Đi khám phụ khoa cần làm gì ? [ 9 lưu ý ] chị em không nên bỏ qua

Mục lục chính [Ẩn]

    Đi khám phụ khoa cần làm gì là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là những chị em đi khám phụ khoa lần đầu tiên. Có rất nhiều điều cần lưu ý khi đi khám phụ khoa, kinh nghiệm khi đi khám phụ khoa được chị em truyền tai nhau. Để giúp chị em chuẩn bị đầy đủ khi đi khám phụ khoa, bác sĩ Lê Thị Nhài – phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đã có những chia sẻ dưới đây.

    Khám phụ khoa là khám những gì?

    Trước khi tìm hiểu khám phụ khoa cần làm gì, chị em cần hiểu về quy trình khám phụ khoa, khám phụ khoa là khám những gì? Khi nắm rõ quy trình khám phụ khoa chị em sẽ biết cần phải chuẩn bị những gì.

    Cơ quan sinh dục của chị em được chia làm 2 phần chính bao gồm cơ quan sinh dục trên và cơ quan sinh dục dưới. Trong đó:

    • Cơ quan sinh dục trên bao gồm: tử cung, vòi trứng, ống dẫn trứng, buồng trứng
    • Cơ quan sinh dục dưới bao gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung

    Khi khám phụ khoa chị em sẽ được các bác sĩ kiểm tra cả cơ quan sinh dục trên và cơ quan sinh dục dưới vừa tổng quát và vừa chi tiết. Ngoài ra chị em sẽ được bác sĩ chỉ định làm thêm 1 số xét nghiệm như: máu, nước tiểu, ổ bụng nếu nghi ngờ mắc bệnh ở cơ quan sinh sản.

    Khi đi khám phụ khoa bác sĩ sẽ hỏi rất nhiều các câu hỏi liên quan về tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình bạn. Sau đó bác sĩ sẽ khám bên ngoài âm đạo, khám ngực, khám trong âm đạo, tử cung, xét nghiệm…

    Đi khám phụ khoa cần làm gì ?

    Khám phụ khoa, các bác sĩ sẽ kiểm tra bộ phận sinh dục của chị em, nhiều chị em sẽ thấy lo lắng, e ngại không biết đi khám phụ khoa cần làm gì nhất là với những chị em chưa quan hệ tình dục, mới đi khám lần đầu.

    1. Tìm những địa chỉ khám phụ khoa uy tín

    Trước khi đi khám phụ khoa chị em cần tìm những địa chỉ khám phụ khoa uy tín. Hiện nay, tại Hà Nội có nhiều địa chỉ khám phụ khoa khác nhau, bạn có thể đến khám ở bệnh viện hoặc các phòng khám tư nhân. Tuy nhiên cho dù bạn thăm khám ở địa chỉ nào cũng cần lưu ý:

    • Phải được cấp phép bởi các đơn vị y tế: bộ Y tế, sở Y tế
    • Có thiết bị, máy móc hiện đại, đạt tiêu chuẩn
    • Có đội ngũ bác sĩ chuyên sản phụ khoa giàu kinh nghiệm
    • Hệ thống phòng, ốc khang trang sạch sẽ, được khử khuẩn vô trùng
    • Bảng giá công khai niêm yết theo quy định
    • Chất lượng dịch vụ đảm bảo, không nhận đút lót hay hối lộ

    2. Vệ sinh vùng kín trước khi thăm khám

    Đi khám phụ khoa cần làm gì? Chị em nên thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách trước khi đi thăm khám phụ khoa. Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu, không sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín trước khi đi thăm khám 3 ngày, không tẩy lông trước khi thăm khám vì có thể làm tổn thương, xước vùng kín.

    3. Không đi thăm khám ngày kinh nguyệt

    Vào những ngày kinh nguyệt, tử cung sẽ mở rộng hơn bình thường, nếu các bác sĩ đưa các dụng cụ thăm khám vào âm đạo sẽ khiến vi khuẩn dễ thâm nhập và tấn công. Khi vi khuẩn tấn công sẽ gây tổn thương nội mạc tử cung, ống dẫn trứng.

    Khi thực hiện khám vào ngày kinh nguyệt máu kinh cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Chị em cũng sẽ không tự tin khi thăm khám vào những ngày có kinh nguyệt.

    4. Không ăn sáng trước khi thăm khám

    Trước khi thăm khám phụ khoa chị em tốt nhất nên nhịn ăn sáng, có thể chị em sẽ cần phải làm xét nghiệm máu. Bạn cũng có thể uống 1 chút nước trước khi vào phòng khám. Khi uống nước cũng giúp bạn xét nghiệm nước tiểu được dễ dàng và chính xác hơn.

    Xét nghiệm nước tiểu giúp bạn chẩn đoán có bị nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng nước tiểu.

    Xem Thêm : Những câu hỏi khi đi khám phụ khoa nhất định phải biết [ Thường gặp nhất]

    5. Thụ tinh trong ống nghiệm, dùng thuốc đặt âm đạo

    Với những người thụ tinh trong ống nghiệm, dùng thuốc đặt âm đạo thì nên chú ý đến việc dùng thuốc. Nếu thụ tinh trong ống nghiệm nên khám phụ khoa vào ngày thứ 3 của kinh nguyệt. Nếu đặt thuốc âm đạo thì nên ngừng sử dụng thuốc trước 2 ngày trước khi đi khám.

    6. Có thể đi cùng người thân

    Nếu bạn có những lo lắng khi đi khám phụ khoa, đi khám phụ khoa cần làm gì, bạn có thể đi cùng mẹ, chị gái hoặc bạn thân. Khi khám có thể họ sẽ phải ở ngoài chờ nhưng ít ra bạn sẽ thấy có tâm lý thoải mái hơn. Trường hợp xấu nếu có những bất ổn khi thăm khám, bạn quá mệt hoặc quá đau sẽ có người hỗ trợ bạn.

    7. Chuẩn bị sẵn tài chính

    Trước khi thăm khám phụ khoa, bạn nên chuẩn bị tiền bao gồm cả chi phí thăm khám lẫn chi phí xét nghiệm. Bạn cũng có thể mang dự phòng thêm khi thăm khám nếu như bác sĩ phát hiện những bất thường cần phải làm thêm các chỉ định chuyên sâu.

    Tuy nhiên, bạn không nên mang quá nhiều tiền tránh việc khi thăm khám có thể bị rơi hoặc mất, không bảo quản được tài sản cá nhân.

    8. Tâm lý thoải mái, không dấu diếm bệnh

    Khi thăm khám phụ khoa, bác sĩ có thể đặt 1 số câu hỏi rất riêng tư bên cạnh những câu hỏi thông thường như: chiều cao, cân nặng, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, quá trình sử dụng thuốc trước đây và bây giờ.

    Một số các câu hỏi tế nhị như: chu kỳ kinh nguyệt, các hoạt động chu kỳ kinh nguyệt, đời sống tình dục (bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn), cách vệ sinh vùng kín, loại nước vệ sinh vùng kín…

    Bạn nên có 1 tâm lý thoải mái, chia sẻ thành thật những câu hỏi mà bác sĩ đưa ra, nếu có những thắc mắc bạn cũng có thể hỏi bác sĩ ngay.

    Xem Thêm : Khám phụ khoa là khám gì? Các bước khám phụ khoa cơ bản

    9. Kiêng quan hệ tình dục trước 1- 2 ngày

    Đi khám phụ khoa cần làm gì? Trước khi khám bệnh phụ khoa chị em không nên quan hệ tình dục trước 1 đến 2 ngày. Việc tránh quan hệ sẽ giúp hạn chế các tạp chất, tế bào bất thường, các loại vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào âm đạo và tấn công. Nếu quan hệ tình dục có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm và thăm khám.

    Trên đây là những thông tin, giải đáp thắc mắc đi khám phụ khoa cần làm gì cho chị em phụ nữ được biết. Khi thăm khám phụ khoa nếu có bất thường chị em cần tuyệt đối theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ về tự điều trị. Nếu còn thắc mắc chị em liên hệ số điện thoại: 0243.9656.999

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa I Sản Phụ Khoa

    Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

    Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa

    Sở Trường chuyên môn

    -         Thực hiện khám, tư vấn vàđiều trị các bệnh lý phụ khoa

    -         Tư vấn và điều trị rốiloạn kinh nguyệt

    -         Thực hiện thủ thuật về kếhoạch hóa gia đình

    -         Tư vấn và điều trị cácbệnh xã hội ở nữ giới

    -         Tư vấn điều trị vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới.

    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status