[ Tổng hợp ] Đi tiểu ra máu là gì ? 10 nguyên nhân gây bệnh

Mục lục chính [Ẩn]

    Đi tiểu ra máu có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới trong các độ tuổi khác nhau. Đây là triệu chứng cảnh báo những dấu hiệu bất thường ở trong cơ thể nhưng cũng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường do sử dụng thuốc hoặc tập thể dục nặng. Vậy đi tiểu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không?

    Đi tiểu ra máu là như thế nào?

    Đi tiểu ra máu là triệu chứng khi trong nước tiểu có xuất hiện 1 lượng hồng cầu bất thường. Bình thường cơ thể mỗi khi đi tiểu sẽ có màu vàng rơm hoặc màu trong suốt. Các bác sĩ cũng có thể căn cứ vào màu sắc nước tiểu này để xác định bạn đang mắc bệnh gì?

    Tùy vào từng nguyên nhân mà người bệnh có các triệu chứng tiểu ra máu khác nhau. Nước tiểu có thể có màu hồng, có màu đỏ tươi hoặc có sợi máu nhỏ lẫn trong nước tiểu. Tình trạng này có 2 loại chủ yếu như sau:

    Tiểu ra máu đại thể :

    Là tình trạng người bệnh có thể quan sát sự biến đổi của nước tiểu bằng mắt thường. Thay vì có màu vàng, nước tiểu sẽ có màu đỏ, màu hồng hoặc lẫn tia máu trong nước tiểu.

    Tiểu ra máu vi thể :

    Là tình trạng trong nước tiểu có lẫn máu nhưng không thể quan sát bằng mắt thường, lượng hồng cầu nhỏ hơn 500.000/24 giờ sau khi làm cặn Addiss. Thường tình trạng này phải nhờ sự hỗ trợ kiểm tra của bác sĩ.

    Tình trạng xuất hiện hồng cầu thường không được tìm thấy trong nước tiểu, nhưng nếu gặp phải tình trạng này rất có thể bạn đang gặp những vấn đề nhiễm trùng hoặc viêm đường tiết niệu.

    Nguyên nhân đi tiểu ra máu là do đâu?

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đi tiểu ra máu, mỗi nguyên nhân lại có những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe khác nhau. Cách xác định nguyên nhân chính xác nhất là theo dõi các triệu chứng kèm theo đồng thời thăm khám các bác sĩ giàu kinh nghiệm.

    1. Tập thể dục nặng

    Tập những môn thể thao đòi hỏi mất nhiều sức lực sẽ gây nên hiện tượng mất nước đồng thời ảnh hưởng đến bàng quang và dẫn đến nguy cơ bị đái ra máu. Đối tượng thường bị là những vận động viên hoặc những người thường xuyên làm công việc nặng.

    2. Do tác dụng phụ của thuốc

    Một số loại thuốc khi sử dụng cũng khiến bạn gặp phải tình trạng đái ra máu như: kháng sinh Penicillin, polymyxin, rifampin; thuốc giảm đau kháng viêm Aspirin, phenacetin, aminosalicylic acid, NSAID; thuốc lợi tiểu Furosemide, Ethacrynic Acid, Thiazides…

    3. Chấn thương thận

    Chấn thương thận có thể xảy đến từ 1 tai nạn hoặc khi chơi môn thể thao bất kỳ. Va đập mạnh gây chấn thương sẽ khiến xuất huyết thận, máu trong nước tiểu xuất hiện.

    4. Mắc các bệnh lý về máu

    Các bệnh lý về máu như: Thiếu hụt hồng cầu mạn tính, máu khó đông, bạch cầu cao, hemophilia… cũng là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng đi đái ra máu. Tuy nhiên, bệnh lý này thường gặp nhiều hơn ở nữ giới, nam giới ít gặp hơn.

    5. Ung thư

    Ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân gây đi tiểu ra máu. Các tế bào ung thư thường có diễn biến ác tính nên gây tổn thương ở những bộ phận này. Thường triệu chứng này xuất hiện ở giai đoạn muộn, giai đoạn đầu đa phần không có triệu chứng.

    6. Bệnh viêm cầu thận

    Đi tiểu ra máu rất có thể là triệu chứng của bệnh viêm cầu thận. Đây là bệnh do virus gây nên làm ảnh hưởng đến hệ thống lọc của thận.

    7. Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang

    Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang xuất hiện là do các khoáng chất ở trong nước tiểu kết tủa và tạo thành các tinh thể tồn tại ở thận và bàng quang. Sau 1 thời gian các tinh thể này sẽ tạo thành sỏi đá cứng là tắc nghẽn. Sỏi thận và sỏi bàng quang có thể cũng gây ra tiểu ra máu kèm theo hiện tượng đau nhức.

    8. Phì đại tuyến tiền liệt

    Tuyến tiền liệt là bộ phận nằm ở dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo. Bộ phận này có xu hướng to lên khi nam giới đến tuổi trung niên. Triệu chứng của bệnh phí đại tuyến tiền liệt như: đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu không nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt…

    9. Nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận hay còn gọi là viêm bể thận, nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập từ máu vào thận hoặc di chuyển từ niệu đạo lên thận và gây nhiễm trùng. Người bệnh sẽ thấy có triệu chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi, sốt, đau sườn…

    10. Nhiễm trùng đường tiểu

    Bệnh này thường xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ. Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn công vào niệu đạo và phát triển nhiều hơn trong bàng quang. Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như: đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, nước tiểu có mùi nặng…

    Xem Thêm : Tiểu rắt ra máu : cẩn thận kẻo mắc 7 căn bệnh nguy hiểm

    Chẩn đoán chính xác tình trạng đi tiểu ra máu

    Đi tiểu ra máu cần được chẩn đoán chính xác, vì có những trường hợp đi tiểu ra máu không thể quan sát bằng mắt thường. Để chẩn đoán chính xác tình trạng này bạn cần thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được tìm ra nguyên nhân chính xác bằng cách làm nghiệm pháp 3 cốc.

    Các bác sĩ sẽ đưa cho bạn 3 cốc để lấy mẫu nước tiểu, người bệnh sẽ lấy nước tiểu đầu dòng, giữa dòng và cuối dòng. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết kết quả tiểu ra máu là do đâu.

    • Nếu tiểu ra máu đầu dòng thì có thể do tổn thương ở niệu đạo
    • Nếu tiểu ra máu cuối dòng thì có thể do tổn thương ở bàng quang
    • Nếu tiểu ra máu ở cả 3 dòng thì có thể do tổn thương ở niệu quản - thận

    Trường hợp với nữ giới thì cần phải thông tiểu thì kết quả xét nghiệm mới chính xác.

    Ngoài việc xét nghiệm bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tình trạng bệnh, tiền sử gia đình, lấy mẫu xét nghiệm để soi trên kính hiển vi. Người bệnh cũng có thể phải tiến hành chụp X-Quang, CT, MRI nếu nghi ngờ tiểu ra máu là do bị chấn thương.

    Xem Thêm : Tiểu ra màu hồng là bệnh gì ? Nguyên nhân do đâu

    Cách điều trị hiệu quả đi tiểu ra máu

    Sau khi có kết quả thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị hiệu quả. Tùy từng nguyên nhân mà áp dụng các biện pháp phù hợp khác nhau. Bạn có thể sẽ phải sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật tùy theo.

    • Dùng thuốc: Bạn có thể sẽ phải dùng kháng sinh điều trị các trưởng hợp bị nhiễm trùng đường tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, thiếu máu hồng cầu… việc dùng thuốc phải được kê bởi bác sĩ, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng.
    • Thủ thuật: Với những trường hợp bị sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư…
    • Chạy thận với những trường hợp bị rối loạn chức năng thận.
    • Hóa trị, xạ trị: Với những trường hợp bị ung thư để loại bỏ tế bào

    Việc áp dụng phương pháp điều trị nào sẽ do các bác sĩ quyết định, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng của thuốc tránh nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm.

    Ngoài ra để việc điều trị đạt hiệu quả cao người bệnh cần lưu ý: cần phải uống nhiều nước, không nên nhịn tiểu, ăn uống với chế độ lành mạnh hạn chế muối và protein, tránh tiếp xúc với hóa chất có hại, tránh vận động va chạm mạnh…

    Với chị em phụ nữ, nguy cơ bị đi tiểu ra huyết cao hơn nên cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ từ sau ra trước mỗi lần đi tiểu song.

    Như vậy có thể thấy đi tiểu ra máu do rất nhiều nguyên nhân gây nên, việc chữa trị cũng đòi hỏi quá trình thăm khám cẩn thận để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn đang có dấu hiệu này muốn được tư vấn và thăm khám có thể liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại: 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bác sĩ CKII Ngô Việt Thành

    Chuyên khoa: Ngoại - Tiết niệu

    Chức vụ

    - Bác sĩ chuyên khoa I Ngoại - Tiết niệu tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

    - Phó Khoa Ngoại - Bệnh viện Phổi Trung ương

    Quá trình công tác

    - Sau khi tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội, bác sĩ Thành tham gia vào quân ngũ phục vụ tổ quốc.

    - Từ năm 1987: Bác sĩ Thành về công tác tại khoa ngoại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định

    - Đến năm 1998: Bác sĩ Thành được tín nhiệm và bổ nhiệm chức phó khoa Ngoại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Trong thời gian này, bác sĩ Thành kiêm nhiệm chức vụ phó chủ nhiệm khoa bộ môn Ngoại tại trường Đại học Y Thái Bình

    - Năm 2002: Bác sĩ Thành được tín nhiệm và nhận vị trí Phó khoa Ngoại tại bệnh viện Phổi Trung Ương

    - Năm 2006: Bác sĩ Ngô Việt Thành là chuyên gia y tế quốc tế và công tác tại Cộng Hòa Angola.

    - Tháng 8 – 2017: bác sĩ Thành về nước và công tác tại phòng khám Nam học Hà Nội

    Sở trường chuyên môn

    - Bác sĩ Ngô Việt Thành đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý điển hình như

    - Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục,...

    - Bệnh nam khoa: Xuất tinh sớm, suy giảm chức năng sinh dục, rối loạn cương dương, các bệnh về bao quy đầu, tinh hoàn, các bệnh về tuyến tiền liệt…

    - Chẩn đoán và điều trị vô sinh ở nam giới, có rất nhiều bệnh nhân đã được chữa trị và có thể sinh con một cách tự nhiên.

    - Không chỉ có một nền tảng kiến thức y học sâu sắc, nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh tiết niệu và sinh dục nam, bác sĩ Thành cũng thường xuyên tham gia các hội thảo, các lớp tập huấn, nghiên cứu khoa học, hợp tác và trao đổi kỹ thuật với các chuyên gia y học tại Angola nhằm thăm khám và điều trị hiệu quả, tích cực cho từng trường hợp bệnh nhân.

    - Với kỹ năng chẩn đoán và điều trị bệnh linh hoạt, chính xác bằng con mắt và đôi tay “trong nghề” bác sĩ luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi tìm ra những phương pháp chẩn đoán và điều trị khoa học

    Thành tích đạt được

    Trong những năm tháng sống và làm việc tại Cộng hòa Angola, bác sĩ Thành luôn được nhận bằng khen “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong việc thăm khám và điều trị, phẫu thuật các bệnh liên quan đến lĩnh vực nam khoa, ngoại – tiết niệu.

    - Năm 1998: bác sĩ Thành bảo vệ thành công đề tài cấp quốc gia: “Phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa”

    - Năm 2002: bác sĩ Thành bảo vệ thành công đề tài cấp quốc gia “Phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi”

    - Năm 2012: bác sĩ Thành bảo vệ thành công đề tài cấp tỉnh: “Sâm Xuân Dược điều trị rối loạn cương dương”.

    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status