[ Tổng hợp ] 15+ cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược là cách mà đông đảo người bệnh áp dụng hiện nay. Phương pháp chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng thảo dược được đánh giá hiệu quả, an toàn, chi phí thấp. Để hiểu hơn về những phương pháp này, các loại thảo dược có thể dụng, liều lượng và cách sử dụng như thế nào bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược có hiệu quả thực sự?
Viêm đường tiết niệu là một trong những căn bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên tỉ lệ nữ giới mắc bệnh viêm đường tiết niệu thường cao hơn nam giới. Bệnh không quá khó chữa trị, do đó nhiều người đã áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược.
Việc sử dụng các loại thảo dược để chữa viêm đường tiết niệu được đánh giá là hiệu quả, mang lại tác dụng tốt, cải thiện triệu chứng bệnh. Cụ thể:
- Các loại thảo dược sẵn có, lành tính, ít độc hại nếu sử dụng đúng cách
- Thảo dược sẽ tác động sâu vào vùng bị tổn thương, kết hợp điều trị sẽ mang lại hiệu quả vượt trội.
- Tác dụng lâu dài kể cả khi đã ngừng sử dụng
- Có thể sử dụng dài ngày mà không sợ tác dụng phụ, tránh nguy cơ tái phát
- Chi phí điều trị hợp lý
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thảo dược chữa bệnh viêm đường tiết niệu cũng có thể mang lại nhiều nhược điểm như:
- Chỉ nên sử dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng viêm đường tiết niệu chưa ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt.
- Cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng thảo dược chỉ giúp cải thiện triệu chứng, không có khả năng điều trị dứt điểm.
- Một số trường hợp sử dụng các loại thảo dược để chữa bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ như dị ứng, đi ngoài...
- Thuốc có tác dụng chậm nên cần phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
- Các phương pháp thảo dược chỉ mang tính hỗ trợ không thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ.
Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược cần được dùng đúng cách, kiên trì. Tốt nhất bạn nên tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược
Để giúp người bệnh dễ dàng tìm kiếm các loại thảo dược chữa bệnh viêm đường niệu bài viết đã tổng hợp các bài thuốc được nhiều người sử dụng, đánh giá mang lại hiệu quả tốt. Bạn có thể tham khảo bài thuốc dưới đây.
1. Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng tỏi
Có khá nhiều các bài thuốc sử dụng loại thảo dược là tỏi. Trong tỏi có chứa thành phần kháng sinh từ tự nhiên allicin, giàu glycogen, fitonxit, vitamin A, B, C, hydrat cacbon...
Để chữa bệnh viêm đường đường tiết niệu bằng cách mỗi ngày ăn từ 3 đến 4 tép tỏi. Bạn có thể ăn sống, hoặc dùng tỏi để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
2. Chữa viêm đường tiết niệu bằng rau mùi tây
Rau mùi tây cũng được coi là thành phần chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả được nhiều người sử dụng. Trong thành phần của mùi tây có chứa các hoạt chất Apiozit giúp làm lợi tiểu, giàu acid béo, giàu vitamin A, B, C, Natri, kali, Riboflavin, Thiamin... giúp làm sạch thận, thải độc tố ra bên ngoài.
Bạn có thể dùng rau mùi tây để chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng cách dùng vài lá rau mùi tây rửa sạch, đun sôi với nước, bỏ bã, để nguội và dùng duy trì vài ngày. Tuy nhiên cách này không nên áp dụng với người bị viêm loét dạ dày.
3. Dùng cây mã đề chữa viêm đường tiết niệu
Không chỉ là loại thảo dược, cây mã đề còn được xem là loại thuốc nam có công dụng giúp tiêu viêm, lợi tiểu. Theo y học cổ truyền, loại cây này có vị ngọt, thanh phế nhiệt, làm mát máu, không chứa độc tố, có vị ngọt, sáng mắt, thông mồ hôi nên rất hiệu quả trong việc chữa bệnh viêm đường tiết niệu.
Bạn có thể áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu bằng bông mã đề như sau: Lấy 20g bông mã đề, 20g cỏ tranh, 30g kim tiền thảo mỗi ngày sắc 1 thang hoặc đem hãm với nước đun sôi như uống nước chè. Bạn có thể uống mỗi ngày, dùng khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
4. Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô
Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược từ râu ngô cũng được đánh giá cao. Trong râu ngô có chứa nhiều vitamin giúp làm tan sỏi thận, lợi tiểu, tăng sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, ngăn lắng cặn thận, đào thải độc tố ra bên ngoài.
Bạn có thể dùng râu ngô để chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng cách: lấy 100g râu ngô tươi, đem rửa sạch, đun sôi nhỏ lửa với 100ml nước khoảng 10 phút, uống ngày 2 lần trước bữa ăn từ 3 đến 4 giờ, mỗi lần uống từ 20 đến 60ml.
5. Chữa bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu bằng giấm táo
Trong giấm táo có chứa nhiều enzyme, kali, khoáng chất giúp ngăn sự sinh sôi của vi khuẩn, hạn chế viêm nhiễm đường tiết niệu.
Bạn có thể áp dụng giấm táo để chữa bệnh viêm đường tiết niệu như sau: trộn 2 thìa mật ong, 2 thìa giấm táo, mỗi ngày uống 1 lần sẽ thấy có hiệu quả. Bạn có thể sử dụng giấm táo pha với nước ấm để rửa niệu đạo mỗi ngày để tăng cường hiệu quả điều trị.
6. Trị bệnh đường tiết niệu bằng rau diếp cá
Rau diếp cá cũng là loại thảo dược dùng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau. Đặc biệt, bạn có thể dùng loại thảo dược này để hỗ trợ điều trị u nhọt, bí tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang...
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược từ rau diếp cá được sử dụng bằng cách: bạn chuẩn bị khoảng 200g rau diếp cá rửa sạch, ngâm nước muối và dùng ăn sống hoặc xay lấy nước uống hàng ngày. Để giảm mùi tanh của rau diếp cá bạn có thể phơi khô loại rau này rồi sắc lấy nước uống hàng ngày.
7. Chữa viêm đường tiết niệu bằng lá trà xanh
Trong lá trà xanh có chứa nhiều vitamin A, B2, B3, B5, C… ngoài ra còn chứa các chất như: epigallocatechin-3-gallate, flavonoid, tanin giúp kháng khuẩn, lợi tiểu, tăng cường sức đề kháng.
Bạn có thể chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng thảo dược từ lá trà xanh bằng cách đem lá trà xanh rửa sạch, đun sôi với nước để uống hàng ngày. Để tăng hiệu quả điều trị bạn cũng có thể dùng nước lá trà xanh để rửa niệu đạo.
Lưu ý không dùng lá trà xanh cho người bị mất ngủ, suy nhược thần kinh, thiếu máu, thiếu canxi, phụ nữ mang thai, loãng xương, dạ dày... sẽ có tác dụng phụ không mong muốn.
8. Ngải cứu chữa bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả
Ngải cứu cũng có thể sử dụng là loại rau dùng chế biến nhiều món ăn khác nhau, không những thế còn giúp chữa trị bệnh hiệu quả. Đặc biệt bạn có thể dùng rau ngải cứu để chữa bệnh viêm niệu đạo.
Cách áp dụng như sau: Bạn lấy 45g rau ngải cứu, 15g rễ cỏ trang, 15g cỏ seo gà, 10g mật ong. Đem tất cả những nguyên liệu này trừ mật ong rồi trộn đều, cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 15 đến 20 phút. Đun đến khi cạn thì tắt bếp rồi chắt nước ra ly hòa với mật ong để uống.
Bạn nên sử dụng cách này mỗi ngày 1 lần, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn sẽ giúp lợi tiểu, thanh nhiệt.
9. Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu
Thêm 1 cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược nữa là dùng lá trầu không để chữa bệnh viêm đường tiết niệu. Trong lá trầu không có chứa hàm lượng kháng sinh tự nhiên, giups kháng khuẩn, kháng viêm, giảm mùi hôi.
Bạn có thể dùng lá trầu không để chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng cách: Đem lá trầu không rửa sạch, giã nhuyễn với nước, đun sôi hoặc chắt lấy nước. Để nước nguội bớt rồi đem rửa niệu đạo. Nên rửa nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu tránh làm tổn thương vùng kín.
10. Chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược từ nha đam
Trong thành phần của nha đam có chứa thành phần giúp sát khuẩn nhẹ, chống viêm như: chromone C-glucosyl, enzym bradykinin, axit salixylic... do đó giúp ức chế sản sinh axit của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm.
Cách áp dụng như sau: loại bỏ phần lá xanh chỉ lấy phần gel ép lấy nước uống 2 ngày 1 lần. Cách này không nên dùng cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú. Không dùng cách này với các thuốc nhuận tràng và uống quá nhiều sẽ làm tổn thương gan.
11. Điều trị viêm niệu đạo bằng kim tiền thảo
Kim tiền thảo có chứa hoạt chất phenolic và flavonoid nhằm làm ức chế histamin giúp kháng viêm hiệu quả. Khi sử dụng kim tiền thảo sẽ giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, hỗ trợ đào thải vi khuẩn ra bên ngoài đường tiết niệu.
Bạn có thể dùng kim tiền thảo để chữa bội nhiễm đường tiết niệu bằng cách: Dùng 40g kim tiền thảo, mã đề 20g, tỳ giải 20g, trạch tả 12g, uất kim 12g, ngưu tất 12g, kê nội kim 8g. Tất cả những nguyên liệu này đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
12. Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng hạt dành dành
Hạt dành dành mặc dù có vị đắng nhưng lại giúp làm thanh nhiệt, cầm máu, giải độc, lợi tiểu. Do đó bạn có thể dùng loại thảo dược này để chữa bệnh viêm đường tiết niệu, vàng da, viêm bể thận.
Cách thực hiện như sau: chuẩn bị 10g hạt dành dành, 30g đậu xanh, 30g đường phèn, 30g đậu đen, 50g gạo để nấu cháo. Bạn nên nấu cháo ăn liên tục trong vòng 3 ngày sẽ thấy có hiệu quả.
Trên đây là 12 cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược được nhiều người áp dụng và đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, các loại thảo dược và phương pháp tự nhiên này chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng điều trị dứt điểm. Bạn chỉ nên dùng những cách này như 1 phương pháp hõ trợ, nếu sau khi sử dụng không thấy triệu chứng thuyên giảm hoặc thấy triệu chứng bất thường cần khám bác sĩ ngay