[ Giải Đáp ] Viêm bàng quang có uống nước dừa được không ?
Viêm bàng quang có uống nước dừa được không là thắc mắc của không ít người đang mắc phải căn bệnh này. Nước dừa được biết đến là loại nước giải khát, cung cấp nhiều vitamin & khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Có nhiều người thắc mắc rằng, viêm bàng quang uống nước dừa được không? Viêm bàng quang uống nước gì thì tốt? Nếu cũng đang cùng thắc mắc vấn đề này thì đừng bỏ lỡ những thông tin được chia sẻ dưới đây.
Viêm bàng quang có uống nước dừa được không ?
Nước dừa không những là nước giải khát rất tốt cho cơ thể mà còn được sử dụng hỗ trợ điều trị các loại nhiễm trùng như nhiễm trùng bàng quang, tiêu hóa, tiết niệu, thận yếu, táo bón…
Viêm bàng quang có uống nước dừa được không? Theo nhiều chuyên gia y tế, nước dừa được xem là loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, an toàn, không tác dụng phụ, không những vậy còn có khả năng ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng đường tiểu hiệu quả.
Mặt khác, trong nước dừa chứa nhiều vitamin, calo và khoáng chất có khả năng làm sạch bàng quang, đồng thời tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, việc uống nước dừa cần phải có liều lượng phù hợp, không được lạm dụng vì có thể khiến người bệnh đi tiểu nhiều, từ đó càng gây cảm giác khó chịu, đau buốt.
Cụ thể về liều lượng, người bệnh viêm bàng quang có thể uống nước dừa cách 1-2 ngày quả, dừa nên lựa chọn quả non, tươi để đảm bảo các khoáng chất chưa bị chuyển hóa và hiệu quả điều trị mang lại cao nhất.
Uống nước dừa bao nhiêu thì tốt sẽ còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng cũng như mục đích của từng người. Đối với người khỏe mạnh, lượng nước dừa có thể uống một ngày dao động từ 0,3-0,5l để tránh bị nhiễm độc kali.
Viêm bàng quang nên uống nước gì tốt nhất?
Viêm bàng quang có uống nước dừa được không? Các chuyên gia khuyến cáo hoàn toàn có thể uống được, thậm chí mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị cực tốt. Vậy ngoài nước dừa, viêm bàng quang nên ăn gì, uống gì để mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn?
1. Uống nước lọc
Viêm bàng quang có nên uống nhiều nước không? Nhiều người cho rằng, khi bị viêm bàng quang thì cần hạn chế uống nước để hạn chế phải đi tiểu. Trên thực tế, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm bởi việc không uống nước và nhịn đi tiểu sẽ càng khiến vi khuẩn gia tăng số lượng và khả năng gây bệnh. Bàng quang bị viêm nhiễm sẽ co thắt liên tục, từ đó làm gia tăng áp lực và gây buồn tiểu liên tục dù bàng quang không chứa nhiều nước tiểu.
Chính vì vậy, bạn vẫn cần uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, từ 1,5-2l nước để làm loãng nước tiểu và nhanh chóng đào thải virus trong đường tiết niệu ra ngoài.
2. Uống nước ép dâu tây
Nước ép dâu tây hay dâu tằm là thức uống mà người bị viêm bàng quang không nên bỏ qua. Bạn có thể bổ sung tối thiểu 300ml nước ép dâu tây hàng ngày để giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công bám vào niêm mạc hệ tiết niệu cũng như thành bàng quang. Đồng thời đào thải nhanh chóng vi khuẩn ra khỏi hệ tiết niệu khi sử dụng kháng sinh.
3. Nước ép gừng tươi
Gừng không những là loại gia vị phổ biến trong nhà bếp của bạn mà còn biết đến như một vị thuốc với nhiều công dụng chữa bệnh. Nước ép gừng tươi có khả năng kháng viêm khá hiệu quả, có khả năng giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
4. Uống nước ép việt quất
Uống mỗi ngày 2 ly nước ép việt quất là phương pháp tự nhiên giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng viêm bàng quang bạn chớ nên bỏ qua. Uống nước ép việt quất giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi cũng như loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng viêm bàng quang gây ra. Cũng vì vậy mà nước ép việt quất luôn nằm trong danh sách thức uống mà người bệnh viêm bàng quang nên sử dụng.
5. Uống baking soda
Người mắc bệnh viêm bàng quang có thể uống 1 ly baking soda với tỷ lệ 1l nước + 1 thìa canh baking soda. Uống nước baking soda có công dụng trung hòa lượng axit dư trong nước tiểu, từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng nóng rát, tiểu khó, tiểu bí do viêm bàng quang gây ra.
6. Uống nước mã đề
Cây mã đề được ví như thần dược đối với các bệnh tiết niệu. Cây có vị ngọt, tính mát có khả năng giải độc, kháng viêm và lợi tiểu rất tốt. Chính vì vậy mà cây mã đề được sử dụng phổ biến điều trị các bệnh viêm đường tiết niệu nói chung và bệnh viêm bàng quang nói riêng.
Dùng cây mã đề để sắc nước uống hàng ngày, kiên trì sử dụng để nhận thấy sự chuyển biến rõ rệt trong thời gian hỗ trợ điều trị.
Ngoài các loại nước uống trên, người bệnh viêm bàng quang cũng có thể bổ sung nước ép giàu vitamin C như dưa hấu, ổi, xoài, cam, bưởi…
Khuyến cáo: Viêm bàng quang uống nước dừa được không? Ngoài việc có thể uống nước dừa thì việc áp dụng mẹo dân gian chữa viêm bàng quang có hiệu quả không? Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, để điều trị viêm bàng quang dứt điểm thì cần tìm ra đúng nguyên nhân, tác nhân và mức độ bệnh. Việc dùng thuốc điều trị viêm bàng quang cần được tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh hay dùng thuốc nam tự chữa tại nhà để tránh bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Viêm bàng quang có tự khỏi không?
Với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc viêm bàng quang có uống nước dừa được không. Vậy liệu rằng, bệnh viêm bàng quang có tự khỏi được không hay viêm bàng quang có chữa được không?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm bàng quang là bệnh lý mãn tính, có thể dễ dàng tái phát trở lại nếu quá trình điều trị trước đó không đảm bảo, không tiêu diệt triệt để vi khuẩn gây bệnh. Mặt khác, viêm bàng quang sẽ không thể tự khỏi nếu không được thăm khám và can thiệp điều trị sớm từ đầu. Việc điều trị khi bệnh còn nhẹ, chưa xảy ra biến chứng giúp tăng hiệu quả điều trị cao nhất, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tái phát bệnh.
Chữa dứt điểm viêm bàng quang cùng bác sĩ chuyên khoa
Theo các bác sĩ chuyên khoa, để điều trị viêm bàng quang dứt điểm đòi hỏi một phác đồ hỗ trợ điều trị đủ mạnh để tiêu diệt triệt để vi khuẩn gây viêm. Vậy đâu là giải pháp điều trị viêm bàng quang hiệu quả nhất hiện nay?
1. Chữa viêm bàng quang bằng thuốc đông y
Đa số các trường hợp viêm bàng quang đều do vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Do đó, nếu muốn điều trị dứt điểm thì đòi hỏi người bệnh cần đi thăm khám sớm, xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng viêm nhiễm, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Không hiếm gặp trường hợp viêm bàng quang tự tìm đến thuốc đông y để hỗ trợ điều trị. Nguyên nhân họ cho rằng, đây là phương pháp lành tính, hiệu quả mà không gặp tác dụng phụ như thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, có một sự thật rằng độ lành tính của thuốc Đông y là không thể bàn cãi như độ hiệu quả thì lại là dấu hỏi chấm. Thậm chí hiệu quả điều trị của thuốc Đông y không cao như mong muốn, chưa đủ mạnh để tiêu diệt hiệu quả các tổ chức vi khuẩn, từ đó khó mà hạn chế được bệnh. Thông thường, thuốc Đông y được sử dụng với các trường hợp viêm nhiễm nhẹ, mới khởi phát hoặc được kết hợp với phác đồ điều trị mạnh khác.
2. Thuốc điều trị viêm bàng quang
Sau khi thăm khám, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt hiệu quả các tổ chức vi khuẩn. Đồng thời, ngăn chặn sự phát triển, sinh sôi và lây lan của vi khuẩn sang các khu vực xung quanh. Từ đó loại bỏ nhanh chóng các tổ chức sùi mào gà, ngăn ngừa tái phát bệnh.
Thời gian chỉ định dùng thuốc thường kéo dài 3-7 ngày, loại thuốc sẽ được kê đơn phụ thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh mỗi người.
Lưu ý: Kháng sinh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh không theo đơn để tránh tình trạng bệnh không đỡ mà còn chuyển biến nghiêm trọng hơn.
3. Chữa dứt điểm viêm bàng quang bằng phương pháp ngoại khoa
Với trường hợp viêm bàng quang mức độ nặng, viêm nhiễm do sỏi bàng quang hay viêm bàng quang mạn tính, đã điều trị bằng thuốc nhưng không đáp ứng thì bác sĩ sẽ xem xét chỉ định áp dụng ngoại khoa. Các phương pháp được sử dụng bao gồm nong bàng quang, phẫu thuật lấy sỏi bàng quang, phẫu thuật thông tắc cổ bàng quang…
Hy vọng rằng, với những thông tin chia sẻ về viêm bàng quang có uống nước dừa được không đã giúp người bệnh giải đáp được khúc mắc của mình. Tuy nhiên, dù là mắc bệnh lý nào thì mọi người cũng cần đi thăm khám sớm, điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả mong muốn.