[ Xoắn khuẩn giang mai ] là gì ? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Xoắn khuẩn giang mai được biết đến là nguyên nhân chính gây ra bệnh giang mai. Chúng sống ký sinh trên cơ thể người và phá hủy các cơ quan nội tạng, khiến người bệnh suy kiệt và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Xoắn khuẩn giang mai là gì?
Xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema pallidum, là một loại vi khuẩn gây ra các bệnh Bejel, bệnh ghẻ và giang mai. Chúng lây lan chủ yếu qua đường tình dục, xâm nhập qua âm đạo, âm hộ, dương vật, đầu dương vật và lỗ hậu môn để sinh sống trong cơ thể con người.
Trong họ của của xoắn khuẩn giang mai có 3 loại
- Treponema pallidum pallidum gây bệnh giang mai
- Treponema endemicum gây Bejel hoặc loài đặc hữu của bệnh giang mai
- Treponema pertenue gây ra bệnh ghẻ
Xoắn khuẩn giang mai có hình xoắn ốc, từ 8 – 14 vòng xoắn, vi khuẩn không có vỏ, không tạo nha bào, chúng có lông ở 2 đầu và di chuyển bằng viện uốn khúc các vòng lượn xoay quanh trục của nó rồi thâp nhập qua các lỗ hổng trong mô biểu mô vảy hoặc biểu mô cột.
Không chỉ xâm nhập qua đường tình dục, xoắn khuẩn giang mai có thể được truyền đến thai nhi từ người mẹ mắc bệnh giang mai, gây ra hiện tượng giang mai bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Đặc điểm sinh tồn của xoắn khuẩn giang mai
Xoắn khuẩn giang mai đề kháng rất kém, chúng thuộc dạng vi khuẩn sống ký sinh trên cơ thể người và động vật. Khi ra đề môi trường bên ngoài thì sẽ chết nhanh chóng.
Chúng có thể sống trong môi trường ẩm ướt khoảng 2 ngày, với mới môi trường khô ráo chúng không thể sống sót sau vài giờ ra khỏi cơ thể vật chủ. Các chất sát khuẩn thông thường như iod, thủy ngân xà phòng dễ dàng giết chết vi khuẩn. Ở nhiệt độ trên 56 độ C vi khuẩn bị giết chết sau 30 phút. Chúng tồn tại lâu ở môi trường lạnh, như ở âm 70 độ C, chúng có thể sống đến vài năm.
Sử dụng thuốc kháng sinh như penicillin và tetracyclin sẽ làm ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai, khiến chúng bị tiêu diệt hoàn toàn.
Khả năng lây truyền
Giang mai lây truyền cao nhất khi người mắc đang ở giai đoạn I, đây là giai đoạn phân chia của xoắn khuẩn giang mai nên chúng sinh sản nhanh và dễ dàng lây sang cho người lành thông qua đường tình dục, tuy nhiên dùng penicillin để ức chế sự phát triển của giang mai trong giai đoạn này là cực kỳ tốt và đem lại hiệu của rõ ràng nhất.
Xoắn khuẩn giang mai cũng có thể lây truyền thông qua niêm mạc mắt, miệng, da bị xây xát, đường máu và từ mẹ sang con. Tuy rằng đây không là con đường lây truyền chính, nhưng chúng ta nên có các biện pháp phòng tránh phù hợp, như không sử dụng chung đồ cá nhân…
Biểu hiện đặc trưng khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai
Người nhiễm xoắn khuẩn giang mai sẽ có hai trường hợp một là do lây từ người mắc bệnh giang mai, thứ hai là do di truyền từ mẹ sang con, cho nên biểu hiện của bệnh cũng sẽ khác nhau như là:
Giang mai mắc phải
Nếu như vi khuẩn giang mai xâm nhập nhanh qua niêm mạc đã bị xây xát. Sau vài giờ vi khuẩn có thể ở hệ thống bạch huyết và vào máu, thời gian ủ bệnh trung bình của giang mai khi nhiễm trùng tự nhiên ở người là 21 ngày, diễn biến qua 3 thời kỳ.
Giang mai giai đoạn I: kéo dài từ 2 – 6 tuần lễ, săng giang mai tiên phát ở bộ phận sinh dục, đây là giai đoạn lây nhiễm cao khi quan hệ tình dục không an toàn.
Giang mai giai đoạn II: giai đoạn này diễn ra từ 2 tháng đến 1 năm, tự hết và tái phát nhiều lần, mức độ giảm dần các triệu chứng nổi ban đỏ trên da, và đi vào giai đoạn tiềm ẩn âm thầm phá hủy cơ quan nội tạng vật chủ.
Giang mai giai đoạn III: khi xoắn khuẩn giang mai đã chú ẩn và gây tổn thương nội tạng trong thời gian ủ bệnh như tim, mạch máu, xương, tổ chức thần kinh bắt đầu sẽ bộc phát ra bên ngoài gây mù lòa, viêm xương khớp, liệt và tàn phế.
Giang mai bẩm sinh
Phụ nữ có thai bị giang mai sẽ lây truyền cho thai nhi qua rau thai, đứa trẻ có thể chết trong bụng hoặc ngay khi sinh ra được vài giờ hoặc vài ngày. Hoặc giang mai bẩm sinh muộn khởi phát từ 3 – 4 tuổi hoặc khi trưởng thành.
Cách chẩn đoán giang mai qua phòng thí nghiệm.
Phương pháp chẩn đoán giang mai được sử dung chính trong phòng thí nghiệm hiện nay là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
1. Phương pháp chẩn đoán trực tiếp
Để phát hiện giang mai người ta dùng phương pháp nhuộm xoắn khuẩn giang mai như là thấm bạc, phương pháp này chỉ áp dụng trong khi bị giang mai giai đoạn I, lúc mà cơ thể bị tổn thương săng giang mai, các bác sĩ sẽ lấy chất tiết dịch từ tổn thương phát hiện vi khuẩn bằng kỹ thuật
- Tìm vi khuẩn trên kính hiển vi viền đen
- Nhuộm thấm bạc
- Nhuộm bằng kháng thể huỳnh quang trực tiếp
- Xác định DNA của xoắn khuẩn giang mai bằng kỹ thuật PCR
2.Phương pháp chẩn đoán gián tiếp
Hai phương pháp nhận diện xoắn khuẩn giang mai khác được dùng đó là:
Phản ứng huyết thanh kháng nguyên giang mai không đặc hiệu
Kháng nguyên dùng là hợp chất lipid từ tim bê (cardiolipin) để tạo ra phản ứng lên bông VDRL, RPR, ELISA cho ra kết quả nhanh chóng, đáng tin cậy.
Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ cho ra kết quả dương tính giả như bệnh nhân bị sốt rét, bệnh nhân bị thận hư nhiễm mỡ, bệnh lupus ban đỏ, phụ nữ có thai.
Phản ứng huyết thanh với kháng nguyên giang mai đặc hiệu
Phản ứng Elisa, phản ứng kháng thể ngưng kết hồng cầu giang mai, phản ứng hấp thụ kháng thể huỳnh quang giang ai, phản ứng bất động xoắn khuẩn giang mai. Là các phản ứng huyết thanh đặc hiệu đưa ra kết quả rất chính xác, dùng để chẩn đoán bệnh giang mai sớm.
Biến chứng của bệnh giang mai cần đề phòng
Bệnh giang mai sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai như là:
- Tổn thương đốt sống 2 – 4 ở lưng làm rối loạn chức năng co thắt, khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi tiểu được, dẫn đến bí tiểu, đi tiểu không kiểm soát.
- Xoắn khuẩn giang mai tấn công vào niêm mạc gây hiện tượng đồng tử nhỏ hẹp, mất phản xạ ánh sáng, mắt mờ dần, thần kinh thị giác bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến mù lòa.
- Viêm xương khớp ở hông, đầu gối, mắt cá chân, đốt sống lưng và chi trên bị tổn hại gây thoát vị đĩa đệm và gãy xương.
- Khiến cho động mạch phình to và viêm, ảnh hưởng đến hệ tim mạch và hỏng van tim.
- Thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ mẹ có nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu, hoặc trẻ sơ sinh tử vong sau 1 ngày.
Không chỉ phá hủy lục phủ ngũ tạng, gây lên tổn thương cho bản thân mà còn dễ lây truyền sang cho vợ/chồng/bạn tình, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình, gây lên tình trạng sứt mẻ, dẫn đến đổ vỡ trong hôn nhân.
Phòng ngừa nhiễm xoắn khuẩn giang mai
Giang mai là căn bệnh rất dễ lây lan khi quan hệ tình dục không an toàn, mỗi người nên chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa sự xâm nhập của xoắn khuẩn giang mai một các an toàn và hiệu quả như là:
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với 1 bạn tình để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm giang mai
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên để tránh lây nhiễm bệnh giang mai
- Khi mắc bệnh giang mai, báo cho bạn tình biết về tình trạng của mình, đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời, không tự ý ngưng, thay đổi thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
- Người mẹ mang thai mà nghi ngờ bản thân mắc bệnh giang mai, cần báo cho bác sĩ ngay để có các biện pháp xử lý phù hợp.
- Tránh quan hệ ít nhất 2 tuần sau khi chữa hoặc cho đến khi bác sĩ cho phép
- Thực hiện các biện pháp sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện sớm chứng bệnh giang mai để có phương pháp hiệu quả.
Hiện tại Đa khoa Quốc tế Cộng đồng đang cung cấp các gói khám sàng lọc bệnh xã hội giúp người bệnh có thể dễ dàng phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra khi sử dụng gói khám này bệnh nhân được miễn phí hoàn toàn phí khám lâm sàng và giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật.
Hy vọng thông qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã có thêm kiến thức về xoắn khuẩn giang mai, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua số 0243.9656.999 để nghe giải đáp.