[ GIẢI ĐÁP ] Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là bệnh gì ?
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là dấu hiệu mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Tình trạng này khiến chị em e ngại, xấu hổ, không tự tin đặc biệt nếu để lâu còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Vậy vùng kín có mùi hôi không ngứa là bệnh gì, có nguy hiểm không hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa do đâu?
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Đây có thể là dấu hiệu của căn bệnh phụ khoa nào đó, nhưng cũng có thể là những bất thường trong sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này có thể là do nguyên nhân dưới đây:
1. Nước tiểu bị ứ đọng
Nước tiểu bị ứ đọng ở vùng kín là nguyên nhân hàng đầu khiến vùng kín có mùi hôi. Sự tích tụ của nước tiểu và dịch nhầy âm đạo sau mỗi lần đi vệ sinh đọng lại ở lớp đệm quần lót và vùng kín sẽ khiến môi trường âm đạo ẩm ướt và trở thành nơi lý tưởng để vi khuẩn tấn công và gây mùi.
2. Mặc quần lót quá chật
Mặc quần lót chật không chỉ khiến bạn khó chịu trong sinh hoạt, khi đi lại mà còn khiến vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa nhất là khi trời nóng, nhiệt độ tăng cao. Mặc quần lót chật sẽ khiến mồ hôi tiết ra ở vùng kín không thoát ra ngoài và gây khó chịu thậm chí đối mặt với nguy cơ bị viêm nang lông.
3. Dị ứng với bao cao su
Vùng kín của chị em rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, trong khi đó bao cao su lại được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau trong đó phổ biến nhất là polyisoprene, cao su... Trên mỗi loại bao cao su còn có lớp gel nhầy để làm giảm ma sát khi quan hệ tình dục, mùi hương để kích thích hưng phấn... nếu vùng kín của bạn bị dị ứng thì có thể sẽ thấy vùng kín có mùi hôi khó chịu.
4. Đến ngày kinh nguyệt và sau khi sinh
Khi đến ngày kinh nguyệt chị em cũng sẽ thấy vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa. Nguyên nhân là bởi máu kinh thoát ra ngoài âm đạo nơi có nhiều vi khuẩn nên thường có mùi hôi tanh.
Với chị em phụ nữ sau khi sinh con, tử cung sẽ bị giãn rộng nên vùng mô và cơ âm đạo sẽ bị giãn nở. Điều này sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào vùng kín. Không những thế, sau khi sinh con sản dịch tại âm đạo tiết ra nhiều hơn cũng sẽ khiến vùng kín có mùi hôi.
5. Do thói quen ăn uống
Vùng kín có mùi hôi tanh không ngứa cũng có thể có chị em sử dụng một số loại thực phẩm có mùi hương mạnh như: hành, măng tây, tỏi, chất kích thích... những loại thực phẩm này sẽ làm biến đổi mùi ở vùng kín và khiến vùng kín có mùi.
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là bệnh gì?
Một số chị em xuất hiện tình trạng vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có thể do mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Những căn bệnh này, nếu không sớm chữa trị có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.
Một số những căn bệnh phụ khoa mà chị em có thể mắc phải khi gặp phải triệu chứng vùng kín có mùi hôi như:
1. Bệnh viêm âm đạo giai đoạn nhẹ
Ở giai đoạn nhẹ, bệnh viêm âm đạo chưa gây nên nhiều triệu chứng khó chịu mà chỉ đơn giản là các triệu chứng khí hư ra nhiều, có mùi hôi không ngứa ngáy hay đau rát gì cả.
Tuy nhiên, nếu bệnh viêm âm đạo nhẹ không sớm chữa trị đến khi các triệu chứng bệnh rầm rộ hơn như: ngứa ngáy vùng kín, khí hư có màu sắc bất thường, tính chất bất thường, đau rát, sưng đỏ vùng âm hộ.
2. Các bệnh xã hội
Một số căn bệnh xã hội cũng có thể khiến chị em gặp phải tình trạng vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa. Bệnh xã hội mà bạn có thể gặp phải như: lậu, sùi mào gà, giang mai. Khi mắc những căn bệnh này vùng kín của chị em sẽ tiết dịch nhiều hơn bình thường, không ngứa ngáy.
3. Do nội tiết tố thay đổi
Khi nội tiết tố thay đổi thì lượng hormone trong cơ thể cũng sẽ bị thay đổi, môi trường âm đạo ở vùng kín sẽ bị khô hơn, nặng mùi hơn. Đặc biệt, nếu vùng kín có sự tấn công của vi khuẩn khi nội tiết tố thay đổi sẽ khiến chị em bị khí hư ra nhiều, có mùi hôi tanh, đau ở vùng kín, sưng đỏ vùng kín...
Như vậy, vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Đó có thể là do nguyên nhân sinh lý nhưng cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý. Để xác định chính xác nguyên nhân bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tìm ra nguyên nhân và đưa ra cách chữa bệnh hiệu quả.
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khi nào cần khám bác sĩ?
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa rất có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm. Những căn bệnh này nếu không sớm được chữa trị có thể dẫn đến những bệnh phụ khoa nguy hiểm khác, đặc biệt chị em sẽ đối mặt với nguy cơ ung thư cổ tử cung, vô sinh – hiếm muộn.
Vì vậy, nếu chị em thấy có những dấu hiệu này thì nên đi khám càng sớm càng tốt:
- Khí hư ra nhiều, thường xuyên và liên tục trong nhiều ngày, lượng dịch tăng nhiều
- Khí hư có màu sắc bất thường như màu vàng, màu xanh, màu nâu đen
- Âm đạo có mùi hôi khắm,hôi tanh nồng nặc sưng đau
- Đau vùng bụng, cơ thể mệt mỏi, sốt, ớn lạnh
Chị em không nên chủ quan khi thấy có những dấu hiệu bất thường, cũng không nên e ngại khi đi khám vì hiện nay việc khám sức khỏe phụ khoa đã hiện đại và không mất nhiều thời gian, kết quả chính xác.
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa phải làm gì để khắc phục?
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa thường là những biểu hiện sinh lý hoặc bệnh phụ khoa. Tùy từng nguyên nhân mà sẽ có các biện pháp khắc phục hiệu quả và phù hợp.
Nếu do những nguyên nhân thói quen sinh hoạt hoặc thay đổi chức năng sinh lý thì bạn cần chú ý:
- Vệ sinh sạch sẽ là mùi sẽ biến mất. Nên chú ý thấm nước tiểu bằng khăn giấy sau mỗi lần đi vệ sinh để tình trạng mùi hôi ở vùng kín được cải thiện.
- Hãy lựa chọn những loại quần cotton mỏng, thấm hút mồ hôi tốt, có thể không mặc quần lót vào buổi tối.
- Nên lựa chọn những loại bao cao su an toàn, ít mùi hương và được làm bằng nguyên liệu an toàn.
- Nên thay đổi thói quen dinh dưỡng, ăn nhiều loại thực phẩm giúp vùng kín có mùi thơm như dứa, hạn chế sử dụng chất kích thích
- Thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến ngày kinh nguyệt
- Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục
- Không nên thụt rửa âm đạo làm mất cân bằng môi trường âm đạo
Nếu trong trường hợp chị em bị vùng kín có mùi hôi do nguyên nhân bệnh lý phụ khoa thì nên đi khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tốt nhất. Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây vùng kín có mùi hôi thối bằng các xét nghiệm, thăm khám.
Một số loại thuốc đặt âm đạo, thuốc bôi hoặc kết hợp vật lý trị liệu nếu bị viêm âm đạo giai đoạn nhẹ hoặc mắc các căn bệnh xã hội. Bạn cần chú ý thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và loại thuốc đang sử dụng, không nên lạm dụng hoặc ngừng thuốc mà không có chỉ định.
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa. Do đó nếu bạn gặp phải triệu chứng này hãy thăm khám các bác sĩ chuyên khoa sớm để được tư vấn và hỗ trợ.