[ Giải Đáp ] Nấm candida có lây không và chữa như nào hiệu quả

Mục lục chính [Ẩn]

    Mắc bệnh nấm candida có lây không và lây qua đường nào? Nấm candida là một trong những tác nhân phổ biến gây bệnh ở miệng, đường tiêu hóa và đặc biệt ở cơ quan sinh dục mà cả nam lẫn nữ đều có thể mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin về khả năng bệnh lây nhiễm và cách phòng bệnh hiệu quả.

    Nấm candida có lây không ? - Đi tìm nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm candida

    Bị nấm candida có lây không và lây qua đường nào? Mặc dù là căn bệnh xảy ra phổ biến nhưng có nhiều bệnh nhân còn chưa hiểu rõ về khả năng lây nhiễm khi bị nấm candida.

    Theo nghiên cứu khoa học, nấm candida thường tồn tại khoảng 39% ở âm đạo, 30% ở miệng, 35% ở ruột và 17% ở phế quản. Trong điều kiện sống bình thường, chúng sẽ phát triển cân bằng với các vi sinh vật khác trong cơ thể giống như một lợi khuẩn nằm trong hệ sinh cần thiết cho cơ thể.

    Khi có điều kiện thích hợp, nấm candida sẽ sinh trưởng rất nhanh và gây hại tới bộ phận mà chúng đang sinh sống. Triệu chứng nhiễm nấm candida ở hầu hết các cơ quan đều gây ra cảm giác ngứa, khó chịu nhưng thường dễ điều trị và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến máu và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

    Các chuyên gia cũng khẳng định rằng, nấm candida có thể lây nhiễm. Tuy tốc độ lây lan không cao nhưng chúng lại có thể lây từ người sang người qua nhiều con đường khác nhau khi không phòng ngừa đúng cách.

    Nấm candida gây viêm nhiễm chủ yếu tại cơ quan sinh dục. Vì thế mà nó còn được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến dễ mắc phải. Bên cạnh đó, với các bệnh lý ngoài da, tưa lưỡi hay những vùng bộ phận nằm ngoài cơ quan sinh dục thì bệnh có thể lây truyền thông qua tiếp xúc thân mật, thói quen vệ sinh kém,... Cụ thể có thể nhắc đến thói quen dùng chung đồ cá nhân với người khác như khăn tắm, đồ lót, bàn chải, dùng chung sextoy với người đang mắc bệnh.

    Ngoài ra, một số trường hợp quan hệ bằng đường miệng hoặc bằng hậu môn mà không có biện pháp bảo vệ thì khả năng lây nhiễm của bệnh cũng tương đương như việc quan hệ tình dục thông thường. Vì thế, ý thức bảo vệ bản thân khi quan hệ tình dục cực kỳ quan trọng để phòng vệ trước căn bệnh này.

    Mặt khác, nữ giới đang mang thai bị nấm candida có thể lây nhiễm sang cho thai nhi từ bên trong hoặc thông qua đường sinh thường.

    Bị nấm candida điều trị như thế nào đúng cách?

    Bên cạnh thắc mắc bị nấm candida có lây không thì biện pháp điều trị nấm candida như thế nào cũng được quan tâm rất nhiều.

    Nấm candida phần lớn phát triển triệu chứng ở vùng sinh dục, xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Trong đó, do cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo dạng mở và thường xuyên ẩm ướt nên phái nữ lại có nguy cơ mắc bệnh nấm candida đường sinh dục cao hơn.

    Bệnh nấm candida đường sinh dục có thể tái phát bất kỳ lúc nào nếu phát triển trong điều kiện thuận lợi. Vậy nên, để điều trị nấm candida sinh dục dứt điểm đòi hỏi người bệnh bệnh phải kết hợp phòng - trị cùng lúc. Nếu không, mầm bệnh có thể lay lan ra toàn bộ cơ quan sinh dục bên trong, gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng khó hồi phục.

    Trường hợp bệnh chỉ mới khởi phát mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc tây y chuyên khoa giúp kiềm chế khả năng hoạt động của nấm, từ đó làm giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Thuốc điều trị có thể ở dạng uống, dạng bôi hoặc dạng đặt âm đạo (cho nữ giới).

    Khi bệnh đã phát triển trong một thời gian dài hoặc tái phát nhiều lần thì can thiệp bằng ngoại khoa sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị dứt điểm. Hiện nay, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng đang ứng dụng thành công kỹ thuật điều trị nấm candida triệt để bằng đông tây - tây kết hợp vật lý trị liệu.

    Sử dụng tác động nhiệt của sóng hồng ngoại dẫn thuốc tây y chuyên khoa đặc trị đến chính xác vị trí viêm nhiễm. Qua đó tăng cường hiệu quả hấp thụ thuốc tại đúng khu vực ổ bệnh. Đồng thời, sóng hồng ngoại còn có khả năng tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ hồi phục tái tạo các tế bào lành tính.

    Sau điều trị, người bệnh được kê thêm thuốc bồi bổ giúp thanh lọc cơ thể, điều hòa nội tiết tố và hạn chế những tác dụng phụ khi dùng thuốc tây y.

    Là biện pháp điều trị không xâm lấn nên người bệnh không lo bị đau hay chảy máu. Phương pháp điều trị có sử dụng máy tính hỗ trợ định vị ổ bệnh nên không ảnh hưởng tới các khu vực lành tính, bảo toàn chức năng sinh sản cho người bệnh.

    Xem thêm : [ Tìm Hiểu ] Thời gian ủ bệnh nấm Candida theo từng gia đoạn chi tiết

    Biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm nấm candida tối ưu

    Nấm candida có lây không, lây qua những con đường nào? Có thể thấy nấm candida là căn bệnh có khả năng lây nhiễm qua đa dạng cách thức như quan hệ tình dục (bao gồm cả đường miệng và hậu môn), dùng chung đồ cá nhân, có tiếp xúc thân mật,...

    Do nấm candida tồn tại song song với các lợi khuẩn trong cơ thể nên nếu chủ quan thì bệnh có thể khởi phát và tái phát bất cứ lúc nào nếu trước đó điều trị không đúng cách. Do đó, mỗi chúng ta cần có ý thức chủ động phòng tránh lây nhiễm bệnh bằng việc tuân thủ những điều cơ bản như sau:

    • Duy trì lối sống sinh hoạt tình dục lành mạnh 1 vợ - 1 chồng, chủ động dùng biện pháp bảo vệ với các mối quan hệ trong xã hội.
    • Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác, nhất là những người mắc bệnh hoặc đang nghi ngờ mắc bệnh.
    • Thay quần lót mỗi ngày và cần giặt, phơi ngay ở chỗ nắng ráo để không bị ẩm mốc mỗi khi dùng.
    • Chú ý vệ sinh vùng kín mỗi ngày, sử dụng dung dịch vệ sinh có nồng độ phù hợp, không gây kích ứng. Đặc biệt cần vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
    • Nữ giới cần nhớ thay băng vệ sinh ít nhất 4 - 5 tiếng/lần để hạn chế tình trạng ẩm ướt và tạo điều kiện cho nấm, khuẩn phát triển.
    • Trong quá trình điều trị bệnh cần dùng thuốc đúng theo chỉ định và liều lượng bác sĩ khuyên dùng. Không nên dùng thuốc tràn lan hoặc tự ý điều chỉnh liều dùng vì cơ thể sẽ bị phản ứng kháng kháng sinh, dẫn đến nguy cơ nhiễm nấm candida sinh dục gia tăng.
    • Bồi bổ cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin nhằm tăng cường đề kháng cho cơ thể như rau củ, trái cây tươi, sữa chua, uống đủ nước mỗi ngày,... Đồng thời hạn chế đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ bởi chúng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và thúc đẩy nấm men sinh sôi.
    • Có thói quen đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát bệnh từ sớm. Còn với phụ nữ đang mang thai cần siêu âm theo dõi tình trạng sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ.

    Những thông tin trong bài viết giải đáp câu hỏi “Nấm candida có lây không, lây qua những đường nào?” hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này. Bệnh có khả năng tiến triển nhanh và dễ dàng lây nhiễm khi có tiếp xúc gần gũi nên nắm rõ kiến thức về bệnh là biện pháp bảo vệ sức khỏe hữu hiệu không chỉ cho bạn mà cả người thân xung quanh. Liên hệ ngay qua hotline 0243 9656 999 tư vấn hoàn miễn phí nếu bạn đang cần hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa I Sản Phụ Khoa

    Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

    Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa

    Sở Trường chuyên môn

    -         Thực hiện khám, tư vấn vàđiều trị các bệnh lý phụ khoa

    -         Tư vấn và điều trị rốiloạn kinh nguyệt

    -         Thực hiện thủ thuật về kếhoạch hóa gia đình

    -         Tư vấn và điều trị cácbệnh xã hội ở nữ giới

    -         Tư vấn điều trị vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới.

    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status