Cách điều trị bệnh tiểu ra máu hiệu quả và nhanh chóng [ Tổng hợp ]
Cách điều trị bệnh tiểu ra máu hiện nay là dùng thuốc tuy nhiên tùy thuộc vào từng nguyên nhân thì loại thuốc và các phương pháp điều trị cũng khác nhau. Tình trạng tiểu ra máu là khi trong nước tiểu có lượng hồng cầu, lượng máu kèm theo. Khi bị đái ra máu chứng tỏ bạn đang có những dấu hiệu bất thường ở đường tiểu cần thăm khám và điều trị sớm.
Tiểu ra máu do nguyên nhân nào gây nên
Tình trạng đi tiểu ra máu không phải là bệnh lý mà thực chất nó là triệu chứng cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy để tìm ra cách điều trị bệnh tiểu ra máu trước hết người bệnh cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Bạn có thể xác định nguyên nhân gây bệnh thông qua việc thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Có một vài nguyên nhân đi tiểu ra máu mà không cần tiến hành điều trị người bệnh cần lưu ý như: do tập thể dục quá nặng, mất nước trong thời gian dài, dùng một số loại thuốc hoặc kháng sinh trong thời gian dài, ăn nhiều thực phẩm có màu đỏ… Những nguyên nhân này thường sẽ biến mất sau vài ngày mà không cần tiến hành điều trị.
Sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu quản: các khoáng chất ở trong nước tiểu tập trung và kết tủa tạo thành các tinh thể trên bức tường bàng quang. Theo thời gian chúng thành sỏi cứng và gây đau đớn.
Chấn thương niệu đạo, chấn thương thận: Nguyên nhân có thể xuất phát từ 1 cú đánh, va chạm làm tổn thương niệu đạo và thận. Người bệnh có thể nhìn thấy máu ở trong nước tiểu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Đây là căn bệnh thường gặp nhiều hơn ở chị em phụ nữ. Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua niệu đạo và đi sâu vào bàng quang, lên thận. Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như: buồn tiểu liên tục, đi tiểu đau buốt, nước tiểu có mùi hôi khó chịu, nước tiểu có lẫn máu…
Do u bàng quang, polyp bàng quang hoặc thoát vị niệu quản: là sự sản sinh quá mức của tế bào tại bàng quang. Chúng có 2 dạng là u lành tính hoặc u ác tính. Người bệnh sẽ thấy có cảm giác khó đi tiểu, đi tiểu khó, đau đột ngột khi đi tiểu, tiểu ra máu…
Viêm cầu thận: Chảy máu mỗi lần đi tiểu cũng là triệu chứng của bệnh viêm câu thận. Người bệnh có thể bị viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận IgA. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến hệ thống lọc của thận, làm ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ.
Lao thận và lao đường tiết niệu: Lao thận là 1 phần của lao đường tiết niệu nguyên nhân là do trực khuẩn lao gây nên. Khi bị lao thận sẽ thấy có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu và cần điều trị càng sớm càng tốt.
Ung thư tiền liệt tuyến, ung thư thận: Nguyên nhân có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi và khi xét nghiệm sẽ thấy tiểu ra máu đại thể.
Cách điều trị bệnh tiểu ra máu hiệu quả nhất hiện nay
Để đưa ra cách điều trị bệnh tiểu ra máu người bệnh cần được thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc từng nguyên nhân đái ra máu mà cách điều trị bệnh sẽ khác nhau. Hiện nay phương pháp điều trị tiểu ra máu chủ yếu là dùng thuốc Tây y hoặc dùng thuốc Đông y. Mỗi loại thuốc lại có những ưu điểm riêng, hãy tư vấn bác sĩ trước khi dùng những loại thuốc này.
1. Chữa tiểu ra máu bằng thuốc Tây y
Những loại thuốc Tây y thường có tác dụng nhanh chóng, trực tiếp. Tuy nhiên khi dùng thuốc chữa bệnh đi tiểu ra máu người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh bị tác dụng phụ.
+ Sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu quản có thể dùng những loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: no - spa uống hoặc tiêm
- Thuốc kháng sinh nhóm quinolon (ciprofloxacin, ofloxacin...) hoặc nhóm cephalosporin (cefotaxim, cefixim, cefoperazon, ceftazidim, ceftizoxim, ceftriaxon…)
- Thuốc cầm máu: tranexamic acid uống hoặc tiêm tĩnh mạch
Với những trường hợp sỏi to không dùng được thuốc thì sẽ phải can thiệp phẫu thuật.
+ Chấn thương niệu đạo, chấn thương thận có thể dùng những loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau đường uống: paracetamol, no - spa, meteospasmyl, diclofenac
- Thuốc cầm máu: tranexamic acid uống hoặc tiêm tĩnh mạch
- Thuốc kháng sinh nhóm quinolon hay nhóm cephalosporin theo đường uống hoặc đường tiêm truyền.
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu chủ yếu là dùng kháng sinh
Thuốc kháng sinh: chủ yếu là cephalosporin thế hệ mới
Thuốc giảm đau: paracetamol...
+ U bàng quang, polyp bàng quang, thoát vị niệu quản:
- Thuốc cầm máu tranexamic acid uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Sau đó cần thực hiện các giải pháp điều trị khối u, polip thì mới giải quyết được tình trạng tiểu máu
+ Viêm cầu thận có thể được chỉ định những loại thuốc:
- Thuốc kháng sinh
- Corticoid
- Thuốc ức chế miễn dịch,
- Lưu ý không dùng thuốc cầm máu và chỉ dùng thuốc đặc hiệu do bác sĩ chỉ định
+ Lao thận, lao đường tiết niệu: dùng thuốc chống lao
- Rimifon
- Pyrazinamid
- Streptomycin
- Ethambutol
- Rifamycin
Nếu trong trường hợp bị đái ra máu nhiều có thể dùng thêm thuốc tranexamic acid hoặc truyền máu.
Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận gây tiểu máu:
Thuốc cầm máu tranexamic acid uống hoặc tiêm tĩnh mạch
Thuốc flutamid là chất chống androgen đặc hiệu
Thuốc goserelin có tác dụng ức chế tuyến yên giảm nồng độ LH làm giảm testosteron trong máu.
Lưu ý thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn nên cần được theo dõi khi sử dụng. Người bệnh cũng có thể sẽ cần áp dụng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị theo chỉ định.
==> Xem Thêm : Nước tiểu màu đỏ là bệnh gì & nguy hiểm không [ Giải Đáp ]
2. Cách điều trị tiểu ra máu bằng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y thường an toàn nhưng tác dụng thường lâu hơn, triệu chứng giảm cũng chậm hơn so với thuốc Tây y. Việc chữa trị tiểu ra máu bằng Đông y cũng cần theo nguyên nhân và sự chỉ định của thầy thuốc, lương y.
+ Với những trường hợp bị viêm đường tiết niệu, viêm cầu thận cấp, viêm bàng quang cấp:
- Lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân mỗi vị 16g
- Sinh địa, cam thảo đất, mộc hương mỗi vị 12g
- Tam thất 4g.
Cho tất cả nguyên liệu vào sắc uống.
+ Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, lao thận
- Sinh địa, thạch hộc, sa sâm, mạch môn, kỷ tử, rễ cỏ tranh, trắc bá diệp mỗi vị 12g
- Cỏ nhọ nồi 16g
- A giao 8g.
Cho tất cả nguyên liệu vào sắc uống
+ Sỏi đường tiết niệu, chấn thương:
- Đan sâm, ích mẫu, ngưu tất, uất kim, huyết dư mỗi vị 12g
- Chỉ thực 6g
- Cỏ nhọ nồi, ngẫu tiết mỗi vị 16g
- Bách thảo sương 4g.
Cho tất cả nguyên liệu vào sắc uống
+ Tỳ hư không thống huyết
- Hoàng kỳ, đảng sâm, bạch truật, sài hồ, ngải cứu (sao), xích thạch chi, ngẫu tiết (sao) mỗi vị 12g
- Đương quy, trần bì, thăng ma mỗi vị 8g
- Cỏ nhọ nồi (sao) 16g
- Cam thảo 6g.
Cho tất cả nguyên liệu vào sắc uống.
==> Xem Thêm : [ Tìm Hiểu ] Bệnh tiểu đêm ở nam giới là gì & nguy hiểm không?
Lưu ý khi áp dụng cách điều trị bệnh tiểu ra máu
Khi áp dụng cách điều trị bệnh tiểu ra máu người bệnh cần lưu ý:
- Tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều dùng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
- Trong quá trình điều trị nếu thấy có những dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay đến bác sĩ để kịp thời can thiệp
- Uống thật nhiều nước mỗi ngày để giúp thông tiểu không bị sỏi thận
- Nên vệ sinh sạch sẽ để tránh bị viêm đường tiết niệu
- Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh dùng chất kích thích hoặc các thực phẩm gây hại
Cách điều trị bệnh tiểu ra máu trên đây chỉ mang tính tham khảo và không thay thế cho việc điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất bạn vẫn nên thăm khám bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình.