[ Tìm Hiểu ] Thời gian ủ bệnh nấm Candida theo từng gia đoạn chi tiết
Thời gian ủ bệnh nấm candida khiến nhiều người không khỏi băn khoăn khi bệnh có xu hướng xuất hiện đột ngột và tái phát nhiều lần. Việc biết được thời gian ủ bệnh sẽ giúp mọi người phòng tránh nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm bệnh với nhau. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh nấm candida và cách phòng tránh bệnh từ sớm.
Thời gian ủ bệnh nấm candida là bao lâu, khi nào xuất hiện triệu chứng?
Thời gian ủ bệnh nấm candida diễn ra trong bao lâu rồi sẽ xuất hiện triệu chứng? Về thời gian nấm candida ủ bệnh, các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ rằng khó có thể xác định được thời gian cụ thể.
Thực chất, nấm candida vẫn luôn tồn tại ở bên trong cơ thể tại các khu vực như đường sinh dục, đường ruột, miệng, phế quản,... Và phổ biến thường gặp nhất là chủng nấm candida albicans gây viêm nhiễm tại vùng sinh dục.
Ở điều kiện bình thường, chúng sinh sống trong cơ thể với một lượng nhất định song song cùng với các lợi khuẩn khác. Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợi, nấm candida sẽ bắt đầu sinh sôi một cách bất thường và lấn át cả lợi khuẩn. Dẫn đến triệu chứng vùng niêm mạc bị nấm xuất hiện mảng trắng giống bã đậu và kèm theo cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
Những yếu tố làm tăng khả năng hình thành nên bệnh nấm candida kể đến bao gồm:
Ít chú trọng vệ sinh thân thể :
Nam giới chưa cắt bao quy đầu, sống trong môi trường tiếp xúc với nước bẩn, không thay quần lót thường xuyên, mặc đồ lót bó chật,... đều là những việc làm làm tăng nguy cơ bị nấm.
Nấm candida đặc biệt ưa môi trường ẩm ướt. Vì thế nếu để vùng kín luôn trong trạng thái bí bách, khó thoát mồ hôi thì sẽ tạo điều kiện cho các vi nấm tăng sinh và hình thành nên bệnh.
Bên cạnh đó, vệ sinh vùng kín sai cách cũng khiến cho nguy cơ phát bệnh nấm candida một cách nhanh chóng. Thụt rửa âm đạo, dùng dung dịch vệ sinh có thành phần gây kích ứng, không vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục,...
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh :
Nấm candida hoàn toàn có thể lây nhiễm nếu có sự tiếp xúc thân mật với người bệnh. Đặc biệt là khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ. Do nấm có sinh sống ở vùng miệng và hậu môn nên dù có quan hệ bằng miệng hay qua hậu môn thì cũng không thể tránh được nguy cơ nhiễm bệnh.
Thời gian ủ bệnh của nấm candida khi này diễn ra khá nhanh, trong khoảng 1 tuần là người bệnh đã có thể xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy và nổi cợn trắng tại khu vực tiếp xúc với ổ bệnh.
Bên cạnh đó, nữ giới đang mang thai bị nấm âm đạo có khả năng lây sang cho thai nhi thông qua đường máu hoặc khi sinh thường qua đường âm đạo.
Ngoài ra, việc lây truyền thông qua vết thương hở cũng có thể xảy ra nguy cơ lây nhiễm bệnh nhanh chóng.
Hệ thống miễn dịch suy yếu :
Người có hệ miễn dịch suy yếu, đang mắc bệnh lý truyền nhiễm đường sinh dục, bệnh đái tháo đường,... thì thời gian ủ bệnh nấm candida sẽ ngắn hơn so với người bình thường có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Đang dùng thuốc kháng sinh :
Trong một số trường hợp thuốc kháng sinh có khả năng gây tác dụng phụ làm mất cân bằng môi trường vùng kín. Khiến cho nấm candida có cơ hội phát triển hơn so với lợi khuẩn. Vì thế mà người đang dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh trong thời gian dài cũng có nguy cơ dễ bị bệnh nấm candida.
Lối sống thiếu khoa học :
Dung nạp nhiều thực phẩm chứa đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhiều đường, dùng chất kích thích,... cũng có thể khiến cho môi trường vùng kín tăng nhiệt độ, tạo điều kiện cho nấm men phát triển và gây ra triệu chứng nhanh chóng hơn.
Xem thêm : [ Giải Đáp ] Nấm Candida có nguy hiểm không và chữa như nào hiệu quả hiện nay
Biện pháp chẩn đoán và phòng ngừa nhiễm nấm candida
Thời gian ủ bệnh nấm candida gần như không rõ ràng và cố định. Nó có thể bộc phát một cách nhanh chóng nếu bạn không chú ý vệ sinh vùng kín, tiếp xúc với người bệnh hay hệ miễn dịch đang suy yếu,...
Để chẩn đoán nguy cơ bệnh nhiễm nấm candida, người bệnh cần thực hiện khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh, chế độ sinh hoạt và việc sử dụng thuốc chữa bệnh trong thời gian gần đây. Nếu nghi ngờ bị nhiễm nấm candida sinh dục, người bệnh sẽ thực hiện xét nghiệm soi tìm nấm để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Thông thường, tình trạng nấm candida có thể cải thiện được triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh chuyên diệt nấm. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ thích hợp với người bệnh có triệu chứng mới khởi phát. Việc sử dụng này cần thực hiện nghiêm ngặt bởi nấm men tuy có thể dễ dàng điều trị nhưng vẫn có nguy cơ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi.
Hiện nay, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng đã ứng dụng thành công kỹ thuật điều trị bằng vật lý trị liệu kết hợp đông - tây y chuyên khoa mang lại hiệu quả diệt nấm triệt để, giảm tỷ lệ tái phát chỉ còn dưới 1%.
Lợi dụng tác dụng nhiệt của sóng hồng ngoại làm tăng hiệu năng hấp thụ thuốc cho cơ thể với cơ chế chọn lọc. Nhờ đó ổ bệnh được xử lý một cách nhanh chóng, loại bỏ nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Dùng thuốc đông y chuyên khoa giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc tây y. Vì thế hạn chế tối đa nguy cơ cơ bị kháng kháng sinh, đào thải hoàn toàn các ổ dịch viêm do nấm.
Để ngăn chặn thời gian ủ bệnh và phát tác triệu chứng của nấm candida, bạn cũng cần có cho mình các biện pháp ngăn chặn mắc bệnh ngay từ lúc này:
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phù hợp, không gây kích ứng hay gây khô bộ phận sinh dục. Chị em thì nhớ không được thụt rửa âm đạo vì có thể làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Với nam giới đang bị dài/hẹp bao quy đầu cần cân nhắc đi cắt bao quy đầu sớm để vệ sinh dễ dàng hơn, tránh tích tụ cặn sinh dục tạo điều kiện cho nấm phát triển.
- Mặc quần, đồ lót có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Nên giặt đồ và phơi khô trước khi sử dụng, tránh dùng đồ ẩm ướt dẫn đến bị nấm tái phát.
- Tăng cường đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước và ăn sữa chua mỗi ngày để tăng cường lợi khuẩn.
- Có lối sống tình dục lành mạnh bằng việc dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, quan hệ chung thủy nhằm phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Không dùng chung đồ cá nhân với người khác như đồ lót, khăn tắm, bàn chải,... vì những vật dụng này có thể dính dịch chứa mầm bệnh.
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp có triệu chứng bất thường nghi ngờ bị nấm candida thì hãy tạm ngưng thuốc và tìm gặp bác sĩ để có hướng điều trị khác phù hợp hơn.
- Đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/lần với mục đích phát hiện và tầm soát bệnh từ sớm.
Qua bài viết có thể thấy thời gian ủ bệnh nấm candida thường không rõ ràng bởi tình trạng bệnh xảy ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Triệu chứng bệnh có thể hình thành bất cứ lúc nào và có những trường hợp biểu hiện không rõ ràng. Vì thế, nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh hoặc còn băn khoăn nào khác về bệnh nấm candida, hãy liên hệ với các chuyên gia qua số điện thoại 0243 9656 999 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.