{ Tìm hiểu } Điều trị bệnh giang mai hiệu quả, an toàn, không tái phát
Điều trị bệnh giang mai quan trọng nhất trước hết người bệnh cần phát hiện bệnh sớm, việc tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, để điều trị bệnh hiệu quả cần được điều trị đủ liều, tránh nguy cơ lây lan, tái phát và biến chứng. Vậy bệnh giang mai cần điều trị bằng cách nào hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp.
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai là một trong những căn bệnh nguy hiểm chủ yếu lây truyền qua đường tình dục do một loại xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum gây nên. Khi mắc loại xoắn khuẩn này nếu không sớm chữa trị có thể gây tổn thương và ảnh hưởng đến các niêm mạc và các bộ phận khác trong cơ thể.
Bệnh giang mai mắc phải chủ yếu là do lây truyền qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con, lây qua đường máu. Hiện nay, theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm ở Châu Á – Thái Bình Dương có hơn 35 triệu mắc bệnh lây qua đường tình dục, 2% trong số đó là mắc bệnh giang mai.
Ở Việt Nam có khoảng 2 đến 5% người mắc bệnh giang mai trong tổng số người mắc bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh giang mai nếu không sớm chữa trị có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, gây tổn thương não, hệ thần kinh và cả tim. Do đó việc điều trị bệnh giang mai là hết sức quan trọng và cần thiết.
Hiện nay với sự phát triển của y học đã có rất nhiều phương pháp chữa bệnh giang mai. Điều quan trọng là người bệnh cần được chẩn đoán sớm, tìm được loại kháng sinh phù hợp từ những bác sĩ có trình độ chuyên môn tốt.
Các phương pháp điều trị bệnh giang mai hiệu quả
Tùy thuộc từng đối tượng, tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh giang mai khác nhau. Việc chữa trị bệnh giang mai như thế nào sẽ do bác sĩ quyết định. Nếu được phát hiện và điểu trị sớm sẽ giúp việc chữa trị dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
Theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai rất yếu. Khi chúng ra ngoài cơ thể chỉ sống được khoảng vài giờ, chúng có thể chết nhanh chóng ở nơi khô nhưng nếu môi trường ẩm ướt có thể sống được 2 ngày.
Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai là:
- Điều trị sớm
- Điều trị đủ liều
- Ngăn chặn tái phát bằng cách điều trị đồng thời cho bạn tình
Chữa bệnh giang mai giai đoạn đầu
Bệnh giang mai ở giai đoạn đầu nếu phát hiện sớm sẽ rất dễ chữa trị. Bác sĩ có thể chỉ định 1 trong những phác đồ sau đây tùy vào tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng thuốc Penixilin cụ thể:
- Benzathin penixilin G: liều 2.400.000 đơn vị, dùng tiêm bắp 1 liều duy nhất, chia làm 2 lần tiên. Mỗi bên mông tiêm 1.200.000 đơn vị
- Penixilin procain G: Tiêm tổng liều 15.000 đơn vị, mỗi ngày nên tiêm 1.000.000 đơn vị, chia 2 lần mỗi lần 500.000 đơn vị.
- Benzyl penixilin G hòa tan trong nước: liều 30.000.000 đơn vị, mỗi ngày tiêm 1.000.000 đơn vị và chia nhỏ ra thành nhiều lần cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ. Mỗi lần khoảng 100.000 đến 150.000 đơn vị.
Nếu người bệnh bị dị ứng với Penixilin, bác sĩ sẽ đổi sang kháng sinh khác như doxycycline, azithromycin hoặc ceftriaxone.
Chữa bệnh giang mai giai đoạn hai
Bệnh giang mai ở giang mai sau thường phát triển nặng và có nguy cơ biến chứng nguy hiểm nên cần được điều trị càng sớm càng tốt. Ở giai đoạn 2 liều điều trị sẽ nặng hơn.
- Benzathin penixilin G: điều trị tổng liều là 4.800.000 đơn vị tiêm trong vòng 2 tuần. Mỗi tuần tiêm 2.400.000 đơn vị, chia 1 ngày 2 mũi sáng 500.000 đơn vị, chiều 500 đơn vị.
- Penixilin procain G: tổng liều là 15.000.000 đơn vị, mỗi ngày tiêm 1.000.000 đơn vị, chia làm 2 mũi sáng hoặc chiều, mỗi lần 500.000 đơn vị.
- Benzyl penixilin G hòa tan trong nước: Tổng liều 30.000.000 đơn vị, ngày tiêm 1.000.000 đơn vị chia làm nhiều lần, cứ 2 - 3 giờ tiêm 1 lần, mỗi lần 100.000- 150.000 đơn vị.
Nếu người bệnh bị dị ứng với Penixilin, bác sĩ sẽ đổi sang kháng sinh khác tetracyclin 2ngày trong 15-20 ngày
Chữa bệnh giang mai giai đoạn hai tái phát
Bệnh giang mai tái phát mức độ nghiêm trọng lại tăng cao hơn.
- Benzathin penixilin G: điều trị tổng liều là 9.600.000 đơn vị tiêm trong vòng 4 tuần liên tiếp. Mỗi tuần tiêm 2.400.000 đơn vị, chia 2 mũi mỗi lần 1.200.000 đơn vị.
- Penixilin procain G: tổng liều là 30.000.000 đơn vị, mỗi ngày tiêm 1.000.000 đơn vị, chia làm 2 mũi sáng hoặc chiều, mỗi lần 500.000 đơn vị.
- Benzyl penixilin G hòa tan trong nước: Tổng liều 30.000.000 đơn vị, ngày tiêm 1.000.000 đơn vị chia làm nhiều lần, cứ 2 - 3 giờ tiêm 1 lần, mỗi lần 100.000- 150.000 đơn vị.
Nếu người bệnh bị dị ứng với Penixilin, bác sĩ sẽ đổi sang kháng sinh khác tetracyclin 2 - 3g/ngày trong 15-20 ngày.
Điều trị bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh
Điều trị giang mai ở trẻ sơ sinh thường do lây từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc lây qua đường âm đạo khi sinh thường. Việc chữa trị bệnh giang mai có thể sẽ được tiến hành ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ và đến khi trẻ được sinh ra.
- Để điều trị bệnh giang mai với trẻ dưới 2 tuổi, dịch não tủy bình thường có thể sử dụng Benzathin penixilin G 50.000 đơn vị/kg nặng của bé và tiêm bắp 1 liều duy nhất.
- Nếu dịch não tủy bất thường có thể tiêm Benzathin penixilin G 50.000 đơn vị/kg nặng của bé trong vòng 10 ngày mỗi ngày 2 lần. Hoặc cũng có thể tiêm procain penixilin G 50.000 đơn vị/kg nặng trong 10 ngày.
- Điều trị bệnh giang mai với trẻ trên 2 tuổi thì có thể dùng procain penixilin G 20.000 đến 30.000 đơn vị/kg cân nặng tiêm bắp trong 14 ngày, tiêm bắp ngày 2 lần.
Trường hợp bị dị ứng với penixilin thì có thể dùng thay thế erythromycin 7,5-12,5mg/kg, uống mỗi ngày 4 lần, duy trì trong vòng 30 ngày.
Điều trị bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh giang mai sẽ cần điều trị đồng thời cho cả thai nhi. Hiện nay, loại thuốc phù hợp cho việc điều trị bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh là dùng thuốc kháng sinh Penicillin. Đây là loại thuốc được đánh giá mang lại hiệu quả trong suốt quá trình thai kỳ.
Để chữa giang mai cho phụ nữ mang thai bác sĩ sẽ tiêm 1 hoặc nhiều lần loại thuốc kháng sinh Penicillin tùy vào tình trạng bệnh. Nếu người bệnh bị dị ứng với kháng sinh sẽ cần gây tê trước khi tiêm.
Khi chữa trị bệnh giang mai cho phụ nữ mang thai cần chú ý xét nghiệm tình trạng bệnh của chồng nếu có quan hệ tình dục trong vòng 3 tháng gần nhất. Khi điều trị bệnh nhân không được quan hệ đến khi kết thúc thai kỳ.
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị bệnh giang mai, để tăng cường hiệu quả điều trị các bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp kết hợp như vật lý trị liệu. Đây là phương pháp sử dụng sóng ngắn, sóng hồng ngoại tác động vào vết thương trên bề mặt da giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Những phương pháp, phác đồ điều trị bệnh giang mai trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất bạn vẫn nên đi khám để được lên phác đồ chữa bệnh giang mai hiệu quả và phù hợp nhất.