[ Tổng hợp ] Viêm da cơ địa là gì ? Nguyên nhân + cách chữa hiệu quả 2020

Mục lục chính [Ẩn]

    Viêm da cơ địa là căn bệnh xuất hiện ngoài da, tuy bệnh không nghiêm trọng tới tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy bệnh viêm da ở cơ địa có chữa được hay không ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả được áp dụng nhiều qua bài viết sau đây nhé !

    Viêm da cơ địa là gì?

    Viêm da cơ địa là một thuật ngữ chung mô tả tình trạng viêm của da. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh lý này. Viêm da cơ địa thường gây ra các triệu chứng như phát ban ngứa trên da, sưng, đỏ, vùng da bị viêm da cơ địa có thể bị phồng rộp, ứa dịch, phát triển lớp vỏ và bong tróc.

    Nhận biết triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em và người lớn

    Viêm da cơ địa là một trong các căn bệnh về da phổ biến nhất của trẻ em và có xuất hiện ở cả người lớn. Tùy theo lứa tuổi, bệnh viêm da cơ địa có những triệu chứng khác nhau, cụ thể như sau :

    1. Ở người lớn

    • Bệnh tiến triển từ giai đoạn trẻ em chuyển sang, có thể khởi phát ở tuổi dậy thì hoặc ở tuổi lớn hơn.
    • Biểu hiện đặc trưng là các nốt mụn nước và vết mẩn đỏ nổi xuất hiện trên cơ thể.
    • Có 20 – 80% người bệnh bị viêm da cơ địa ở lòng bàn tay và ở chân, đây cũng có thể coi là biểu hiện ban đầu của bệnh.
    • Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn thường tái phát nhiều lần và có tính chất mãn tính.
    • Bệnh thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và thời tiết.
    • Thương tổn đa dạng thường là các sẩn nổi cao hơn mặt da rải rác hoặc tập trung thành đám, những mảng da đỏ khô lichen hoá, các vết xước do gãi. Thương tổn có thể kèm theo bội nhiễm và rất ngứa.

    2. Ở trẻ nhỏ

    Viêm da cơ địa là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ nhỏ, viêm da cơ địa ở trẻ mới sinh cho tới trẻ 2 tuổi thường được gọi là chàm sữa. Triệu chứng nhận biết của bệnh được chia ra như sau :

    Viêm da cơ địa ở trẻ dưới 2 tuổi:

    Mắc bệnh từ 3 tháng, trung bình từ 8 tháng cho tới 2 tuổi. Giai đoạn này thương tổn chủ yếu là mụn nước tập trung thành đám trên nền da đỏ ở mặt, trán, má, cằm, mũi, quanh miệng. Thương tổn cũng có thể lan rộng xuống tứ chi và thân mình.

    Viêm da cơ địa ở trẻ em 2 – 12 tuổi:

    Thương tổn là các sẩn nổi cao hơn mặt da rải rác hoặc tập trung thành mảng da dày, lichen hoá. Có thể gặp mụn nước tập trung thành đám. Thương tổn có thể kèm theo bội nhiễm. Vị trí thương tổn: mặt duỗi hay nếp gấp như khuỷu tay, khoeo chân, cổ tay, mi mắt. Thương tổn có thể ở một bên hoạc đối xứng. Triệu chứng cơ năng: rất ngứa.

    3. Những triệu chứng không điển hình:

    Ngoài những triệu chứng điển hình trên, viêm da cơ địa có thể có các triệu chứng không điển hình có thể gặp ở bất kỳ lúa tuổi nào giai đoạn nào của bệnh:

    • Khô da
    • Viêm da lòng bàn tay bàn chân
    • Chàm xung quanh nang lông
    • Dày sừng chân lông

    Nguyên nhân gây bệnh viên da cơ địa

    Bệnh viêm da cơ địa chưa có nghiên cứu về nguyên nhân cụ thể nhưng có một số nguyên nhân chính gây nên bệnh như:

    • Viêm da cơ địa do di truyền: Đây là một căn bệnh mang tính chất di truyền chiếm tỷ lệ khá cao, nếu gia đình bạn có ông bà, bố mẹ đã từng mắc phải căn bệnh viêm da cơ địa dù đã được chữa trị triệt để thì bạn vẫn có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
    • Bệnh viêm da cơ địa chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên ngày nay số người trưởng thành mắc bệnh này ngày càng nhiều.
    • Do bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh là nguyên nhân gây nên viêm da cơ địa như: Hen, viêm mũi dị ứng, các bệnh về gan (nóng gan, tổn thương gan,… khiến gan không thực hiện tốt chức năng giải độc của nó).
    • Viêm da cơ địa do cát, bụi bẩn.
    • Viêm da cơ địa do khói thuốc lá.
    • Do bệnh nhân tiếp xúc với đồ vật gây ngứa: Dây lưng, đồng hồ, các loại trang sức, phụ kiện.
    • Xà phòng hoặc các chất tẩy rửa.
    • Do cơ thể bệnh nhân dị ứng với một số chất: Dị ứng với thức ăn (thức ăn lạ, hải sản, gà, trứng, sữa, lạc, đậu tương, bột mỳ, …), dị ứng với không khí (đặc biệt là không khí hay thay đổi thất thường), dị ứng với các chất thải bẩn, dị ứng. Các hoá chất như chlorine, dị ứng dầu mỡ hoặc dung môi.
    • Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp.
    • Mất độ ẩm trên da sau khi tắm, đặc biệt tắm nước nóng.
    • Do sức đề kháng cơ thể bệnh nhân kém: Nên không thể chống lại các yếu tố và nguyên nhân có thể gây bệnh.
    • Nhiễm trùng da, đặc biệt do vi khuẩn tụ cầu vàng.
    • Do bệnh nhân uống không đủ nước mỗi ngày: Việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, nhịp nhàng, gan, thận bài trừ độc tố hiệu quả. Nếu bạn không uống đủ nước, quá trình thải độc tố trong cơ thể hạn chế, độc tố tích tụ dần dần gây nên bệnh viêm da cơ địa và một số căn bệnh khác.
    • Do bệnh nhân ăn nhiều thực phẩm có tính cay nóng: Các loại gia vị (tiêu, ớt, mù tạt, dầu ăn), đậu phộng, một số loại trái cây tính nóng (sầu riêng, nhãn, xoài, đào), cà phê, rượu, bia, thức ăn chiên xào nhiều dầu….
    • Một số loại nước hoa và mỹ phẩm.
    • Sang chấn tâm lý.
    • Thay đổi nhiệt độ đột ngột.
    • Do làn da không được vệ sinh sạch sẽ: gây nên các viêm nhiễm trên da cũng là nguyên nhân khởi phát hình thành nên bệnh viêm da cơ địa. Căng thẳng và các yếu tố tâm lý không phải là một nguyên nhân gây ra bệnh nhưng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.

    Bệnh viêm da cơ địa có lây không?

    Viêm da cơ địa là một bệnh lý không lây, không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng lại làm ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt của người bệnh và bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Tuy không có khả năng lây từ người này sang người khác nhưng bệnh viêm da cơ địa có tính di truyền, với tỉ lệ 80% trẻ sẽ bị mắc bệnh nếu có cả bố và mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa. Trong trường hợp chỉ có bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì tỉ lệ mắc bệnh giảm xuống còn 50%.

    Viêm da cơ địa nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, do đó chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp vô cùng quan trọng.

    Phương pháp hỗ trợ chữa bệnh viêm da cơ địa

    Không có cách chữa chung cho bệnh viêm da cơ địa, nên khuyên bệnh nhân tránh chà xát, không gãi là một việc rất quan trọng. Điều trị cho tình trạng này nhằm mục đích để chữa lành da bị tổn thương và giảm các triệu chứng. Đồng thời cho các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa cho bệnh nhân. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dựa trên độ tuổi của bệnh nhân, triệu chứng và tình trạng sức khỏe hiện tại. Đối với một số người, bệnh viêm da cơ địa biến mất theo thời gian và một số người khác nó vẫn kéo dài và tái diễn.

    Phương pháp tây y hỗ trợ chữa viêm da cơ địa

    Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân. Tuỳ theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.

    Viêm da cơ địa cấp tính: Cần đắp ẩm thương tổn và bôi kem corticoit+ kháng sinh. Cho kháng sinh uống để chống tụ cầu trùng vàng trong trường hợp bội nhiễm. Kháng histamin chống dị ứng và chống ngứa.

    Viêm da cơ địa bán cấp và mạn tính được điều trị bằng các thuốc sau:

    • Làm ẩm da bằng kem bôi hoặc sữa tắm có kem.
    • Thuốc corticosteroid: Rất có hiệu quả đối với viêm da cơ địa nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ nguy hại nếu dùng lâu dài, do vậy cần có chỉ định của bác sỹ.
    • Uống kháng histamin chống ngứa.
    • Một số trường hợp nặng có thể uống corticoid, nhưng cần có chỉ định của thầy thuốc. Thuốc này có thể dùng đường tiêm hoặc uống và chỉ được sử dụng cho một thời gian ngắn.
    • Các phương pháp điều trị khác: Đèn chiếu tia cực tím có thể được chỉ định để điều trị bệnh từ nhẹ đến vừa phải. Nó liên quan đến việc tiếp xúc với tia cực tím sóng A và B, đơn độc hoặc kết hợp, và da sẽ phải được theo dõi cẩn thận nếu phương pháp này được sử dụng.

    Phác đồ điều trị một bệnh nhân viêm da cơ địa:

    • Chống khô da bằng các thuốc dưỡng ẩm.
    • Điều trị bằng bôi corticosteroid chỉ trong thời gian ngắn, sau đó duy trì bôi kết hợp dưỡng ẩm thời gian dài để tránh tái phát bệnh.
    • Chống nhiễm tụ cầu bằng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống.
    • Kháng histamin chống ngứa. (Thuốc kháng histamin gây buồn ngủ thường được khuyến khích, vì chúng có thể giúp giảm nguy cơ gãi ban đêm.)

    Kem bôi corticosteroid và thuốc mỡ: Đây là những loại thuốc chống viêm và được dùng làm giảm nhẹ các triệu chứng chính của bệnh viêm da cơ địa, chẳng hạn như viêm da và ngứa. Một số thuốc khác có thể được dùng như: thuốc kháng sinh, thuốc điều trị nhiễm nấm và virus.

    Một loại thuốc ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch giúp giảm viêm và ngăn chặn bùng phát bệnh.

    Xét nghiệm phát hiện bệnh viêm da cơ địa

    Hiện nay có một số tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da cơ địa được đưa ra, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka (1980). Để chẩn đoán viêm da cơ địa cần có ít nhất 3 tiêu chuẩn chính + ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ.

    4 tiêu chuẩn chính:

    1. Ngứa (Itching).

    2. Viêm da mạn tính và tái phát (Chronic or chronically relapsing dermatitis).

    3. Hình thái và vị trí thương tổn điển hình (Typical distribution and morphology of AD rash).

    • Trẻ em: Chàm khu trú ở mặt, vùng duỗi.
    • Trẻ lớn và người lớn: Dày da, Lichen vùng nếp gấp.

    4. Tiền sử cá nhân hay gia đình có bệnh cơ địa dị ứng (Personal or family history of atopic diseases) như hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa.

    Các tiêu chuẩn phụ:

    1. Khô da (Dry skin).

    2. Viêm môi (cheilitis).

    3. Đục thủy tinh thể ( Anterior subcapsular cataract).

    4. Viêm kết mạc mắt và kích thích ở mắt tái phát.

    5. Mặt: Đỏ, tái.

    6. Dị ứng thức ăn (Food intolerance).

    7. Chàm ở bàn tay (Hand eczema).

    8. IgE tăng (Elevated IgE levels).

    9. Phản ứng da tức thì tuýp 1 dương tính (Immediate skin test type 1 reactivity).

    10. Dễ bị nhiễm trùng da và hay tái phát.

    11. Ngứa khi ra mồ hôi (Itching on sweating).

    12. Vẩy phấn trắng (Pityriasis alba).

    13. Chứng vẽ nổi (Dermographism).

    14. Giác mạc hình chóp (Keratoconus).

    15. Các thương tổn khác giống dày sừng nang lông (Other like Keratosis Pilaris),

    16. Tuổi phát bệnh sớm

    17. Chàm núm vú

    18. Nếp dưới mắt Dennie- Morgan

    19. Quầng thâm quanh mắt

    Cách chăm sóc da hàng ngày cho người bệnh viêm da cơ địa

    • Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh, bạn nên có chế độ chăm sóc da hàng ngay, cụ thể như sau :
    • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa thay quần áo hàng ngày, tránh việc bụi bẩn làm bệnh viêm da nặng hơn.
    • Nên mặc quần áo thoáng mát nếu là mùa hè, tránh việc mặc nhiều quần áo ra nhiều mồ hôi gây nhiễm trùng, nếu là mùa đông thì không nên mặc các loại áo len lông ở bên trong tiếp xúc với da, vì các chất liệu này dễ gây dị ứng cho da.
    • Tránh làm trầy xước da khi đang bị viêm da cơ địa:
    • Sử dụng một loại kem dưỡng ẩm, kem steroid tại chỗ, hoặc các loại thuốc khác bác sĩ kê toa.
    • Dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa trầm trọng.
    • Giữ móng tay cắt ngắn. Đeo găng tay trong khi ngủ vào ban đêm, nếu gãi là một vấn đề.
    • Giữ ẩm da bằng kem bôi. Sử dụng thuốc mỡ, các loại kem, hoặc thuốc nước 2 – 3 lần trong ngày.
    • Làm giảm các nguyên nhân khiến da dị ứng như:
    • Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây phản ứng dị ứng.
    • Tránh các chất kích thích như len và lanolin.
    • Tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, cũng như hóa chất và dung môi.
    • Tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể một cách đọt ngột, gây đổ mồ hôi.
    • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm … khi đang bị viêm da cơ địa.

    Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp tất cả thông tin về bệnh viêm da cơ địa , nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này . Chúc bạn luôn mạnh khỏe !

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status