{ Viêm đường tiểu } Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị an toàn năm 2020
Viêm đường tiểu là tình trạng viêm nhiễm chỉ chung ở đường tiết niệu, do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là vi khuẩn E.coli gây nên. Đây thực chất là tình trạng phổ biến và ít nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng có thể gây viêm nhiễm lây lan và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.
Nguyên nhân gây viêm đường tiểu là gì ?
Để đào thải nước tiểu ra ngoài cơ thể sẽ cần trải qua 1 hệ thống các bộ phận khác nhau như: thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Viêm đường tiểu có thể xuất phát từ nguyên nhân bị viêm nhiễm một trong số những bộ phận trên.
Bệnh viêm đường tiết niệu có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới và các triệu chứng tương đối giống nhau chỉ khác nhau ở niệu đạo. Ở niệu đạo nữ thường ngắn hơn, niệu đạo nam thường dài hơn. Niệu đạo ở nữ giới chỉ là ống dẫn nước tiểu ra ngoài, còn ở nam giới là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh dục.
Ngoài chức năng dẫn nước tiểu thì đường tiểu còn là nơi sàng lọc các chất lọc thải ra ngoài cơ thể. Do đó đây là bộ phận rất dễ bị viêm nhiễm. Dưới đây là một số những nguyên nhân chủ yếu.
- Nhiễm khuẩn E.coli: Đây là nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiểu chiếm đến 90% các trường hợp bị mắc bệnh. Loại vi khuẩn này có thể sống ở trong đường ruột, hậu môn và đi vào đường tiết niệu qua phân, quan hệ tình dục hoặc khi thực hiện những can thiệp thủ thuật.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ với người mắc bệnh viêm đường tiểu khi cọ sát cũng sẽ khiến vi khuẩn tấn công đẩy lên bàng quang và gây viêm nhiễm.
- Thường xuyên nhịn tiểu: Trong nước tiểu thường có chứa lượng vi khuẩn nhất định nếu để lâu trong cơ thể chúng sẽ nhân lên và tấn công vào niêm mạc bàng quang. Lúc này đường tiểu sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm.
- Vệ sinh không đúng cách: Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ nhất là sau khi đi đại tiện, tiểu tiện. Chị em phụ nữ có thói quen lau hậu môn từ sau ra trước sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công qua vùng kín và gây bệnh.
Ngoài những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu trên đây, thì tình trạng này còn có thể do những nguyên nhân khác như: sỏi đường tiết niệu, mắc bệnh đái tháo đường, bị suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm nội tiết tố, do u...
Dấu hiệu viêm đường tiểu cần nhận biết sớm
Các triệu chứng viêm đường tiểu thường xuất hiện rõ nét, thể hiện khi đi tiểu. Do cấu tạo của nam giới và nữ giới có sự khác biệt nên khi mắc bệnh, ở mỗi người sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Các triệu chứng điển hình của bệnh có thể kể đến như:
Đi tiểu nhiều lần: Bình thường mỗi người sẽ đi tiểu khoảng 5 đến 8 lần mỗi ngày, có thể 1 lần vào ban đêm. Tuy nhiên với những trường hợp bị viêm đường tiết niệu, số lần đi tiểu sẽ nhiều lần, số lần đi tiểu có thể lên đến 10 hoặc 20 lần mỗi ngày.
Tiểu ít, tiểu buốT: Khi bị viêm đường tiết niệu bạn sẽ thấy mỗi lần đi tiểu cảm thấy đau buốt, triệu chứng đau buốt dọc niệu đạo. Lượng nước tiểu chảy ra mỗi lần ít, nhưng số lần đi tiểu nhiều kèm đau buốt sẽ khiến người bệnh sợ đi tiểu.
Tiểu ra máu: Mặc dù không phải trường hợp nào bị viêm đường tiểu cũng thấy có triệu chứng này nhưng đây được xem là triệu chứng điển hình. Người bệnh có thể nhìn thấy máu trong nước hoặc không nhìn thấy được mà phải quan sát bằng kính hiển vi.
Bất thường khi quan hệ tình dục: Vì đường tiểu có liên quan chặt chẽ với cơ quan sinh dục nên khi bộ phận này bị viêm nhiễm bạn cũng sẽ thấy có những triệu chứng bất thường khi quan hệ tình dục như: đau khi quan hệ, đau khi xuất tinh, xuất tinh ra máu...
Ngoài những triệu chứng điển hình trên người bệnh còn thấy có những triệu chứng toàn thân khác như: đau lưng, vùng hạ bộ khó chịu, buồn nôn, sốt cao, mệt mỏi, đau vùng bụng dưới, đau thắt lưng...
Bệnh viêm đường tiểu có nguy hiểm không?
Viêm đường tiểu hay viêm đường tiết niệu nếu không sớm được chữa trị có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt ở những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiểu tái phát nhiều lần có thể đe dọa đến tính mạng. Những biến chứng viêm đường tiết niệu có thể kể đến như:
- Nguy cơ bị hoại tử nhú thận và suy giảm chức năng thận, nếu trường hợp xấu có thể sẽ phải cắt bỏ thận nếu bị suy thận.
- Vi khuẩn có thể tấn công vào máu gây nên tình trạng nhiễm trùng huyết.
- Ở nam giới nếu bị viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến nguy cơ bị viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, tắc ống dẫn tinh…
- Ở nữ giới nếu bị viêm đường tiểu có thể dẫn đến nguy cơ bị tắc vòi trứng, phụ nữ mang thai có thể dễ bị sảy thai, sinh non.
- Các triệu chứng bệnh có thể gặp phải như đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu gây ảnh hưởng đến đời sống quan hệ tình dục, khi quan hệ sẽ thấy đau và ảnh hưởng đến cảm xúc và đời sống tình dục.
Tốt nhất để tránh những biến chứng nguy hiểm mà bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu gây nên, ngay khi có triệu chứng bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách trị viêm đường tiểu tại nhà hiệu quả
Để có cách chữa viêm đường tiểu hiệu quả trước hết người bệnh cần thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Thông qua các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu ở nữ giới và nam giới bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp.
Đa số các trường hợp bị viêm đường tiết niệu đều được chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu, người bệnh nên lấy mẫu nước tiểu ở giữa dòng để cho kết quả chính xác nhất. Ngoài ra nếu có những nghi ngờ bất thường khác bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm hoặc chụp CT để cho kết quả chính xác.
Sau khi có kết quả thăm khám bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp. Đa số các trường hợp bị viêm đường tiểu đều được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Phác đồ điều trị kháng sinh thường sẽ kéo dài từ 5 đến 7 ngày, tuy nhiên nếu trường hợp bệnh tái phát có thể kéo dài từ 10 đến 14 ngày.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thêm thuốc kháng sinh dự phòng khoảng 2 lần trong 1 tháng. Việc dùng thuốc sẽ cần chỉ định của bác sĩ, không nên dùng thuốc theo đơn của lần trước và không dùng thuốc nếu không có chỉ định.
Nếu muốn đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh bạn cũng có thể tư vấn, tham khảo bác sĩ về việc sử dụng phương pháp vật lý trị liệu. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng ngắn để đẩy lùi viêm nhiễm nhanh chóng, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da non, ngăn chặn bệnh tái phát.
Bên cạnh quá trình điều trị người bệnh cần lưu ý:
- Uống nhiều nước mỗi ngày, bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, nước canh rau nhưng không nên uống rượu, cà phê.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhất là chị em phụ nữ, không nên xịt nước sâu vào âm đạo, dùng dung dịch vệ sinh có độ pH vừa phải.
- Quan hệ tình dục an toàn, bạn không nên quan hệ với nhiều bạn tình, dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Không nên nhịn tiểu, nếu buồn tiểu thì nên đi tiểu ngay.
Bệnh viêm đường tiểu là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm vẫn có thể khỏi mà không để lại biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay khi có triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.