Nhiễm nấm Candida albicans là gì ? Có nguy hiểm hay không
Candida albicans là loại nấm xuất hiện khá phổ biến, chúng sống ở khắp nơi trên cơ thể người, nhất là những nơi ẩm ướt, nhưng phổ biến nhất là nấm Candida ở âm đạo. Khi bị nhiễm nấm Candida sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, tùy theo bộ phận mắc bệnh. Vậy nâm Candida albicans là gì? Nấm Candida có tự khỏi được không, hiện nay có thuốc trị nấm Candida âm đạo không?
Nấm Candida albicans là gì?
Candida albicans là tên loại nấm men thuộc họ Candida gây nên. Đây là loại nấm rất phổ biến, có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên cơ thể người, nhưng loại nấm này phổ biến nhất ở da, miệng, đường tiêu hóa và bộ phận sinh dục.
Khi ở trạng thái bình thường nấm Candida sẽ sống cân bằng với các vi sinh vật khác trên cơ thể mà không hại gì. Thế nhưng, khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm Candida sẽ phát triển mạnh và gây bệnh.
Nấm Candida khi phát triển có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến tinh mạng, nhưng ở một số bộ phận chúng gây nên những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống nếu không được chữa trị kịp thời. Nguy hiểm nhất nhất nấm Candida tấn công và xâm nhập vào máu.
Candida albicans thường xuất hiện ở đâu?
Nấm Candida albicans ở trạng thái bình thường vẫn sống và tồn tại trên cơ thể người ở nhiều bộ phận nhưng không gây hại gì. Những loại nấm này, sẽ phát triển và gây hại ở các bộ phận khác phổ biến như:
- Miệng: Chúng gây ảnh hưởng đến các bộ phận như: môi, miệng, lưỡi, vòm miệng và bên trong má.
- Thực quản: Thường là do biến chứng nhiễm nấm từ miệng gây nên. Nấm Candida albicans có thể gây viêm ở thực quản.
- Da: Nấm men Candida thường xuất hiện ở những vùng da không khô thoáng và những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt như: bàn tay, nếp gập ở da tay, vùng da tiếp xúc với móng tay, da quanh háng, nếp nhăn ở mông…
- Âm đạo: Nấm men ở âm đạo rất phổ biến vì bản thân nấm Candida vẫn tồn tại lượng nấm Candida nhất định. Tuy nhiên, khi môi trường âm đạo mất cân bằng độ ẩm thì loại nấm men này sẽ sinh sôi gây viêm nhiễm, đặc biệt ở những phụ nữ đang mang thai và chị em mắc bệnh tiểu đường.
- Máu: Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng lại để lại biến chứng nặng nề. Khi nấm men phát triển quá mức sẽ xâm nhập vào khí quản, các vết thương sau khi phẫu thuật, theo đường máu và lây lan ra khắp cơ thể. Đối tượng thường gặp phải là trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân, miễn dịch yếu.
Triệu chứng khi nhiễm Candida Albicans
Triệu chứng Candida Albicans tùy thuộc vào bộ phận mắc bệnh cũng như mức độ bệnh mà bạn mắc phải. Dưới đây là một số các triệu chứng điển hình nhất, tình trạng của bạn có thể gặp phải với những triệu chứng không được nêu dưới đây.
Nấm Candida miệng – họng: Người bệnh sẽ thấy xuất hiện những đốm thành từng mảng trên bề mặt lưỡi và miệng. Từng mảng trắng như lớp đông lại, quan sát rõ nhất là ở vòm miệng, lưỡi và xung quanh môi. Khi cạo lớp trắng này bạn sẽ thấy lớp niêm mạc bị sưng, viêm, ngứa, rát.
Nấm Candida thực quản: Nuốt đau, người bệnh cần phân biệt triệu chứng này với hiện tượng đau họng bình thường. Kèm theo đó là đau ngực, đau ở phía sau xương ức.
Nấm Candida da: Xuất hiện những đốm màu đỏ ở dưới da, sưng lên gây ngứa, rát và khó chịu.
Nhiễm nấm Candida ở âm đạo: Đây là bộ phận có tỉ lệ người mắc nhiều nhất. Người bệnh có triệu chứng kèm theo như: ngứa vùng kín, nóng rát vùng âm đạo, dịch âm đạo trắng và vón cục, đau khi quan hệ tình dục, khó chịu ở vùng kín…
Nấm Candida ở máu: Triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, suy tạng, sốc nặng.
Nguyên nhân nhiễm nấm Candida albicans
Nấm Candida có thể gặp phải ở tất cả mọi đối tượng, nguyên nhân thường khó xác định. Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện mà sẽ có nguyên nhân gây nấm Candida Albicans khác nhau. Thường loại nấm này sẽ phát triển ở những nơi môi trường ẩm ướt và những người có hệ miễn dịch yếu.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến:
- Do sử dụng các loại thuốc có chứa Corticoid hoặc thuốc kháng sinh làm mất cân bằng hệ miễn dịch
- Chị em phụ nữ có hệ miễn dịch yếu, nhất là những chị em đang mang thai, mới sinh con xong hoặc những người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Do thói quen vệ sinh không sạch sẽ, nhất là những bộ phận ẩm ướt khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển bệnh
- Nhiễm nấm Candida ở miệng do chị em vệ sinh miệng không sạch sẽ, quan hệ tình dục bằng đường miệng, thường đeo răng giả
- Bệnh nhân đang điều trị ung thư hoặc đang hóa trị, bệnh nhân tiểu đường
- Chị em phụ nữ có nồng độ estrogen tăng cao hoặc do quan hệ tình dục không lành mạnh
Xem Thêm : Đi khám phụ khoa cần làm gì ? [ 9 lưu ý ] chị em không nên bỏ qua
Cách chẩn đoán và điều trị nấm Candida Albicans
Khi thấy có triệu chứng nhiễm nấm Candida Albicans bạn cần thăm khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán cần thiết. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cũng như hỏi về các triệu chứng kèm theo.
Nếu nghi ngờ bị nhiễm nấm Candida, các bác sĩ sẽ lấy mẫu bông ở khu vực viêm nhiễm để đem đi xét nghiệm hoặc nuôi cấy bạn có bị nấm hay không. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, kiểm tra đường huyết, test HIV…
Trường hợp nghi ngờ nấm Candida ở họng hoặc thực quản bạn sẽ cần nội soi thực quản kết hợp lấy mẫu ở vùng tổn thương để kiểm tra.
Sau khi có kết quả thăm khám các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Tùy thuộc từng bộ phận nhiễm nấm mà sẽ có các loại thuốc phù hợp.
- Nấm miệng: Thuốc fluconazole, itraconazole clotrimazole, nystatin…
- Nấm thực quản: fluconazole, itraconazole; nystatin…
- Nấm da: miconazole, clotrimazole, naftifine, và ketoconazole hay nystatin…
- Nấm âm đạo: miconazole, butoconazole, tioconazole, terconazole
- Nấm trong máu: caspofungin, micafungin, anidulafungin hoặc amphotericin B…
Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc chữa nấm men bạn cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc mà không được thăm khám.
Xem Thêm : Những câu hỏi khi đi khám phụ khoa nhất định phải biết [ Thường gặp nhất]
Phòng ngừa nhiễm nấm Candida Albicans
Khi ở trạng thái bình thường nấm Candida Albicans hoàn toàn không gây hại, nhưng nếu chúng phát triển quá mức sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì thế, bạn cần có biện pháp phòng ngừa bằng cách:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không nên dùng chung bàn chải đánh răng. Nên súc miệng nước muối thường xuyên
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, các loại thực phẩm nhiều đường và giàu chất béo
- Không nên mặc quần quá bó sát để giữ cho âm đạo luôn khô thoáng
- Không dùng chung khăn tắm, khăn mặt với người khác
- Nếu nghi ngờ có triệu chứng bất thường cần thăm khám bác sĩ, không tự ý chữa trị tại nhà.
- Với phụ nữ mắc tiểu đường cần kiểm soát tốt lượng đường huyết.
- Nếu bạn đang cho con bú và đang bị nhiễm nấm ở vùng vú, hãy sử dụng khăn lót để che chắn và ngăn chặn nấm từ dòng sữa lan sang
Nấm Candida Albicans hoàn toàn có thể chữa trị được nếu được thăm khám và phát hiện sớm. Quan trọng nhất khi chữa bệnh là bạn cần phát hiện sớm triệu chứng của bệnh. Nếu có những nghi ngờ hãy liên hệ với các chuyên gia y tế theo số điện thoại: 0243.9656.999