[ Giải Đáp ] Bị sùi mào gà có mang thai được không ? Nguy hiểm như nào ?
Bị sùi mào gà có mang thai được không, bị sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không, làm thế nào khi đang mang thai mắc bệnh sùi mào gà... Đây là những lo lắng của rất nhiều mẹ bầu mang thai khi đang mang trong mình virus HPV gây bệnh sùi mào gà. Mặc dù, nhiều trường hợp bệnh sùi mào gà không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng mẹ bầu vẫn cần được theo dõi, chăm sóc để hạn chế rủi ro.
Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai là thế nào?
Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai cũng do một số chủng virus HPV gây nên. Đây là căn bệnh phổ biến nhưng có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Sùi mào gà chủ yếu lây truyền khi quan hệ tình dục không an toàn, một số khác mắc bệnh là do tiếp xúc gián tiếp với virus gây bệnh. Bệnh này có thời gian ủ bệnh tương đối dài từ 2 đến 9 tháng, trong thời gian này nếu tiếp xúc với người mắc bệnh bạn vẫn có nguy cơ bị lây.
Khi mắc sùi mào gà, chị em phụ nữ sẽ thấy có những dấu hiệu như: xuất hiện các nốt sùi nhỏ màu da hoặc màu xám ở cơ quan sinh dục, các nốt mụn sùi nằm sát cạnh nhau giống như hình súp lơ, vùng kín bị ngứa ngáy khó chịu, chảy máu khi quan hệ tình dục, các nốt mụn ở quanh vùng kín lan rộng ở ống hậu môn.
Nếu không may mắc bệnh sùi mào gà, đa phần người bệnh đều có tâm lý e ngại không dám đi khám và chữa trị dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Giải đáp: Bị sùi mào gà có mang thai được không?
Với thắc mắc bị sùi mào gà có mang thai được không, bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: khi mắc bệnh sùi mào gà vẫn có thể mang thai được nhưng khả năng thành công sẽ thấp hơn.
Điều này là bởi, virus gây bệnh sùi mào gà là HPV nếu mắc phải sẽ làm cản trở tinh trùng và trứng gặp nhau. Do đó nếu không may chị em phụ nữ bị mắc bệnh sùi mào gà thì khả năng mang thai sẽ không nhiều.
Không những thế virus gây bệnh sùi mào gà nếu do tuýp 16, 18 thì khả năng chị em không thể mang thai là rất cao vì đây là nhóm virus gây bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật hoặc ung thư buồng trứng.
Nếu chị em bị mắc sùi mào gà do tuýp 11, 25, 45, 53 thì khả năng mai thai thành công vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, sau khi sinh em bé sẽ có nhiều khả năng bị lây virus HPV từ người mẹ.
Ngoài ra, virus gây bệnh sùi mào gà nếu mắc khi mang thai mà không được điều trị kịp thời còn có thể lây lan sang những bộ phận khác. Chị em sẽ có nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh dục, quá trình sinh sản bị ảnh hưởng, nguy cơ vô sinh – hiếm muộn tăng cao.
Khi mắc bệnh sùi mào gà, nhiều chị em còn có tâm lý e ngại, xấu hổ không dám quan hệ tình dục. Điều này cũng làm giảm khả năng thụ thai vì nếu quan hệ không sử dụng bao cao su vào thời điểm này sẽ làm lây nhiễm cho bạn tình.
Bị sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không?
Bên cạnh thắc mắc bị sùi mào gà có mang thai được không nhiều chị em còn lo lắng không biết bệnh sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không? Mặc dù chưa ghi nhận chính thức trường hợp thai phụ nào bị sùi mào gà với nguy cơ sảy thai hay sinh non. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn vẫn cần tìm hiểu những nguy cơ biến chứng mà bạn có thể đối mặt nếu mắc sùi mào gà khi mang thai.
1. Bệnh sùi mào gà ảnh hưởng đến thai nhi
Nếu mẹ bầu bị mắc bệnh sùi mào gà có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó bạn hãy trao đổi với các bác sĩ sản phụ khoa để được theo dõi những phát triển bất thường.
Trẻ cũng có thể bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà đặc biệt là khi chị em sinh con qua đường âm đạo. Không những thế, tình trạng sùi mào gà còn làm tổn thương vùng kín, tạo điều kiện vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.
Chị em mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai còn khiến nồng độ hormone Progesterone xuất hiện nhiều hơn, các u nhú xuất hiện làm bít kín âm đạo, điều này khiến âm đạo bị co bóp khó khăn hơn khi sinh.
Các tổn thương do bệnh sùi mào gà sẽ làm tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trẻ sẽ dễ bị ảnh hưởng đến trí não và khả năng phát triển bình thường.
2. Bệnh sùi mào gà ảnh hưởng đến mẹ bầu
Khi chị em đang mang thai mắc bệnh sùi mào gà cần đi khám các bác sĩ để được theo dõi kích thước các nốt sùi mào gà có lớn không. Vì khi mang thai nội tiết tố trong cơ thể sẽ ảnh hưởng khiến mụn sùi mào gà sẽ phát triển lớn hơn.
Bệnh sùi mào gà khi mang thai sẽ khiến chị em bị cản trở con đường sinh nở, các nốt sùi mào gà quá to sẽ làm tắc đường sinh sản. Không những thế, nếu các nốt sùi mào gà mọc ở thành âm đạo sẽ khiến khả năng co giãn thành âm đạo bị ảnh hưởng, chị em sẽ dễ bị khó sinh.
Các nốt sùi mào gà phát triển quá to sẽ dễ bị chảy máu khi va chạm. Tình trạng này với những chị em đang mang bầu rất nguy hiểm, đặc biệt khi chuyển dạ sẽ khó cầm máu hơn.
Khi mang thai bị sùi mào gà phải làm sao?
Bệnh sùi mào gà khi mang thai mặc dù khó chữa trị dứt điểm nhưng cũng có thể sử dụng một số loại thuốc. Các loại thuốc chữa sùi mào gà khi mang thai sẽ khiến các triệu chứng sùi mào gà giảm thiểu. Tuy nhiên, dùng thuốc chữa sùi mào gà cho phụ nữ mang thai phải hết sức thận trọng và phải có thể cần cân nhắc trước khi sử dụng.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng các loại thuốc tẩy mụn cóc hoặc thuốc rụng mụn cóc mà không được kê đơn. Việc sử dụng những loại thuốc không được kê đơn này sẽ khiến người bệnh bị đau nhiều hơn, các nốt mụn cóc xù xì và khó kiểm soát hơn.
Nếu trong trường hợp mụn sùi mào gà có kích thước quá lớn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì chị em có thể sẽ được các bác sĩ chỉ định một số phương pháp điều trị như sau:
- Dùng khí Nito lỏng: mục đích là làm đóng băng mụn cóc sinh dục, khiến các mụn cóc này tự rụng. Phương pháp này thường áp dụng với những bệnh nhân mắc sùi mào gà không quá nặng, an toàn và hạn chế đau đớn.
- Dùng laser: với những bệnh nhân bị virus sùi mào gà nặng cũng có thể được chỉ định sử dụng laser để loại bỏ sùi mào gà. Tia laser sẽ giúp tiêu diệt virus đồng thời loại bỏ những tổn thương và u nhú.
- Chữa sùi mào gà bằng IRA: Phương pháp này cũng giúp loại bỏ lớp sùi mào gà hiệu quả bằng sóng điện cao tần, hạn chế xâm lấn và tổn thương. Đây là phương pháp điều trị sùi mào gà tiêu diệt các nốt sùi một cách hiệu quả, ngăn chặn sự lây lan sang những vùng lân cận.
Tóm lại bị sùi mào gà có mang thai được không câu trả lời là có thể nhưng bạn cần thận trọng với những biến chứng có thể sẽ phải đối mặt. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả bạn vẫn nên tư vấn các bác sĩ chuyên khoa về phương pháp điều trị trước và trong khi mang thai và những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.