{ Giải Đáp } Bệnh sùi mào gà ở nữ lây qua đường nào ?
Bệnh sùi mào gà ở nữ lây qua đường nào, những con đường lây nhiễm sùi mào gà là những thắc mắc của rất nhiều người. Việc hiểu đúng về con đường lây nhiễm cũng như nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà sẽ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Bệnh sùi mào gà ở nữ lây qua đường nào?
Sùi mào gà là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới do virus HPV gây nên. Bệnh nếu không sớm chữa trị có thể gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới, tăng nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn. Tuy nhiên, nhiều chị em bị mắc sùi mào gà lại không biết bệnh sùi mào gà ở nữ lây qua đường nào. Điều này khiến công tác phòng và chữa bệnh gặp nhiều khó khăn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế cộng Đồng cho biết: Bệnh sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm, dễ lây lan, căn bệnh này có thể lây lan qua những con đường chính sau đây:
1. Bệnh sùi mào gà dễ lây qua đường tình dục
Theo thống kê, tỉ lệ người mắc bệnh sùi mào gà qua đường tình dục chiếm đa số, thậm chí có khi lên đến khoảng 90%. Chị em có nguy cơ mắc sùi mào gà qua đường tình dục thường là những người có đời sống quan hệ tình dục phức tạp hoặc bạn tình có lối sóng phóng khoáng thường quan hệ với nhiều người.
Khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh sẽ khiến virus HPV và các nốt sùi mào gà bị cọ xát và vỡ ra. Lúc này virus gây bệnh sùi mào gà sẽ dễ dàng trú ẩn ở bộ phận sinh dục của bạn tình và phát triển.
Bệnh sùi mào gà có thể lây khi quan hệ tình dục không an toàn không chỉ qua đường đường âm đạo mà còn qua đường miệng hay hậu môn. Do đó để đảm bảo sức khỏe tốt nhất là nên sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
2. Sùi mào gà có thể lây qua vết thương hở
Có nhiều người cho rằng bệnh sùi mào gà chỉ lây khi quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, thực tế bệnh sùi mào gà còn có thể lây truyền khi tiếp xúc qua vết thương hở.
Nếu bạn tiếp xúc với vết thương hở của người mắc bệnh sùi mào gà thì nguy cơ nhiễm bệnh là có thể thể xảy ra. Đặc biệt khi tiếp xúc với máu, dịch nhày của người bệnh sau đó chạm vào vùng da nhạy cảm thì khả năng mắc bệnh lên đến 90%.
3. Bệnh sùi mào gà ở nữ lây từ mẹ sang con
Khác với tình trạng sùi mào gà ở nam giới thì bệnh sùi mào gà ở nữ giới còn có thể lây từ mẹ sang con. Khi thai phụ mắc bệnh sùi mào gà thì ở cổ tử cung cũng có virus gây bệnh. Do đó thai nhi có khả năng mắc bệnh cao vì khi sinh con thai nhi sẽ đi qua ống sinh của mẹ và tiếp xúc trực tiếp với nốt sùi ở âm đạo.
Chính vì thế, trẻ nhỏ khi sinh ra dễ có nguy cơ bị mắc bệnh sùi mào gà rất cao.
4. Lây truyền gián tiếp qua đồ dùng cá nhân
Virus HPV gây bệnh sùi mào gà cũng có khả năng tồn tại thời gian dài ở ngoài môi trường. Vì thế, chúng vẫn có thể lây từ người này sang người khác khi sử dụng những đồ dùng cá nhân này.
Nếu chị em dùng chung các đồ dùng cá nhân như: khăn tắm, bồn tắm, bàn chải đánh răng, quần lót thì khả năng bị bệnh cũng rất cao. Vì thế chị em cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ và không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
5. Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?
Ngoài thắc mắc bệnh sùi mào gà ở nữ lây qua đường nào thì nhiều chị em còn không biết bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không; sùi mào gà có lây qua nước bọt không; sùi mào gà có lây qua đường máu không?
Để giải đáp thắc mắc này các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết virus gây bệnh sùi mào gà HPV có thể tồn tại ở trong máu, dịch nhày, tuyến nước bọt.
Do đó mặc dù chưa có báo cáo chính thức việc lây qua đường ăn uống nhưng cũng có thể lây bệnh sùi mào gà khi bạn dùng chung đồ ăn, vật dụng nhiễm virus này.
Đặc biệt nếu bạn ăn chung với người bị mắc bệnh sùi mào gà khi đang có những vết tổn thương ở niêm mạc miệng, họng. Ngoài ra còn sử dụng các đồ dùng chung với người mắc bệnh như dùng đũa, bát, thìa, dĩa... khi đang có những tổn thương ở niêm mạc đường tiêu hóa.
Mặc dù khả năng lây bệnh qua đường ăn uống không cao nhưng để đảm bảo an toàn bạn nên có biện pháp phòng bệnh khi sinh hoạt, dùng chung đồ dùng cá nhân với người lạ, không hiểu về tình trạng sức khỏe của họ.
Phòng ngừa sự lây lan sùi mào gà ở nữ giới
Để không còn thắc mắc bệnh sùi mào gà ở nữ lây qua đường nào, tốt nhất bạn nên trang bị những kiến thức về con đường lây lan của bệnh. Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu những biện pháp phòng ngừa sự lây lan bệnh sùi mào gà ở nữ giới bằng cách:
- Tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV nhất là với những chị em chưa quan hệ tình dục. Nhưng nếu đã từng quan hệ tình dục cũng vẫn có thể tiêm được để giúp ngăn ngừa bệnh tái phát và chống sự xâm nhập của các tuýp HPV khác.
- Quan hệ tình dục an toàn: Bạn nên sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su để hạn chế việc lây nhiễm của virus lây bệnh.
- Trường hợp phụ nữ mang thai nếu bị bệnh sùi mào gà có thể cân nhắc biện pháp sinh mổ để hạn chế thấp nhất khả năng lây nhiễm bệnh cho con.
- Tuyệt đối không nên sử dụng đồ dùng cá nhân với người khác nhất là người lạ
- Quan hệ chung thủy với bạn tình, không nên quan hệ với nhiều người hoặc những người có đời sống tình dục phóng khoáng
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục để tránh nguy cơ lây nhiễm của virus gây bệnh.
- Thường xuyên thăm khám các bác sĩ sản phụ khoa định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân đồng thời phát hiện những triệu chứng bất thường để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những giải đáp bệnh sùi mào gà nữ lây qua đường nào? Hy vọng với những thông tin này chị em sẽ có những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp về bệnh sùi mào gà, nguyên nhân hoặc cách phòng ngừa bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác.