[ GIẢI ĐÁP ] Bệnh giang mai có ngứa không ? Chữa như nào mới hiệu quả
Bệnh giang mai có ngứa không, biểu hiện của bệnh giang mai như thế nào? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều nam giới đặt ra. Hiện nay, bệnh giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm, để lại nhiều biến chứng trong đó có những tổn thương bên ngoài da. Việc nắm vững các dấu hiệu bệnh giang mai sẽ giúp việc điều trị chính xác và hiệu quả vì bệnh giang mai rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác.
Bệnh giang mai là bệnh gì ?
Giang mai là một trong số các bệnh lây qua đường tình dục để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân chính gây bệnh giang mai là do loại xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây nên. Sự xuất hiện và lây lan của loại vi khuẩn này này thường là do quan hệ qua đường tình dục, lây qua đường máu, dịch tiết, lây từ mẹ sang con...
Bệnh giang mai khi mắc gây nên rất nhiều các dấu hiệu khó chịu, sau đó chúng có thể biến mất để chuyển sang giai đoạn mới nặng hơn. Do đó việc xác định các dấu hiệu bệnh giang mai là hết sức quan trọng. Điều này cũng là căn nguyên giải đáp vì sao lại có câu hỏi bệnh giang mai có ngứa không.
Bệnh giang mai có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên, đa số người mắc căn bệnh này đều thấy các dấu hiệu ở cơ quan sinh dục, ngoài ra bạn cũng có thể thấy ở miệng, hậu môn.
Giải đáp: Bệnh giang mai có ngứa không?
Bệnh giang mai có ngứa không còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh mà bạn đang mắc phải. Giang mai được chia thành 4 giai đoạn khác nhau bao gồm: giai đoạn nguyên phát, giai đoạn thứ phát, giai đoạn âm ỉ và giai đoạn tam phát. Tương ứng với mỗi giai đoạn bệnh lại có những dấu hiệu kèm theo.
1. Giai đoạn nguyên phát bệnh giang mai có ngứa không?
Giai đoạn nguyên phát hay giai đoạn 1 của bệnh giang mai người bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên gọi là các săng giang mai. Quan sát người bệnh sẽ thấy đây là những nốt loét nhỏ có hình tròn hoặc có hình cầu. Người bệnh có thể thấy 1 vết loét hoặc nhiều vết loét kèm theo đó là không đau, không có mủ và KHÔNG NGỨA.
Các nốt săng giang mai sẽ tự hết mà không cần điều trị. Quá trình này để chuẩn bị chuyển sang 1 giai đoạn mới nặng hơn.
2. Giai đoạn thứ phát bệnh giang mai có ngứa không?
Khi chuyển sang giai đoạn thứ phát, các nốt tổn thương do giang mai sẽ xuất hiện ở khắp cơ thể. Tuy nhiên, các nốt này xuất hiện nhiều nhất ở 2 lòng bàn tay, lòng bàn chân và hai bên mạn sườn. Người bệnh sẽ thấy có những tổn thương với đặc điểm là những mảng sần, bên trong có nước, đào ban...
Trong các nốt tổn thương do bệnh giang mai này có rất nhiều xoắn khuẩn giang mai nếu không cẩn thận sẽ có nguy cơ lây lan rất nhanh. Tuy nhiên, người bệnh sẽ thấy có những dấu hiệu như: toàn thân đau nhức, mệt mỏi, hơi đau rát, KHÔNG NGỨA.
3. Giai đoạn tiềm ẩn bệnh giang mai có ngứa không?
Ở giai đoạn tiềm ẩn các vi khuẩn gây bệnh giang mai đã tấn công vào các bộ phận nội tạng bên trong cơ thể. Do đó, ở giai đoạn này sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tim mạch, xương khớp, não bộ…
Cũng chính vì bệnh giang mai giai đoạn này tiềm ẩn, do đó người bệnh cũng không thấy có những triệu chứng bên ngoài và KHÔNG NGỨA.
4. Giai đoạn tam phát bệnh giang mai có ngứa không?
Giai đoạn tam phát được xem là giai đoạn cuối của bệnh giang mai. Các săng giang mai sẽ có điều kiện phát triển. Lúc này sẽ hình thành những củ giang mai và gôm giang mai. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện những nốt củ giang mai với kích thước to bằng hạt ngô, khi sờ vào sẽ thấy sần sùi. Tuy nhiên đa phần người bệnh sẽ KHÔNG NGỨA.
Giang mai giai đoạn này nếu không sớm chữa trị có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực, hệ thần kinh và xương khớp. Nguy cơ ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể, lở loét và dễ dẫn đến nhiễm trùng.
Như vậy bệnh giang mai có gây ngứa không qua thông tin trên đây người bệnh đã có câu trả lời. Mặc dù bệnh giang mai hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện và ảnh hưởng khác nhau nhưng không giai đoạn nào gây ngứa ngáy cả. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần có biện pháp khắc phục sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp chữa bệnh giang mai hiệu quả
Giang mai là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời có thể hạn chế được biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ khuyến cáo, nếu bạn thấy xuất hiện những vết loét cứng, không ngứa, không đau mà trước đó có quan hệ tình dục không an toàn thì nên đi khám và tư vấn để được hỗ trợ.
Dựa vào triệu chứng bệnh giang mai bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về giai đoạn bệnh đồng thời có các xét nghiệm cần thiết. Trong đó xét nghiệm máu được đánh giá chính xác nhất.
Sau khi có kết quả thăm khám và chẩn đoán bệnh giang mai, tùy vào giai đoạn mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Một số phương pháp chữa bệnh giang mai được áp dụng hiện nay mà bạn có thể tham khảo như:
1. Dùng thuốc uống chữa bệnh giang mai
Các loại thuốc được dùng chữa bệnh giang mai chủ yếu là kháng sinh. Thuốc kháng sinh được chỉ định với những bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn đầu trong số đó tiêu biểu nhất là kháng sinh Penicillin.
Thuốc kháng sinh Penicillin được chỉ định trong khá nhiều trường hợp mắc bệnh giang mai. Loại thuốc này, có tác dụng tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai hiệu quả. Nếu bạn bị dị ứng với thành phần của loại kháng sinh này có thể sử dụng loại kháng sinh khác thay thế như: Doxycycline, Ceftriaxone, Azithromycin...
2. Tiêm kháng sinh chữa bệnh giang mai
Với trường hợp mắc bệnh giang mai giai đoạn nặng hoặc thứ phát, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh dạng tiêm. Trong đó thuốc tiêm vẫn chủ yếu là Penicillin. Loại thuốc này có thể được dùng tiêm tĩnh mạch mỗi ngày.
Sử dụng thuốc Penicillin đường tiêm sẽ giúp tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai đã và đang phá hủy nội tạng và thần kinh. Việc sử dụng thuốc Penicillin sẽ theo chỉ định của bác sĩ căn cứ vào tình trạng của người bệnh.
Để quá trình điều trị bệnh hiệu quả bạn cần chú ý chăm sóc tại nhà. Chăm sóc tại nhà tốt sẽ giúp quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả tốt hơn, hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
Bạn có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh bằng cách bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng
- Khi nghi ngờ mắc bệnh giang mai cũng như trình quá trình điều trị bệnh giang mai bạn không nên quan hệ tình dục.
- Không nên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
- Nếu thấy các nốt săng giang mai bạn nên mặc quần áo rộng rãi. Không nên mặc quần áo chật.
- Vệ sinh vùng bệnh giang mai sạch sẽ. Hạn chế viêm nhiễm, lở loét giang mai
- Ở vùng da bị giang mai bạn không nên sử dụng xà phòng, sữa tắm hay dung dịch vệ sinh vì có khả năng bị kích ứng da.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
- Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể
- Có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp.
- Nên sử dụng thuốc chữa bệnh giang mai theo đúng liều lượng mà các bác sĩ đưa ra. Không tự ý thay đổi thuốc mà bác sĩ chỉ định.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc bệnh giang mai có ngứa không. Với những chia sẻ này hy vọng bạn sẽ tìm được lời giải đáp phù hợp. Nếu cần được bác sĩ tư vấn hãy liên hệ tại Khung Chat bên dưới.