[ U nang buồng trứng ác tính ] là gì ? Sự nguy hiểm của bệnh mà bạn chưa biết
U nang buồng trứng ác tính chiếm khoảng dưới 10% các ca mắc bệnh u nang buồng trứng. Đây là tỉ lệ không cao tuy nhiên, nếu chị em rơi vào trường hợp này có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Không những thế, đây còn là căn bệnh ung thư phụ khoa rất phổ biến ở trên thế giới. Hãy tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
U nang buồng trứng ác tính là gì?
U nang buồng trứng ác tính thực chất là biến chứng của bệnh u nang buồng trứng hay còn gọi là ung thư buồng trứng. Căn bệnh này thường gặp ở những chị em trong độ tuổi mãn kinh, hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Bệnh ung thư buồng trứng thường có diễn biến rất nhanh, nếu chị em không sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ di căn ung thư sang các tế bào khác. Điều này sẽ làm rối loạn chức năng của cơ quan lân cận và làm ảnh hưởng đến tính mạng.
Không phải trường hợp nào mắc bệnh u nang buồng trứng đều có nguy cơ biến chứng thành u nang buồng trứng ác tính. U nang buồng trứng có nhiều loại khác nhau trong đó u nang thực thể và u nang lạc nội mạc tử cung có nguy cơ chuyển biến thành u nang buồng trứng ác tính.
4 giai đoạn phát triển của u nang buồng trứng ác tính
U nang buồng trứng ác tính thường phát triển qua 4 giai đoạn dưới đây. Việc xác định giai đoạn phát triển của u nang buồng trứng sẽ giúp tìm ra phương pháp chữa trị hiệu quả.
- Giai đoạn 1: các tế bào ung thư buồng trứng mới hình thành chưa lây lan sang những bộ phận khác. Nếu phát hiện sớm ở giai đoạn này sẽ giúp bệnh nhân tăng cơ hội sống trên 5 năm lên tới 90%.
- Giai đoạn 2: các tế bào ung thư sẽ bám dính và lây lan sang những bộ phận lân cân như: vòi trứng, tử cung, cổ tử cung, đại trực tràng, mô xương chậu... tỉ lệ sống của bệnh nhân u nang buồng trứng ác tính ở giai đoạn này trên 5 năm khoảng 70%.
- Giai đoạn 3: tế bào ung thư có nguy cơ lây lan sang những bộ phận khác cao hơn, thậm chí cả 2 bên buồng trứng, hệ thống bạch huyết. Thậm chí trong một số trường hợp còn có thể lây lan sang gan, lá lách. Ở giai đoạn này, nếu được điều trị thì khoảng 51% bệnh nhân mắc bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn này.
- Giai đoạn 4: đây là giai đoạn cuối cùng nên việc điều trị mất nhiều thời gian, cơ hội sống thấp. Đặc biệt ở giai đoạn này các tế bào ác tính được tìm thấy ở các bộ phận khác như: phổi, xương thậm chí nhiều bộ phận quan trọng khác.
Bệnh u nang buồng trứng ác tính là một trong những căn bệnh phổ biến và có nguy cơ tử vong hàng đầu. Do đó người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu u nang buồng trứng cần sớm được nhận biết
U nang buồng trứng ác tính cũng giống như bệnh u nang buồng trứng lành tính chúng thường không có những dấu hiệu rõ ràng, nhất là ở những giai đoạn đầu. Do đó chị em không phát hiện và cảm nhận được. chỉ khi khám sức khỏe phụ khoa hoặc khi thấy có những dấu hiệu bất thường dưới đây thì chị em mới phát hiện được bệnh.
- Rối loạn kinh nguyệt: kinh nguyệt bị rối loạn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa trong đó có ung thư buồng trứng. Khi các khối u nang hình thành và phát triển sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt vì vậy nếu chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều trong thời gian dài mà chưa xác định được nguyên nhân thì cần loại trừ mắc u nang ác tính.
- Chảy máu âm đạo bất thường: chảy máu ở cơ quan sinh dục nữ khi không phải đến chu kỳ kinh nguyệt. Đây không phải là hiện tượng hiếm, có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa trong đó có bệnh u nang buồng trứng. Chị em hãy nghĩ đến bệnh u nang buồng trứng mãn tính khi gặp phải dấu hiệu này.
- Đau rát khi quan hệ tình dục: nếu chị em thấy tình trạng đau rát mỗi lần quan hệ tình dục kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống tình dục và tâm lý thì hãy thăm khám bác sĩ phụ khoa. Đây có thể là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung...
- Cơ thể mệt mỏi, chán nản thường xuyên: nếu chị em chán ăn, thường xuyên uể oải, chán ăn thì cũng cần lưu ý. Tình trạng này có thể do các hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất ở đường tiêu hóa bị ảnh hưởng từ buồng trứng. Chị em sẽ có cảm giác ăn không ngon miệng, dễ sút cân.
- Đau bất thường ở lưng, cổ, bụng và xương chậu: nếu bạn thấy những bộ phận nêu trên bị đau dai dẳng thì nên đến khám và kiểm tra sức khỏe ngay. Thời gian đầu các triệu chứng sẽ khá ít và dễ bị bỏ qua, nhưng càng về sau cơn đau càng dữ dội và nguy cơ bị ung thư buồng trứng càng cao.
- Đi tiểu thường xuyên: triệu chứng này thường xuất hiện khi các khối u nang buồng trứng phát triển ngày càng lớn và di căn ra bên ngoài. Lúc này các khối u sẽ chèn ép bàng quang, trực tràng... khiến chị em bị rối loạn tiểu tiện.
- Bụng chướng to khó chịu: khi bị ung thư buồng trứng bạn thường thấy bụng chướng bất thường. Khi thấy triệu chứng này bạn nên loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc tác dụng phụ của thuốc. Tùy từng trường hợp mà mức độ phình to sẽ khác nhau.
Ngoài những dấu hiệu u nang buồng trứng trên đây, chị em còn có thể có những dấu hiệu khác kèm theo. Do đó, để kiểm soát cũng như phát hiện bệnh sớm chị em nên thăm khám các bác sĩ chuyên sản phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần.
Sự hình thành u nang buồng trứng ác tính do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị u nang buồng trứng, mỗi người lại có thói quen sinh hoạt, nội tiết tố, sức đề kháng khác nhau, nên nguyên nhân gây bệnh cũng không giống nhau. Các yếu tố như: di Truyền, bẩm sinh, thường xuyên tiếp xúc với môi trường sống độc hại,... cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các nguyên nhân gây u nang buồng trứng ác tính có thể kể đến như:
Các nang trứng phát triển không đầy đủ, chị em gặp phải những vấn đề về hấp thu chất dinh dưỡng, không hấp thu được chất lỏng trong buồng trứng làm xuất hiện các khối u nang. Nếu sau vài tuần các khối u nang không biến mất thì khả năng cao đó là những khối u nang ác tính.
Các thể vàng phát triển bất thường khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và dẫn đến chảy máu. Nếu các u nang trứng bị vỡ sẽ gây nên cơn đau cấp tính, nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao.
Do dư thừa nội tiết tố dẫn đến u nang Lutein, điều này là bởi các khối u khi mang thai bị rối loạn, nội tiết tố bị kích thích khả năng rụng trứng.
Tình trạng kích thích buồng trứng các hormone cũng là một trong những nguyên nhân gây u nang buồng trứng. Chị em sẽ có các biểu hiện như béo phì, mọc nhiều lông, vô sinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Phương pháp chẩn đoán, phát hiện u nang buồng trứng ác tính
U nang buồng trứng ác tính thường khó phát hiện qua dấu hiệu ban đầu, do đó các biện pháp thăm khám và chẩn đoán được thực hiện. Để phát hiện u nang buồng trứng có chuyển biến ác tính hay không các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm đầu dò, chụp cộng hưởng từ MRI..
Thông qua kết quả thăm khám nếu cho kết quả dưới đây thì khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng cao:
- Kích thước các khối u nang trên 10cm thậm chí lớn hơn, to bằng quả dưa hấu
- Các khối u nang có vỏ ngoài sần sùi, nhiều nhú (khoảng 4 nhú), càng nhiều nhú thì nguy cơ ung thư càng cao
- U nang ác tính sẽ cứng, đặc, có vách ngăn dày từ 2 đến 3 cm, không di động thường ở phía sau tử cung.
Thực hiện chẩn đoán u nang buồng trứng ác tính nhằm phân biệt với u nang buồng trứng lành tính. U nang buồng trứng lành tính thường có kích thước nhỏ, vỏ ngoài mỏng, trơn nhẵn, không nhú, không có vách ngăn, dễ di động...
Bên cạnh việc chẩn đoán hình ảnh các bác sĩ cũng thực hiện các xét nghiệm khác liên quan như:
- Xét nghiệm máu nhằm tìm ra nồng độ kháng nguyên CA-125 (cao hơn bình thường có thể tiên lượng ung thư)
- Sinh thiết tế bào u nang để chẩn đoán có tế bào ung thư hay không
Bác sĩ cũng có thể thực hiện khám lâm sàng cũng như khai thác thông tin về tiền sử bệnh, nếu thấy có những dấu hiệu nêu trên hoặc sờ thấy các khối u ở bụng thì sẽ có chỉ định chuyên sâu.
U nang buồng trứng ác tính có điều trị được không?
Việc điều trị u nang buồng trứng có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào thể trạng cũng như tính chất của các khối u nang. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như: đội ngũ các bác sĩ giỏi, phương pháp hiện đại, tâm lý của người bệnh...
Sau khi thực hiện sinh thiết bác sĩ sẽ xác định loại khối u nang buồng trứng và cùng bàn bạc với gia đình để đưa ra phương án phù hợp nhất.
Các phương pháp điều trị u nang buồng trứng hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
1. Phẫu thuật u nang buồng trứng ác tính
Đây là phương pháp thường được chỉ định ban đầu với những bệnh nhân mắc bệnh. Thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ 1 phần lớn tế bào ung thư ở các bộ phận như: hai bên buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung...
Thông thường nếu phát hiện ở giai đoạn đầu các bác sĩ chỉ cắt khối u ở 1 bên buồng trứng nhưng nếu bị lây sang cả bên buồng trứng sẽ cắt bên còn lại. Lúc này người bệnh sẽ không còn khả năng sinh sản.
Sau khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị kết hợp nhằm tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư.
2. Hóa trị
Phương pháp này thường được chỉ định với những chị em bị ung thư buồng trứng nhưng không thể phẫu thuật hoặc phẫu thuật không hết được tế bào u ác tính. Áp dụng hóa trị là việc sử dụng phương pháp đặc trị nhằm tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
Các loại thuốc này có thể được tiêm vào tĩnh mạch, khoang bụng tùy vào sự phát triển của khối u. Khi thực hiện hóa trị có thể gây nên hiện tượng như: rụng tóc, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, buồn nôn...
3. Xạ trị
Phương pháp này thường được chỉ định chữa ung thư buồng trứng giai đoạn muộn giúp giảm thiểu đau đớn hoặc cũng có thể sử dụng song song với phẫu thuật, kết hợp hóa trị để tăng hiệu quả.
Phương pháp xạ trị sẽ làm phá hủy hoặc làm tổn hại các tế bào ung thư nhưng cũng làm tổn hại luôn tế bào bình thường, vì vậy người bệnh dễ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như: tổn thương da, viêm miệng, ảnh hưởng tới não, viêm họng...
Bên cạnh những phương pháp điều trị trên đây người mắc bệnh u nang buồng trứng ác tính nên kết hợp liệu pháp tinh thần, luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế sử dụng chất kích thích, tránh vận động mạnh, cơ thể mất nước quá nhiều...
U nang buồng trứng ác tính là căn bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao tại Việt Nam. Do đó việc tìm hiểu các thông tin liên quan cũng như tầm soát sẽ kiểm soát và hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Nếu cần được tư vấn, thăm khám bạn hãy liên hệ các bác sĩ chuyên khoa.