[ Viêm vùng chậu ]: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Viêm vùng chậu là căn bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Theo Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (DIC) thì cứ 8 người mắc bệnh viêm vùng chậu thì có 1 người gặp khó khăn trong việc mang thai. Thay vì lo sợ, chị em nên chủ động tìm kiếm những dấu hiệu để kịp thời chữa trị căn bệnh này.
Viêm vùng chậu là bệnh gì?
Viêm vùng chậu (Pelvic Inflammatory Disease – PID) hay còn được gọi là bệnh viêm đường sinh dục trên. Bệnh do nhiễm trùng cơ quan sinh sản ở tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn. Các loại vi khuẩn này tấn công và có thể gây áp xe ống dẫn trứng hoặc buồng trứng.
Bệnh viêm vùng chậu rất phổ biến, ở Hoa Kỳ có khoảng hơn 1 triệu người mắc viêm vùng chậu mỗi năm. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Nguyên nhân gây viêm vùng chậu là do đâu?
Nguyên nhân gây viêm vùng chậu thường là do nhiễm trùng bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), chủ yếu là do người bệnh bị lậu và Chlamydia. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị bệnh viêm vùng chậu khi vi khuẩn tấn công do:
- Sử dụng biện pháp can thiệp ngoại khoa
- Phá thai
- Sử dụng vòng tránh thai
- Bị sảy thai
- Làm sinh thiết
- Sinh con
- Vệ sinh, thụt rửa âm đạo không đúng cách
- Lây nhiễm do bị viêm phúc mạc, viêm ruột thừa
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Có tiền sử mắc bệnh viêm vùng chậu
Xem Thêm : Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 3 : triệu chứng và phương pháp điều trị
Đối tượng dễ mắc viêm vùng chậu nhất
Viêm vùng chậu có nguy cơ xuất hiện ở tất cả các chị em phụ nữ, đặc biệt là những chị em đã quan hệ tình dục. Bệnh cũng phổ biến ở những phụ nữ dưới 25 tuổi. Ngoài ra bệnh cũng có thể gặp phải ở những đối tượng có nguy cơ dưới đây:
- Quan hệ trực tiếp với người mắc bệnh hoặc quan hệ với nhiều bạn tình
- Quan hệ với bạn tình đang quan hệ với nhiều người khác
- Mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục trong đó có Chlamydia
- Quan hệ tình dục khi còn quá trẻ
- Từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Sử dụng vòng tránh thai
- Có thói quen thụt rửa âm đạo thường xuyên
Trên đây chỉ là các yếu tố thuận lợi khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh chứ không hoàn toàn mắc bệnh. Do đó, nếu có những triệu chứng bất thường, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Viêm vùng chậu có nguy hiểm không
Khi mắc viêm vùng chậu người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ gặp nhiều biến chứng. Viêm nhiễm đường sinh dục trên là căn bệnh do vi khuẩn lây lan từ âm đạo vào đến tử cung nên biến chứng sẽ kéo theo nhiều bộ phận khác.
- Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Các bộ phận sinh dục bao gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm kể cả bộ phận niêm mạc vùng chậu nếu không được chữa trị có thể chuyển sang mạn tính và gây vô sinh ở nữ giới.
- Nguy cơ chửa ngoài tử cung: Bệnh viêm nhiễm vùng chậu có thể khiến trứng thụ tinh ở ngay vòi trứng và khó di chuyển ở tử cung và dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm có thể khiến chị em bị vỡ tử cung nếu không được chữa trị kịp thời.
- Gây nên áp xe buồng trứng, ống dẫn trứng: Bệnh có thể gây tắc dính ở vòi trứng, dịch không được bài tiết ra ngoài và gây nên ứ mủ vòi trứng.
- Viêm phúc mạc ổ bụng: Một trong những tác hại mà khi bị viêm vùng chậu có thể mắc phải, bệnh cũng có thể do hóa chất, chấn thương vật lý gây nên. Viêm phúc mạc ở ổ bụng có 2 dạng là nguyên phát và thứ phát.
- Mắc viêm vùng chậu mạn tính: Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không được chữa trị triệt để và sẽ gây ảnh hưởng, phiền toái đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh đặc biệt là triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, quan hệ vợ chồng.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: viêm vùng chậu khi mang thai sẽ ảnh hưởng khi mẹ sinh em bé. Vì khi sinh em bé sẽ đi qua cổ tử cung, âm đạo và sẽ bị nhiễm khuẩn từ mẹ, em bé có thể bị mắc các bệnh về đường hô hấp, mắt, da…
Xem Thêm : Cách chữa viêm phụ khoa bằng phương pháp dân gian hiệu quả bất ngờ
Triệu chứng viêm vùng chậu thường gặp
Viêm vùng chậu thường sẽ không có những triệu chứng rõ rệt, nhiều chị em lầm tưởng mắc các bệnh phụ khoa để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, những người mắc viêm vùng chậu đều có những dấu hiệu tương đồng như:
- Khí hư ra nhiều bất thường, có mùi hôi khó chịu
- Đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi tiểu thấy đau
- Chảy máu sau khi quan hệ
- Đau nhiều ở vùng xương chậu, thắt lưng, bụng trên bên phải
- Chán ăn, không cảm thấy đói
- Sốt, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi
- Buồn nôn hoặc có hiện tượng nôn ói
- Rối loạn kinh nguyệt
Bệnh viêm vùng chậu có thể có những triệu chứng tương tự như khi bạn mắc viêm ruột thừa hoặc mang thai ngoài tử cung. Có những trường hợp xuất hiện những triệu chứng nặng hơn, do đó bạn nên đi khám phụ khoa khi thấy bất kỳ những triệu chứng bất thường nào.
Cách chẩn đoán viêm vùng chậu chính xác
Bệnh viêm vùng chậu cần được chữa trị càng sớm càng tốt, trước hết bạn cần phải được chẩn đoán bệnh chính xác. Để xác định bệnh, các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và các vấn đề liên quan như: thói quen sinh hoạt, vệ sinh vùng kín, phương pháp tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt…
Trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng viêm vùng chậu bạn có thể sẽ phải lấy mẫu dịch từ cổ tử cung để làm xét nghiệm loại bỏ bệnh lậu và Chlamydia.
Vì bệnh viêm nhiễm vùng chậu rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh phụ khoa khác, do đó bạn có thể sẽ phải làm các xét nghiệm kèm theo như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm đầu dò, nội soi,…
Sau khi có kết quả các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Viêm vùng chậu có chữa được không
Viêm vùng chậu hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt, người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng và các loại thuốc khác.
Đa phần sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm. Các loại kháng sinh này sẽ có tác dụng khống chế được vi khuẩn gây bệnh, hạn chế viêm nhiễm.
Tùy từng tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng một hoặc nhiều loại kháng sinh. Bệnh nhân sẽ phải tái khám thường xuyên để các bác sĩ theo dõi tình trạng viêm nhiễm. Bạn có thể sẽ thấy triệu chứng hết trước khi khỏi viêm nhiễm, nhưng vẫn cần sử dụng hết liệu trình thuốc.
Trong một số trường hợp bệnh có biến chứng nặng như áp xe thì cần phải thực hiện phẫu thuật. Ngoài ra, nếu chị em không có dấu hiệu rõ ràng, đang mang thai, sốt cao, buồn nôn hoặc ói mửa… thì cần phải nhập viện để theo dõi. Nếu nghi ngờ bạn tình cũng mắc thì cần phải điều trị cả bạn tình.
Bên cạnh việc điều trị bạn cần thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh để tránh nguy cơ tái phát đồng thời phòng bệnh hiệu quả.
Phòng ngừa viêm vùng chậu hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh viêm vùng chậu bạn cần thực hiện theo một số những lưu ý sau đây:
- Nên quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, không tự ý uống thêm thuốc hoặc bỏ thuốc
- Khi thấy các triệu chứng đau vùng chậu, sốt cao, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn thì cần quay lại cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
- Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh thụt rửa âm đạo
- Không nên sử dụng các loại chất kích thích, rượu bia…
Viêm vùng chậu hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu chị em được chữa trị kịp thời, cách tốt nhất là chị em nên đi thăm khám định kỳ các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể, chính xác. Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể tư vấn trước khi đến khám với bác sĩ qua số điện thoại: 0243.9656.999