuất hiện khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục
    • Âm đạo bất thường: âm đạo sẽ có hiện tượng sưng đau, phát ban

    Các triệu chứng nhiễm nấm Candida âm đạo gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe của người bệnh, bạn nên thăm khám các bác sĩ để ngăn chặn triệu chứng càng sớm càng tốt.

    Nhiễm nấm Candida ở âm đạo có sao không?

    Bình thường nấm Candida vẫn ký sinh ở trong cơ thể bạn và không gây ảnh hưởng gì. Nhưng chúng sẽ phát triển nhanh chóng ở những nơi có độ ẩm và nhiệt độ cao và gây nên những ảnh hưởng nhất định.

    Ảnh hưởng đến cuộc sống: khi nhiễm nấm Candida albicans người bệnh sẽ phải thường xuyên đối mặt với tình trạng ngứa rát dữ dội ở vùng kín, cảm giác bứt rứt không yên.

    Mất tự tin: nấm Candida phát triển quá mức sẽ khiến âm đạo có mùi hôi khó chịu, khí hư ra nhiều điều này khiến chị em mất tự tin và trở nên sợ hãi mỗi khi quan hệ tình dục.

    Viêm nhiễm lan rộng: Cấu trúc hệ sinh dục nữ là ống thông từ âm hộ đến âm đạo, tử cung, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng. Chính vì vậy, nếu không chữa trị nấm ở âm đạo sẽ làm lan rộng đến các bộ phận khác, nghiêm trọng nhất là gây vô sinh.

    Suy giảm hệ miễn dịch: Nếu bị nhiễm nấm Candida, hệ miễn dịch của bạn sẽ yếu dần đi. Điều này, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus tấn công

    Nhiễm trùng máu: Không thường xảy ra mà chỉ biến chứng khi nấm phát triển quá nhanh mà không kiểm soát kịp thời.

    Xem Thêm : Tại sao bị ngứa vùng kín? Những nguyên nhân bạn không ngờ

    Nhiễm nấm Candida âm đạo phải làm sao?

    Khi bị nhiễm nấm Candida âm đạo việc cần làm tốt nhất là chị em nên thăm khám các bác sĩ chuyên sản phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị.

    Chẩn đoán nhiễm nấm Candida âm đạo

    Khi thăm khám, xác định bạn có bị nhiễm nấm Candida hay không, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh để đưa ra các chỉ định phụ khoa phù hợp tránh nhầm lẫn với những căn bệnh phụ khoa khác.

    Các bác sĩ có thể hỏi bạn về tiền sử mắc bệnh phụ khoa, nhiễm trùng nấm men, thói quen quan hệ tình dục, các dấu hiệu kèm theo thời gian gần đây, quá trình sử dụng thuốc…

    Bác sĩ sẽ lấy 1 lượng dịch tiết âm đạo để tiến hành làm xét nghiệm nếu thấy độ PH 3,8 đến 4,6; có sợi tơ nấm hoặc tế bào tử nấm thì khả năng cao bạn đã bị mắc nấm candida âm đạo. Trường hợp chưa chắc chắn bác sĩ có thể nhỏ thêm một giọt KOH 10% vào bệnh phẩm để kết luận.

    Sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

    Điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo hiệu quả

    Tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ cũng như tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, phương pháp điều trị nấm Candida chủ yếu là dùng thuốc. Bạn có thể dùng thuốc đặt, thuốc uống, thuốc bôi, thuốc uống. Cho dù sử dụng loại thuốc nào cũng cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ tránh gặp những vấn đề phát sinh.

    • Thuốc đặt âm đạo

    Đây là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất để chữa nhiễm nấm Candida âm đạo. Thuốc đặt âm đạo trị nấm candida được đánh giá có tác dụng nhanh chóng, giúp ức chế sự phát triển của vi nấm trong âm đạo.

    Bạn có thể sử dụng các loại thuốc chữa nấm âm đạo như: Mikopenotran, Clomaz, Canesten, Gyno-pevaryl, Ecozole, Lomexin.

    Lưu ý: khi sử dụng những loại thuốc này có thể sẽ làm giảm các tác dụng của biện pháp tránh thai cơ học, bạn nên cẩn thận tránh mang thai ngoài ý muốn.

    • Thuốc uống

    Cách chữa nấm Candida ở vùng kín bằng thuốc uống thường được chỉ định khi loại nấm này phát triển nhanh và có nguy cơ lan rộng sang các bộ phận khác. Các loại thuốc này sẽ có tác dụng ức chế và tiêu diệt nấm, ngăn ngừa tình trạng phát sinh nặng hơn.

    Bạn có thể dùng một số loại thuốc uống như: Diflazon, Flucomedil, Pyme PUCAN, Canditral, Itraxcop, Sanuzo, Sporal.

    Lưu ý: Thận trọng với những bệnh nhân mắc suy gan thận, người có tiền sử bệnh tim mạch, thiếu máu cục bộ.

    • Thuốc dùng ngoài

    Giúp kiểm soát tình trạng ngứa ngáy và khó chịu, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Bạn có thể sử dụng thuốc trị nấm Candida âm đạo Kenvizole mỗi ngày 1 lần, thoa trực tiếp lên vùng da. Thời gian sử dụng thuốc này để điều trị là từ 2 đến 4 tuần.

    Đây cũng là loại thuốc ngăn ngừa nấm Candida lây lan sang khu vực khác ở bên ngoài vùng kín.

    Xem Thêm :

    Khi quan hệ bị đau và chảy máu phải làm gì? Nguyên nhân do đâu

    [ Giải Đáp ] Nấm Candida có tự khỏi được không và chữa như nào hiệu quả

    Phòng ngừa nhiễm nấm Candida âm đạo

    Nhiễm nấm Candida âm đạo có thể gây tái phát nhiều lần, khó chữa trị dứt điểm. Hơn thế nữa, triệu chứng của bệnh còn ảnh hưởng nhiều tới đời sống và sức khỏe. Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên tập những thói quen tốt dưới đây để phòng ngừa nhiễm nấm Candida ở âm đạo hiệu quả.

    • Nên vệ sinh vùng kín đúng cách, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về cách vệ sinh vùng kín
    • Nên thay đổi lót thường xuyên, chọn những chiếc quần lót thoáng mát
    • Quan hệ tình dục an toàn, tốt nhất nên sử dụng bao cao su để được bảo vệ
    • Nên kiểm soát lượng đường huyết ở trong ngưỡng an toàn
    • Tránh sử dụng những chất kích thích như: xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi âm đạo

    Nhiễm nấm Candida không quá nguy hiểm nhưng có nguy cơ bị tái phát rất cao. Khi chị em thấy xuất hiện triệu chứng nhiễm nấm Candida thì cần chữa trị kịp thời tránh phát sinh những vấn đề nghiêm trọng. Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn từ các chuyên gia hãy liên hệ đến số điện thoại: 0243.9656.999

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa I Sản Phụ Khoa

    Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

    Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa

    Sở Trường chuyên môn

    -         Thực hiện khám, tư vấn vàđiều trị các bệnh lý phụ khoa

    -         Tư vấn và điều trị rốiloạn kinh nguyệt

    -         Thực hiện thủ thuật về kếhoạch hóa gia đình

    -         Tư vấn và điều trị cácbệnh xã hội ở nữ giới

    -         Tư vấn điều trị vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới.

    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status