Khi quan hệ bị đau và chảy máu phải làm gì? Nguyên nhân do đâu
Khi quan hệ bị đau và chảy máu ở mỗi chị em phụ nữ có nhiều nguyên nhân không giống nhau. Chảy máu khi quan hệ tình dục có thể do nguyên nhân khách quan cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm. Theo bác sĩ chuyên sản phụ khoa Lê Thị Nhài – Phòng khám đa khoa Quốc tế cộng Đồng có thể do nhiễm trùng hoặc khô âm đạo, cụ thể sẽ có trong bài viết dưới đây.
Khi quan hệ bị đau và chảy máu do nguyên nhân nào?
Khi quan hệ bị đau và chảy máu ở chị em phụ nữ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng chảy máu sau khi quan hệ có ảnh hưởng rất lớn đến khoái cảm, ham muốn của cả nam giới và nữ giới. Việc tìm ra nguyên nhân gây đau rát và chảy máu quan hệ có thể kể đến những nguyên nhân dưới đây.
1. Do quan hệ quá mạnh bạo
Nếu như sau mỗi lần quan hệ tình dục, chị em phụ nữ đều thấy có hiện tượng đau nhức, chảy máu, sưng đỏ ở vùng kín… thì cần quan tâm nhiều hơn tới tư thế quan hệ tình dục. Khi quan hệ tình dục với những động tác thô bạo, quan hệ với cường độ mạnh sẽ làm vùng kín bị trầy xước, chảy máu.
2. Do rách màng trinh
Rách màng trinh thường xảy ra ở những chị em phụ nữ mới quan hệ lần đầu. Rách màng trinh thường khiến cho chị em bị đau và chảy máu. Thường chị em sẽ bị rách màng trinh trong lần đầu tiên quan hệ tình dục. Lượng máu chảy khi rách màng trinh thường ít, vài giọt và có thể hết ngay sau đó.
3. Khô âm đạo
Khi quan hệ bị đau và chảy máu rất có thể do chị em bị khô âm đạo. Đây là nguyên nhân phổ biến nhưng nhiều chị em lại chủ quan. Khi vùng kín bị khô sẽ dễ dẫn đến việc quan hệ gặp khó khăn, có thể gây trầy xước hoặc tổn thương âm đạo. Các nguyên nhân dẫn đến khô âm đạo như:
- Mắc hội chứng niệu sinh dục ở thời kỳ mãn kinh
- Buồng trứng bị tổn thương hoặc phải cắt bỏ
- Phụ nữ mới sinh con hoặc cho con bú
- Sử dụng những loại thuốc can thiệp vào quá trình sản xuất estrogen gây mất nước ở trong cơ thể như: thuốc cảm cúm, thuốc an thần và chống trầm cảm, thuốc chốc estrogen, streroid…
- Sử dụng một số hóa chất gây kích ứng và hóa chất cho trong bột giặt, bao cao su, hóa chất…
- Vệ sinh âm đạo quá mạnh bạo làm khô những mô ở cơ quan sinh dục
- Quan hệ không có màn dạo đầu
Khô âm đạo cũng có thể can thiệp và điều trị được, bạn không cần quá lo lắng.
4. Do viêm nhiễm
Nếu chị em mắc một số căn bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng khi quan hệ bị đau và chảy máu.
4.1 Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là căn bệnh do vi khuẩn, nấm, vi khuẩn gây nên. Khi quan kệ vùng niêm mạc âm đạo có hiện tượng sung huyết, phù nề và gây viêm nhiễm. Thường máu khi quan hệ chảy ra do viêm âm đạo sẽ có màu đỏ tươi hoặc màu hồng, có cảm giác đau nhẹ.
4.2 Viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu cũng có các triệu chứng như: quan hệ ra máu, đau rát khi quan hệ tình dục, đau vùng bụng dưới, khí hư có màu bất thường. Đây là căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh cũng như đe dọa đến khả năng sinh sản của chị em.
4.3 Nhiễm trùng nấm men
Bình thường cơ quan phụ nữ vẫn có lượng nấm men nhất định cư trú dưới da, tuy nhiên do mất cân bằng ở cơ quan sinh dục, viêm nhiễm do tổn thương, số lượng nấm men sẽ phát triển quá mức. Khi bị nhiễm trùng nấm men tấn công chị em sẽ thấy có hiện tượng đau khi quan hệ, chảy máu, khí hư có màu sắc và đặc tính khác thường.
5. Do mắc bệnh lý tử cung
Đau và chảy máu vùng kín khi quan hệ cũng là một trong số những dấu hiệu cảnh báo các bệnh liên quan đến tử cung như: polyp tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung nguy hiểm nhất là ung thư cổ tử cung.
5.1 Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Khi quan hệ bị đau và chảy máu không ngoại trừ khả năng bạn bị viêm lộ tuyến cổ tử cung gây nên. Bạn có thể nhận biết được triệu chứng này thông qua các triệu chứng kèm theo như: khí hư có màu bất thường, nhớt có mùi hôi, đau bụng, xuất huyết…
5.2 Lạc nội mạc tử cung
Khi những mô nội mạc tử cung bị phát triển ra bên ngoài cơ quan này sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm ở xương chậu và đau ở bụng dưới. Khi bị lạc nội mạc tử cung rất dễ dẫn đến tình trạng quan hệ đau và chảy máu.
5.3 Viêm tử cung
Đây là một trong những căn bệnh gây nên tình trạng chảy máu khi quan hệ kèm theo triệu chứng đau. Ngoài ra người bệnh còn có thêm các triệu chứng như: kinh nguyệt không đều, hết kinh nhưng quan hệ ra máu, khí hư có màu vàng hoặc xanh, sốt cao, tiểu buốt…
5.4 Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh đáng sợ với nhiều chị em phụ nữ, vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản cũng như nguy cơ lây lan các bộ phận khác. Các triệu chứng kèm theo sẽ là: quan hệ ra máu, đau khi quan hệ, có nhiều khí hư, cơ thể mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần…
Xem Thêm : Tổng hợp những dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà bạn nên biết
6. Mắc bệnh xã hội
Các căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục cũng khiến bạn gặp phải tình trạng khi quan hệ bị đau và chảy máu. Sự tấn công của các loại vi khuẩn này sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc ở âm đạo, khiến âm đạo bị tổn thương nghiêm trọng và gây nên tình trạng xuất huyết.
Xem Thêm : 10 nguyên nhân gây nên hiện tượng chảy máu vùng kín [ Tổng hợp ]
Khi quan hệ đau và chảy máu cần làm gì?
Khi quan hệ đau và chảy máu bạn hãy trò chuyện cùng với các bác sĩ về vấn đề cũng như triệu chứng mà bạn đã gặp phải. Nếu trong trường hợp bạn gặp phải những dấu hiệu khác kèm theo như: chảy mủ bất thường, đau bụng dữ dội, âm đạo nóng và ngứa rát, đau lưng dưới, chóng mặt, mệt mỏi vô cớ, da tái xanh, nhợt nhạt… thì cần đến bệnh viện ngay.
Các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh như: siêu âm âm đạo, nội soi cổ tử cung, xét nghiệm máu, thử thai, nuôi cấy nếu nghi nhiễm trùng, sinh thiết ung thư, nội mạc tử cung…
Để việc điều trị hiệu quả cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị khi quan hệ bị đau và chảy máu bao gồm:
- Nếu do khô âm đạo sử dụng kem dưỡng âm đạo
- Do lậu, giang mai, chlamydia, nhiễm trùng nên sử dụng thuốc kháng sinh
- Thuốc đặc trị chữa nhiễm virus
- Viêm nhiễm nặng có thể sử dụng biện pháp phẫu thuật cắt bỏ, áp lạnh hoặc nhiệt điện
- Sử dụng liệu pháp estrogen âm đạo ở dạng kem
- Phác đồ điều trị ung thư, polyp
Quan hệ bị đau và chảy máu do nhiều nguyên nhân gây nên, hiện tượng này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Khi xác định nguyên nhân cần dựa vào các triệu chứng kèm theo. Tốt nhất là người bệnh nên đi khám bác sĩ để được hỗ trợ.