[ GIẢI ĐÁP ] Bị chuột rút khi mang thai do đâu ? 5 cách khắc phục hiệu quả

Mục lục chính [Ẩn]

    Bị chuột rút khi mang thai thường xuất hiện ở chân, bàn chân, đùi, bàn tay hoặc cơ bụng. Đây là hiện tượng thường gặp, không quá lo ngại nhưng cũng có 1 số trường hợp bị tắc nghẽn mạch, đau nhức kéo dài, tình trạng nghiêm trọng thì mẹ bầu vẫn nên thăm khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa. Vậy bị chuột rút khi mang thai là do đâu, có cách nào để khắc phục hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Bị chuột rút khi mang thai biểu hiện như thế nào?

    Bị chuột rút khi mang thai là tình trạng mà chị em nào cũng có thể gặp phải trong thời gian thai kỳ của mình. Tình trạng chuột rút hay còn gọi là vọp bẻ, đây là tình trạng bị co thắt các cơ đột ngột. Chị em khi bị chuột rút thường thấy đau dữ dội, các cơ bị căng cứng và không cử động được.

    Khi mang thai đa số chị em đều gặp phải tình trạng chuột rút ở những thời kỳ đầu. Tình trạng này có cảm giác như những cơn đau khi đến ngày kinh nguyệt, cổ tử cung bị co bóp lúc này sẽ thấy có cảm giác bị co giật, vùng xương chậu nặng nề hơn.

    Ngoài ra, mẹ bầu khi bị chuột rút còn thấy có triệu chứng nặng nề, khó chịu, đau nói. Nếu bạn thấy chuột rút kèm theo những triệu chứng như: xuất huyết kinh nguyệt, nổi mụn nhiều, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, rối loạn tiểu tiện, bị mất các dấu hiệu điển hình khi mang thai thì nên đi khám các bác sĩ.

    Bị chuột rút khi mang thai nguyên nhân do đâu ?

    Tình trạng chuột rút khi mang thai có thể gặp ở nhiều đối tượng khi các cơ bị co thắt đột ngột. Bị chuột rút khi mang thai hiện ngoài nguyên nhân này còn do rất nhiều các yếu tố, nguyên nhân khác. Hiện chưa xác định chính xác nguyên nhân. Các lý do, yếu tố có thể kể đến như:

    Các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng: tử cung mở rộng để tạo chỗ nằm cho em bé, điều này có thể gây các cơn đau nhức cho các bà bầu. Ngoài ra, các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị đè gây cảm giác nặng nề khó chịu.

    • U nang: hình thành ngay trên buồng trứng và làm trứng rụng trước khi được thụ tinh. U nang này có chức năng quan trọng là sản sinh đủ progesterone để nuôi dưỡng phôi thai trước khi nhau thai hình thành.
    • Tử cung không nằm đúng vị trí trong khung xương chậu: Thay vì nằm nghiêng ra phía trước và ngay trên bàng quang, nó lại hướng vào phía trong. Khi tử cung lớn sẽ càng nằm nghiêng vào phía trong điều này sẽ tạo điều kiện làm tăng áp lực lên dây chằng và dây thần kinh.
    • Thay đổi lưu thông máu: Khi mang thai, tuần hoàn máu chậm lại - điều này là hoàn toàn bình thường và không phải là lý do để lo lắng. Và về những tháng thai kỳ cuối, cơ thể bạn cũng trải qua sự gia tăng lượng máu, điều này cũng góp phần làm chậm lưu thông. Và nó có thể dẫn đến sưng và gây chuột rút ở mẹ bầu
    • Tăng cân: Áp lực từ em bé đang lớn trong bụng có thể gây tổn hại cho các dây thần kinh và mạch máu của bạn, bao gồm cả những dây thần kinh và mạch máu đi đến chân của bạn. Đây là lý do tại sao bạn có nhiều khả năng gặp phải chuột rút ở chân trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ.
    • Thiếu canxi hoặc magiê: Có quá ít canxi hoặc magiê được bổ sung trong chế độ ăn uống cũng góp phần khiến bạn bị chứng chuột rút ở chân.
    • Thói quen ngồi nhiều: Trạng thái ngồi một chỗ có thể khiến quá trình lưu thông máu trở nên chậm hơn, đồng thời tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu DVT. Chưa kể, mẹ bầu cũng rất dễ bị tăng cân nếu lười vận động. Đây đều là những yếu tố tiềm ẩn dẫn đến chuột rút bắp chân.
    • Chứng huyết khối tĩnh mạch (DVT): Khi mang thai, khả năng phụ nữ có bị hội chứng này cao gấp 5 đến 10 lần. Về cơ bản, nó là hiện tượng đông máu, thường xuất phát ở một trong các tĩnh mạch sâu ở phía dưới chân. Dòng máu khi từ chân di chuyển lên phía trên để trở về tim sẽ cần phải chống lại lực hấp dẫn, lại gặp phải áp lực của bụng đang ngày càng đè nặng xuống, cộng với sự thay đổi mạnh về lượng máu và nội tiết tố trong cơ thể, tất cả làm cho quá trình tuần hoàn máu trở nên phức tạp hơn so với tình trạng bình thường.

    Bị chuột rút khi mang thai do nhiều nguyên nhân, ngoài những nguyên nhân trên có thể là do chị em mắc 1 số các bệnh lý như: viêm ruột thừa, nhiễm trùng bàng quang, sỏi thận, táo bón, viêm tụy, đau dây chằng tròn... nên tốt nhất bạn cần theo dõi và tư vấn các sĩ khi khám thai định kỳ.

    Bị chuột rút khi mang thai thường gặp ở đâu?

    Có nhiều chị em bị chuột rút khi mang thai, nhưng mỗi chị em lại bị ở một bộ phận khác nhau. Các bộ phận thường bị chuột rút khi mang thai có thể kể đến như:

    Bà bầu bị chuột rút bắp chân: do trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân. Theo thống kê, có đến gần một nửa số bầu bị chuột rút bắp chân trong tam cá nguyệt thứ ba. Nhiều bà bầu bị chuột rút ở chân thường xuyên sau khi ngồi một chỗ quá lâu hoặc bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ.

    Bà bầu bị chuột rút ở mông: Có những bà bầu bị chuột rút mông đau lan xuống cả đùi, háng. Đó có thể là do thần kinh tọa bị ép dẫn tới co thắt cơ mông.

    Bị chuột rút ở bụng khi mang thai: Trường hợp bà bầu bị chuột rút ở bụng, chuột rút cơ bụng khi mang thai với cơn đau đột ngột, sản phụ cũng có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da cần hết sức chú ý và thăm khám ngay vì triệu chứng chuột rút bụng khi mang thai nghiêm trọng này có thể gây sảy thai.

    Chị em cần theo dõi các triệu chứng ở các bộ phận này nếu bị chuột rút để có biện pháp khắc phục phù hợp.

    Bị chuột rút khi mang thai phải làm sao?

    Bị chuột rút khi mang thai có 1 số trường hợp ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng có những trường hợp chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Dù là những ảnh hưởng gì bạn cũng nên tìm kiếm và áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp.

    Với những trường hợp mang thai 3 tháng đầu: nên thay đổi tư thế đứng, ngồi, nằm thường xuyên. Vận động nhẹ bằng cách đi bộ hoặc kéo căng cơ bắp mỗi ngày. Có thể sử dụng một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị chuột rút, giúp cải thiện lưu lượng máu, giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút khi mang thai tuần đầu.

    Với những trường hợp mang thai 3 tháng giữa: Mát xa, xoa bóp cơ thể, đặc biệt là các vùng cơ dễ bị chuột rút là cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút đơn giản mà hiệu quả. Thường xuyên rèn luyện nâng cao sức khỏe bằng các bài tập phù hợp. Điều chỉnh chế độ ăn uống đủ chất, phù hợp cho từng giai đoạn thai kỳ để hạn chế chuột rút khi mang thai.

    Với những trường hợp mang thai 3 tháng cuối: Bổ sung lượng canxi cần thiết mỗi ngày, tăng cường vận động và hoạt động của cơ thể, tăng cường lượng dưỡng chất qua thức ăn, duy trì các bài tập.

    Phòng ngừa nguy cơ bị chuột rút khi mang thai

    Bị chuột rút khi mang thai bạn nên khắc phục đồng thời phòng ngừa để tránh nguy cơ tái phát hoặc bị biến chứng nguy hiểm. Bạn nên:

    Duy trì cân nặng hợp lý: Mục tiêu tăng cân khi mang thai ở giới hạn hợp lý sẽ giúp bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh hơn. Cân nặng hợp lý sẽ giúp hạn chế tình trạng gia tăng áp lực ở vùng xương chậu, hạn chế bị chuột rút.

    Uống nhiều nước mỗi ngày: Lượng nước uống khuyến nghị hằng ngày là khoảng 2,5 lít đối với phụ nữ. Tuy nhiên, chế độ ăn cũng có nhiều thực phẩm chứa nước (khoảng 1/5 lượng nước khuyến nghị) nên bạn chỉ cần uống từ 9–12 ly nước bổ sung thêm.

    Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu: bổ sung thêm canxi từ thức ăn hàng ngày hoặc sản phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ. Cùng với sắt và axit folic, canxi là một trong những thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Phụ nữ mang thai cần bổ sung 1.000mg canxi/ngày hoặc nhiều hơn nếu bị thiếu chất.

    Thường xuyên massage chân: Nếu biết cách massage chân, mẹ bầu chẳng những giảm thiểu chứng chuột rút và phù nề mà còn thư giãn tinh thần rất tốt. Bạn có thể massage vào buổi sáng sau khi tập thể dục hoặc buổi tối trước khi ngủ.

    Vận động thể chất nhẹ nhàng: Bà bầu bị chuột rút bắp chân có thể vận động nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ, bơi lội, yoga… Nếu muốn cải thiện sức khỏe và tránh các cơn đau nhức, bạn đừng ngồi quá 30 phút mỗi ngày

    Chọn giày, dép gót thấp: Mẹ bầu nên đi lại với giày, dép gót thấp cũng giúp hạn chế tình trạng này. Nếu đi trong nhà chỉ cần mang vớ & đi chân không.

    Nâng cao chân khi nằm: Nếu đang nằm thì mẹ bầu gấp bàn chân hướng lên đầu, nâng cao chân lên từ từ sẽ hết. Nếu mỏi thì lại bỏ xuống một lúc rồi lại gát cao chân lại.

    Cố gắng duỗi thẳng chân: Khi bị chuột rút, mẹ bầu nên cố gắng duỗi thẳng chân rồi từ từ hướng ngón chân về phía trước, xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân. Thường xuyên massage bắp chân, ngón chân sẽ giảm bị chuột rút hiệu quả.

    Bị chuột rút khi mang thai là tình trạng thường gặp, đa số các chị em trong giai đoạn mang thai đều gặp ít nhất 1 lần. Tình trạng này, có thể nguy hiểm hoặc không nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé ngay khi có các dấu hiệu bạn nên đi khám và tư vấn các bác sĩ về tình trạng của mình để có biện pháp can thiệp phù hợp.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa I Sản Phụ Khoa

    Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

    Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa

    Sở Trường chuyên môn

    -         Thực hiện khám, tư vấn vàđiều trị các bệnh lý phụ khoa

    -         Tư vấn và điều trị rốiloạn kinh nguyệt

    -         Thực hiện thủ thuật về kếhoạch hóa gia đình

    -         Tư vấn và điều trị cácbệnh xã hội ở nữ giới

    -         Tư vấn điều trị vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới.

    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status