Nấm Candida là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mục lục chính [Ẩn]

    Nấm Candida hay còn gọi là nhiễm trùng nấm men. Đây là căn bệnh phổ biến ở chị em phụ nữ chỉ sau căn bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn tấn công. Số người mắc căn bệnh này đang có xu hướng tăng cao do việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vậy nhiễm nấm candida có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh như thế nào?

    Nhiễm nấm Candida là như thế nào?

    Nhiễm nấm Candida là tình trạng nhiễm trùng nấm men do nấm họ Candida gây nên chủ yếu là do nấm Candida Albicans gây nên. Loại nấm này khá phổ biến và sống ở khắp nơi trên cơ thể người, nhưng nhiều nhất là ở miệng, đường tiêu hóa và bộ phận sinh dục.

    Thông thường nấm Candida tồn tại cân bằng trên cơ thể mà không gây tác hại gì nghiêm trọng. Nhưng nếu gặp môi trường thường thuận lợi thì loại nấm này sẽ phát triển và gây bệnh. Các bệnh do nấm men gây nên có thể kể đến như:

    • Bệnh tưa miệng: thường là do nấm Candida Albicans, ảnh hưởng đến môi, bên trong má, vòm miệng, lưỡi.
    • Viêm thực quản: Do biến chứng của bệnh từ miệng lan sang thực quản và gây viêm ở thực quản.
    • Viêm da: Thường xuất hiện ở những vùng da không khô thoáng và hay bị ẩm ướt: vùng da tiếp xúc với móng tay, da quanh háng, ngấn ở tay, nếp nhăn ở mông, nếp da ở ngực, bàn tay (thường ở những người hay đeo găng tay)
    • Nấm âm đạo: Bình thường ở âm đạo phụ nữ vẫn tồn tại lượng nấm candida nhất định. Tuy nhiên khi bị mất cân bằng độ ẩm thì sẽ sinh sôi và phát triển gây viêm nhiễm. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ mang thai hoặc mắc bệnh tiểu đường.
    • Nhiễm nấm toàn thân: Khi nấm Candida xâm nhập ở khí quản, ống thông khí, vết thương sau khi phẫu thuật… rồi từ đó lây lan khắp cơ thể. Trường hợp này thường xảy ra ở trẻ nhỏ sinh non, có cân nặng thấp hoặc những người có hệ miễn dịch yếu.

    Triệu chứng nhiễm nấm Candida thường gặp

    Tùy thuộc vào vị trí nhiễm nấm mà triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau. Hơn nữa, triệu chứng của bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng cũng như mức độ viêm nhiễm mà người bệnh mắc phải. Một số các triệu chứng thường gặp của bệnh:

    • Miệng: Xuất hiện đốm đỏ hoặc trắng ở trên da, các mảng trắng như lớp sữa đông lại ở bên trong miệng rõ nhất là ở lưỡi và vòm miệng, xung quanh môi. Nếu cạo lớp mảng trắng này sẽ thấy lớp niêm mạc sẽ thấy đốm này có thể sưng hoặc viêm. Người bệnh còn thấy ngứa hoặc rát.
    • Thực quản: Người bệnh sẽ thấy nuốt đau và gặp khó khăn kèm theo đó là đau ngực hoặc đau ở phía sau xương ức
    • Da: Người bệnh có thể thấy những đốm màu đỏ ẩn dưới da, những đốm này có thể gây ngứa, rát. Trong một số trường hợp những nốt nay có thể sưng lên.
    • Phụ khoa: Có thể thấy ở nam giới và cả ở nữ giới. Người bệnh sẽ thấy có triệu chứng ngứa ở vùng kín, tấy đỏ, nóng rát vùng âm đạo nhất là khi đi tiểu tiện, dịch -âm đạo có màu trắng và bị vón cục. Khi quan hệ tình dục sẽ đau và khó chịu.
    • Toàn thân: Thường là bị nhiễm nấm Candida vào máu, người bệnh sẽ thấy có triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, suy đa tạng, sốc.
    Triệu chứng nhiễm nấm candida ở chị em phụ nữ

    Xem Thêm : Cách chữa nấm Candida hiệu quả và không tái phát( áp dụng ngay )

    Nguyên nhân gây nấm Candida do đâu?

    Không giống như nhiều bệnh lây truyền khác, bệnh nấm Candida không lây truyền qua đường tình dục mà nguyên nhân là do loại nấm men này xuất hiện ở khắp mọi nơi phát triển mạnh và tấn công.

    Thông thường những người bị loại nấm này tấn công là những người có hệ miễn dịch yếu, môi trường ẩm ướt và nấm phát triển. Cụ thể:

    • Do sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc có chứa thành phần Corticoid làm mất cân bằng hệ sinh vật trên cơ thể tạo điều kiện để nấm Candida phát triển
    • Những người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ mang thai, tiền sử mắc bệnh tiểu đường, nhiễm HIV/AIDS…
    • Do vệ sinh không sạch sẽ, ở những nơi ẩm ướt vùng kín không được thông thoáng tạo điều kiện cho loại nấm này sinh sôi và gây bệnh.
    • Bệnh nhân mắc bệnh ung thư đang hóa trị hoặc xạ trị
    • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, thường bị khô miệng hoặc đeo răng giả
    • Phụ nữ nhiễm nấm Candida âm đạo thường là do có nồng độ estrogen tăng cao, quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh.

    Cách chẩn đoán khi nhiễm nấm Candida

    Khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm nấm Candida bạn cần được thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng bác sĩ sẽ có các xác định bệnh lý phù hợp.

    Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xem xét tiền sử mắc bệnh để chẩn đoán. Bác sĩ sẽ dùng tăm bông để lấy mẫu ở khu vực bị nhiễm: miệng, bộ phận sinh dục, da… sau đó gửi mẫu xét nghiệm đến phòng thí nghiệm để xem bạn có phải bị nhiễm nấm hay không.

    Nếu trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể sẽ phải làm thêm một số các biện pháp chuyên sâu như siêu âm, chụp CT, xét nghiệm máu xem có bị tổn thương do nấm Candida hay không.

    Xem Thêm : { Tổng hợp } 9 nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida phổ biến

    Phương pháp điều trị nấm Candida hiệu quả hiện nay

    Sau khi thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán, nếu trong trường hợp mắc nấm Candida thì cần được điều trị càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc kháng nấm, tuy nhiên tùy thuộc vào vị trí nhiễm nấm mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp

    • Nấm ở miệng có thể sử dụng các loại thuốc như: fluconazole, itraconazole clotrimazole, nystatin
    • Nấm ở thực quản có thể sử dụng các loại thuốc như: fluconazole, itraconazole; nystatin 
    • Nấm ở da có thể sử dụng các loại thuốc: miconazole, clotrimazole, naftifine, và ketoconazole hay nystatin
    • Nấm ở âm đạo sử dụng các loại thuốc: miconazole, butoconazole, tioconazole, terconazole
    • Nấm ở trong máu sử dụng các loại thuốc: caspofungin, micafungin, anidulafungin hoặc amphotericin B.

    Việc sử dụng các loại thuốc chữa nấm Candida như thế nào, liều lượng ra sao sẽ do các bác sĩ quyết định, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà nên đi thăm khám các bác sĩ để được tư vấn điều trị.

    Cách phòng ngừa nấm Candida tấn công

    Nấm Candida vẫn tồn tại ở trong cơ thể người và hoàn toàn không gây hại, tuy nhiên nếu chúng phát triển quá mức cũng sẽ người bệnh gặp phải những nguy hiểm do đó cần phòng ngừa bệnh bằng cách:

    • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng 2 lần mỗi ngày, dùng thêm chỉ nha khoa 1 lần 1 ngày sau khi ăn, thay bàn chải thường xuyên và không nên dùng chung bàn chải với người khác.
    • Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc súc nước muối ấm, lưu ý không nên nuốt.
    • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, chất khử mùi, khăn lau và không nên thụt rửa âm đạo
    • Tránh mặc quần áo bó sát nhất là quần lót để giữ cho âm đạo luôn luôn khô thoáng
    • Trường hợp tiểu đường nên kiểm soát tốt lượng đường trong máu
    • Không nên dùng chung quần áo, khăn mặt với người khác
    • Nếu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và kịp thời điều trị

    Nấm Candida có thể gây nên những triệu chứng khó chịu nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì không nguy hiểm đến tính mạng. Do đó khi phát hiện những triệu chứng của bệnh, tốt nhất bạn nên đi thăm khám các bác sĩ, tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để hạn chế diễn tiến xấu của bệnh.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa I Sản Phụ Khoa

    Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

    Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa

    Sở Trường chuyên môn

    -         Thực hiện khám, tư vấn vàđiều trị các bệnh lý phụ khoa

    -         Tư vấn và điều trị rốiloạn kinh nguyệt

    -         Thực hiện thủ thuật về kếhoạch hóa gia đình

    -         Tư vấn và điều trị cácbệnh xã hội ở nữ giới

    -         Tư vấn điều trị vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới.

    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status