Tiểu rắt ra máu : cẩn thận kẻo mắc 7 căn bệnh nguy hiểm
Tiểu rắt ra máu mặc dù không phổ biến như tiểu rắt, tiểu buốt tuy nhiên đây lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm hơn ở cả nam giới và nữ giới. Đi tiểu rắt, tiểu ra máu cần phải được theo dõi chặt chẽ đồng thời nắm bắt những thông tin, cảnh báo để phòng ngừa và chữa trị hiệu quả. Bạn có thể theo dõi các thông tin tiểu rắt tiểu ra máu thông qua bài viết dưới đây.
Tiểu rắt ra máu là hiện tượng gì?
Đi tiểu rắt ra máu là triệu chứng người bệnh thường xuyên thấy buồn tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu không có màu vàng mà có màu đỏ của máu có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc không.
Triệu chứng đi tiểu rắt, tiểu ra máu khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi vì thường phải đi tiểu vào ban đêm. Hơn thế nữa mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu thường rất ít có thể kèm theo triệu chứng khó chịu khác.
Đa phần người bệnh khi gặp phải triệu chứng này thường không chú ý vì khó có thể quan sát được bằng mắt thường. Trường hợp bệnh nhẹ, màu sắc nước tiểu chỉ thay đổi đôi chút, nếu tiểu ra máu quan sát được bằng mắt thường tức là bạn đang có nguy cơ bị bệnh rất nặng.
Ngoài ra, bạn có thể kèm theo các triệu chứng khác như: đau bụng dưới, đau dọc niệu đạo, đi tiểu buốt, mệt mỏi…

Tiểu rắt ra máu là bệnh gì?
Tiểu rắt ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, chủ yếu là các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, thận, tuyến tiền liệt, các bệnh về máu, nhiễm trùng bộ phận sinh dục…Dưới đây là những bệnh lý phổ biến và thường gặp nhất.
1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh khá phổ biến bệnh do sự tấn công của các loại vi khuẩn ở các bộ phận như: niêm mạc niệu đạo, bàng quang, cầu thận, đài bể thận bị viêm nhiễm.
Bệnh này thường gặp ở cả nam giới và nữ giới với các triệu chứng như: đi tiểu rắt, tiểu ra máu, đau buốt mỗi lần đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, tiểu nhiều lần, đau bụng dưới… Tùy từng nguyên nhân mà các triệu chứng kèm theo sẽ khác nhau, riêng với nữ giới còn bị ngứa vùng kín, đau khi quan hệ.
2. Sỏi đường tiết niệu
Triệu chứng tiểu rắt, tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi tiết niệu, ngoài ra người bệnh còn có triệu chứng đi tiểu buốt. Bệnh sỏi đường tiết niệu có nhiều dạng khác nhau như: sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi kẹt ở niệu đạo, sỏi thận… Nguyên nhân là do nhiễm trùng mạn tính, khi di chuyển sỏi khiến niêm mạc đường tiết niệu bị tổn thương và chảy máu.
Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng phổ biến như: đi tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu ra máu, đau quặn thận, thường xuất hiện ở hố thắt lưng và lan phía hố chậu và rốn, đau vùng thắt lưng, sốt cao, nôn mửa, ăn không ngon miệng…
3. Viêm cầu thận
Viêm cầu thận là hiện tượng xuất hiện các tổn thương viêm cấp ở cầu thận, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu, virus gây nên. Bệnh có liên quan đến các bệnh đái tháo đường, viêm mạch thận và các bệnh lý khác như thận đa nang, huyết khối động mạch, tĩnh mạch thận.
Triệu chứng của bệnh là nước tiểu có nhiều bọt, màu đậm hơn bình thường có màu hồng do lẫn máu, chân tay, bụng có tình trạng phù nề do tích nước, người mêt mỏi, da xanh xao do thiếu máu…
4. Các bệnh về máu
Một số trường hợp bị tiểu rắt, tiểu ra máu là do mắc các bệnh lý như: máu khó đông, bạch cầu cấp và mãn tính. Tuy nhiên nếu do bệnh bạch cầu cấp và mãn tính thường gặp nhiều ở nam giới hơn nữ giới.
Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: nước tiểu có lẫn máu, chảy máu ở chân răng, đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi, khó thở, xuất huyết ở dưới da…

5. U hệ tiết niệu
U hệ tiết niệu có thể bắt nguồn từ u thận, u bàng quang. Khi mới xuất hiện, các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, nhưng nếu bệnh nặng, người bệnh sẽ thấy có các dấu hiệu như: đi tiểu ra máu, cơ thể mệt mỏi, nước tiểu lẫn máu có màu hồng, người gầy yếu, ăn uống kém. Trường hợp bệnh nặng khối u di căn gây tiểu ra máu đại thể.
6. Nhiễm trùng bộ phận sinh dục
Bệnh nhiễm trùng bộ phận sinh dục có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới nhưng thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Chị em phụ nữ thường bị nhiễm trùng âm đạo, viêm âm đạo với các triệu chứng như ngứa rát âm đạo, dịch âm đạo bất thường, viêm, sưng tấy quanh âm hộ khi quan hệ tình dục, tiểu buốt, nước tiểu có máu, đi tiểu nhiều lần.
7. Bệnh tuyến tiền liệt
Bệnh này chỉ gặp ở nam giới với các dạng bệnh lý như viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt. Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như tuyến tiền liệt bị sưng to, vùng háng bụng đau nhức, đau nhiều khi quan hệ tình dục và khi xuất tinh, đi tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu ra mủ, sốt, người rét run khó chịu. Nếu bệnh nặng có thể đi tiểu ra máu đại thể.
Xem Thêm : Tiểu ra màu hồng là bệnh gì ? Nguyên nhân do đâu
Tiểu rắt ra máu có nguy hiểm không?
Đi tiểu rắt ra máu là triệu chứng bệnh nguy hiểm nên cần được thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Nếu người bệnh không thăm khám và điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
1. Suy giảm chức năng tình dục
Triệu chứng đi tiểu rắt đi tiểu ra máu có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Nếu nam giới khi mắc bệnh có thể gặp phải các bệnh về tuyến tiền liệt khiến chất lượng và số lượng tinh trùng bị giảm sút. Nếu nữ giới mắc phải có thể dẫn đến viêm nhiêm phụ khoa, nguy cơ bệnh ung thư ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
2. Biến chứng nguy hiểm sức khỏe
Đi tiểu rắt kèm ra máu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm trong hệ thống đường tiết niệu, tuyến tiền liệt thậm chí ung thư… những căn bệnh này cần được chữa trị càng sớm càng tốt.
3. Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh
Triệu chứng này có thể khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, không dám đi tiểu. Chính điều này khiến người bệnh sẽ có nguy cơ diễn biến bệnh nặng hơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.
4. Nguy cơ mất máu, thiếu máu
Nếu tình trạng đi tiểu nhiều lần kèm ra máu không được chữa trị sớm người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bị mất máu kéo dài. Mất máu sẽ khiến người bệnh bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao thậm chí ngã trong tư thế đứng.

Xem Thêm : Tiểu ra màu hồng là bệnh gì ?Nguyên nhân do đâu
Cách điều trị đi tiểu rắt ra máu hiệu quả
Đi tiểu rắt ra máu có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó để có phương pháp chữa trị hiệu quả người bệnh cần được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, sau đó mới có phương pháp chữa trị phù hợp.
1. Điều trị y học chuyên khoa
Đa số người bệnh khi bị mắc các triệu chứng đi đái ra máu người bệnh đều do các bệnh lý gây nên. Người bệnh cần thăm khám và sớm có các biện pháp điều trị phù hợp.
Mỗi bệnh lý sẽ có các biện pháp chữa trị khác nhau:
- Nếu bệnh nhẹ, sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, giảm viêm nhiễm, điều trị triệu chứng.
- Nếu trường hợp nặng thì phải tiến hành phẫu thuật hoặc điều trị dài ngày theo liệu trình cụ thể.
2. Điều trị đi tiểu rắt ra máu tại nhà
Thường phương pháp này áp dụng với những trường hợp bị bệnh ở giai đoạn nhẹ, người bệnh cần thăm khám bác sĩ trước khi áp dụng.
- Sử dụng các nguyên liệu tại nhà: Bạn có thể chế biến các món ăn từ các loại nguyên liệu như bí xanh, sắn dây, mồng tơi...
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích kể cả thuốc lá, cà phê vì chúng đều khiến đường tiểu và bàng quang bị kích thích.
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể đào thải độc tố và dòng nước tiểu trong hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, nên ăn nhiều chất xơ, vitamin, các thực phẩm giàu dưỡng chất…
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc quá mặn vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Đi tiểu rắt ra máu là triệu chứng bất thường, cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Khi phát hiện cơ thể có triệu chứng này bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bạn có thể liên hệ các bác sĩ chuyên khoa theo số điện thoại: 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.