Khám phụ khoa là khám gì? Các bước khám phụ khoa cơ bản
Khám phụ khoa là khám gì không phải chị em nào cũng biết trong khi đây là một trong việc quan trọng giúp chị em bảo vệ sức khỏe sinh sản, phát hiện sớm các bệnh phụ khoa. Theo khuyến nghị của các bác sĩ sản phụ khoa khám phụ khoa nên được thực hiện 6 tháng một lần. Vậy khám phụ khoa là khám những gì?
Khám phụ khoa là khám gì ?
Hiện nay có hơn 90% chị em phụ nữ từng mắc các bệnh liên quan đến bệnh phụ khoa (số liệu thống kê của Bộ y tế năm 2014). Đây là con số đáng báo động về sức khỏe của chị em. Một trong số những nguyên nhân là do thói quen lười khám phụ khoa trong khi đây lại là việc làm cần thiết. Vậy khám phụ khoa là khám gì?
Khám phụ khoa là việc thăm khám cơ quan sinh dục ở nữ giới. Cơ quan sinh dục của nữ giới được chia làm 2 phần chính là cơ quan sinh dục trên và cơ quan sinh dục dưới.
- Cơ quan sinh dục trên bao gồm: Tử cung, vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng
- Cơ quan sinh dục dưới bao gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.
Ngoài ra khi khám phụ khoa, bạn còn được kiểm tra sức khỏe thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng…
Nếu trong quá trình thăm khám bác sĩ phát hiện ra những dấu hiệu bất thường như: ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ… bạn sẽ cần làm thêm các xét nghiệm sàng lọc ung thư cần thiết khác như: sinh thiết cổ tử cung, xét nghiệm PAP…
Quy trình khám phụ khoa bao gồm những bước gì ?
Khám phụ khoa là bước kiểm tra toàn diện bộ phận sinh dục nữ. Để thực hiện bước kiểm tra này, người bệnh sẽ cần thực hiện theo một quy trình mà bác sĩ chỉ dẫn. Vậy quy trình khám phụ khoa là khám gì?
Thông thường khi thực hiện khám phụ khoa sẽ được thực hiện theo các bước cơ bản như:
Bước 1: Lấy thông tin, tình trạng của bệnh nhân
Trước khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ sẽ hỏi người bệnh những thông tin cá nhân liên quan, tình trạng và tiền sử bệnh lý, những triệu chứng bất thường. Bác sĩ cũng sẽ hỏi một số những câu hỏi tế nhị liên quan đến cuộc sống riêng tư của bạn: chu kỳ kinh nguyệt, thói quen vệ sinh, quan hệ tình dục, số lần sinh con, từng thực hiện phá thai chưa, biện pháp ngừa thai…
Bước 2: Thăm khám bên ngoài
Các bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra những bất thường ở bên ngoài cơ quan sinh dục của bạn đồng thời kiểm tra vùng ngực xem có những khối u không?
Lưu ý chị em khi ở bước thăm khám này cần chuẩn bị những bộ trang phục rộng rãi hoặc thay đồ theo bệnh viện, phòng khám để tiện cho quá trình thăm khám.
Bước 3: Khám âm đạo
Đây là bước thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện có điều gì bất thường ở âm đạo không. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để khám phụ khoa là mỏ vịt để đưa vào bên trong âm đạo. Khám âm đạo bằng mỏ vịt sẽ giúp quan sát được thành âm đạo và cổ tử cung.
Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào để xét nghiệm nếu nghi ngờ mắc bệnh phụ khoa.
Ở bước này với những chị em đã có gia đình, bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả cơ quan sinh dục bằng cách siêu âm đầu dò. Với chị em chưa có gia đình sẽ dùng phương pháp siêu âm vùng bụng để quan sát.
Bước 4: Xét nghiệm dịch âm đạo
Đa số chị em khi khám phụ khoa đều được chỉ định xét nghiệm dịch âm đạo trong đó. Việc xét nghiệm dịch âm đạo sẽ giúp bác sĩ xác định bạn có bị mắc bệnh phụ khoa không, mắc bệnh phụ khoa do đâu. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa như: nấm, trùng roi, tạp khuẩn hay không.
Các bác sĩ có thể lấy dịch âm đạo khi siêu âm đầu dò hoặc siêu âm bằng mỏ vịt.
Bước 5: Khám tử cung
Để khám tử cung, bác sĩ sẽ dùng tay để sờ nắn kích thước, vị trí của tử cung, cùng với đó là siêu âm đầu dò hoặc ổ bụng. Thông qua việc khám tử cung bác sĩ sẽ xác định được tình trạng tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, bất thường hoặc bệnh lý ở tử cung.
Khám tử cung là bước thăm khám quan trọng, bác sĩ không nên bỏ qua.
Bước 6: Xét nghiệm
Sau khi thực hiện các bước thăm khám cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng của bạn đồng thời đưa ra phương pháp giúp kiểm tra chính xác hơn như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, sinh thiết, liệu pháp PAP…
Bước 7: Tư vấn điều trị và hẹn tái khám
Sau khi kiểm tra sức khỏe phụ khoa các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận phù hợp về tình trạng của bạn cũng như gợi ý phương pháp điều trị phù hợp. Với mỗi nguyên nhân các bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng được hẹn khám lại về tình trạng của mình.
Xem Thêm : Tư vấn phụ khoa miễn phí 24/7 cùng với các bác sĩ chuyên khoa
Những lưu ý khi thăm khám phụ khoa
Khám phụ khoa là quá trình thăm khám đơn giản, ngoài việc trang bị những kiến thức đơn giản, khám phụ khoa là khám gì chị em cũng cần thực hiện theo những lưu ý sau để được kiểm tra sức khỏe phần phụ hiệu quả nhất.
Không nên thăm khám vào những ngày kinh nguyệt bởi sẽ có những phương pháp không được thực hiện ở giai đoạn này. Quá trình thăm khám khi đến ngày đèn đỏ sẽ bị cản trở, vùng kín rất dễ bị tổn thương.
Tạo dựng tâm lý thoải mái nhất khi thăm khám phụ khoa, nên gạt bỏ những tâm lý lo lắng, e ngại mà chia sẻ thẳng thắn với bác sĩ về tình trạng của mình.
Trước khi đi khám phụ khoa nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tuy nhiên không được thụt rửa âm đạo, không được thụt rửa vùng kín.
Trước khi đi khám phụ khoa không nên quan hệ tình dục trừ những trường hợp bất thường. Bạn hãy kiêng quan hệ từ 2 đến 3 ngày trước khi đi thăm khám.
Nên chọn những phòng khám phụ khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ
Xem Thêm : Nhiễm nấm Candida albicans là gì ? Có nguy hiểm hay không
Trên đây là những giải đáp về thắc mắc khám phụ khoa khám gì? Hy vọng với những thông tin này người bệnh sẽ có những bước chuẩn bị tốt hơn khi đi thăm khám bệnh phụ khoa. Nếu còn những thắc mắc chị em có thể liên hệ theo số điện thoại: 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.