Trùng roi âm đạo là gì: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Trùng roi âm đạo là căn bệnh phổ biến, theo thống kê của Tờ thông tin của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ước tính mỗi năm có khoảng 3,7 triệu người Mỹ mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, khi mắc bệnh chỉ có khoảng 30% xuất hiện các triệu chứng, do đó chị em nên nắm vững kiến thức cơ bản về bệnh trùng roi sinh dục Trichomonas để có cách phòng ngừa hiệu quả.
Trùng roi âm đạo là bệnh như thế nào?
Nhiễm trùng roi âm đạo là 1 dạng nhiễm trùng do ký sinh trùng có tên Trichomonas vaginalis gây nên. Trichomonas là lớp trùng roi đơn bào. Bệnh thường gặp nhiều ở nữ giới, có thể dễ dàng quan sát bằng kính hiển vi.
Mỗi năm ở Mỹ phát hiện khoảng 3 triệu trường hợp mắc bệnh trùng roi ở âm đạo thì ở Việt Nam tỉ lệ nhiễm khoảng 10% trường hợp bị viêm âm đạo.
Thông thường trùng roi ký sinh ở trong dịch tiết âm đạo, các nếp nhăn dưới da ở bộ phận sinh dục. Ngoài ra chúng còn ký sinh ở buồng trứng, vòi trứng, tử cung, bể thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản… Tuy nhiên, tỉ lệ ký sinh ở âm đạo vẫn là cao nhất, đây cũng là bộ phận quan trọng gây nên bệnh phụ khoa.
Nguyên nhân gây trùng roi âm đạo
Nguyên nhân gây trùng roi âm đạo phổ biến nhất là lây truyền qua đường tình dục. Thường là lây nhiễm từ người đã mắc bệnh sang người bình thường. Khi quan hệ tình dục, ký sinh trùng sẽ lây từ dương vật sang âm đạo và ngược lại.
Ngoài ra cũng có một số trường hợp bị mắc trùng roi âm đạo do tắm ở nguồn nước có người mắc bệnh vì trùng roi có thể sống được vài giờ trong môi trường ẩm ướt.
Một số trường hợp mắc bệnh lây không qua đường tình dục như dùng chung: quần áo, khăn tắm, bồn tắm…
Xem Thêm : { Vùng kín ngứa và có mùi hôi } là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì ?
Triệu chứng bệnh nhiễm trùng roi âm đạo
Thông thường khi mắc trùng roi âm đạo người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc nhầm lẫn với các triệu chứng khác. Do đó nếu nghi ngờ mắc bệnh, nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Triệu chứng mắc Trichomonas thường xuất hiện từ khoảng 5 đến 28 ngày, một số trường hợp triệu chứng có thể tự hết.
Khi mắc bệnh trùng roi âm đạo chị em sẽ thấy có các triệu chứng:
- Đau khi quan hệ tình dục
- Ngứa âm đạo
- Khí hư có màu xanh, vàng ngả xanh, sủi bọt, có mùi hôi
- Khó chịu mỗi lần đi tiểu tiện
- Âm đạo có hiện tượng sưng đỏ, có nhiều nốt chấm đỏ
Đôi khi các triệu chứng này thường không xuất hiện đồng thời, đẩy đủ ở các bệnh nhân
Biến chứng khi mắc trùng roi âm đạo
Trùng roi sinh dục cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, trường hợp nếu không được phát hiện, chữa trị sớm bệnh có thể gây nên những biến chứng như:
- Viêm buồng trứng
- Viêm vòi trứng
- Rong kinh
- Cổ tử cung bị viêm loét
- Ngứa, sưng niêm mạc
- Cổ tử cung bị bịt kín và bao bọc
- Nguy cơ vô sinh hiếm muộn
Chẩn đoán trùng roi âm đạo
Để việc điều trị trùng roi âm đạo đạt hiệu quả người bệnh cần thực hiện thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác.
Khi thăm khám các bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng khi đi khám. Sau đó làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh có thể chị em sẽ cần phải soi tươi dịch âm đạo.
Các bác sĩ sẽ tìm ký sinh trùng ở trong dịch âm đạo bằng kính hiển vi, xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm DNA.
Trong trường hợp không có bệnh cần phải kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Điều trị trùng roi âm đạo hiệu quả
Để điều trị trùng roi âm đạo hiện nay có hai phương pháp bằng đông y hoặc tây y, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm riêng nhưng chữa trùng roi âm đạo bằng Tây y được ưu tiên sử dụng nhiều hơn.
1. Thuốc Tây y
Để điều trị bệnh thường sử dụng thuốc đặt âm đạo là Metronidazole (flagyl, klion, flagentyl), nimorazol, ornidazol hoặc tinidazole có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc đặt âm đạo.
Thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân. Mỗi đợt điều trị cách nhau 10 ngày và cần điều trị liên tục trong 10 ngày.
Nếu trong trường hợp chồng hoặc bạn tình mắc bệnh thì cần điều trị cả chồng và bạn tình.
Sử dụng thêm các loại thuốc phối hợp để ngăn ngừa, chống nấm thường sử dụng fluconazol, nystatin, amphotericinB.
2. Thuốc Đông Y
Các loại thuốc Đông Y mang tính chất bổ trợ mà không có nhiều tác dụng phụ, người bệnh có thể dễ dàng áp dụng.
- Bài 1:
Chuẩn bị
- Hoa mào gà tươi 500gr
- Nước ép ngó sen 500ml
- Đường trắng 500gr
Cách thực hiện
Rửa sạch hoa mào gà rồi đem chia làm 3 phần, mỗi phần đun sôi 20 phút. Sau đó đun với nước ép ngó sen tươi, đường trắng khuấy đều cho đến khi cô đặc lại. Sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô dùng dần. Mỗi lần dùng 10g pha với nước đun sôi để uống ngày 3 lần.
- Bài 2:
Chuẩn bị
- Bột phục linh 30gr,
- Xa tiền tử 30gr
- Gạo tẻ 60gr
- Đường trắng lượng vừa đủ
Cách thực hiện
Xa tiền tử cho vào vải xô rồi cho vào nồi nấu với nước. Sau đó dùng nước này để nấu cháo, khi cháo chín hòa với bột phục linh, đường và khuấy tan. Mỗi ngày dùng 1 thang và dùng duy trì trong vòng 7 ngày.
Xem Thêm : Nguyên nhân ngứa rát âm đạo và 6 mẹo làm dịu cơn ngứa
Cách phòng ngừa trùng roi âm đạo
Phòng ngừa trùng roi âm đạo cũng là cách giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh đồng thời giúp tăng hiệu quả điều trị. Bạn có thể áp dụng các cách phòng ngừa sau:
- Duy trì mối quan hệ một vợ một chồng, chung thủy với bạn tình
- Nên sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh
- Sử dụng nguồn nước đảm bảo an toàn, vệ sinh
- Nên tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tiện nghi cho nữ giới
- Nên thăm khám các bác sĩ thường xuyên để chủ động khống chế lây truyền bệnh
- Nên sử dụng những loại dung dịch vệ sinh có độ PH cân bằng (4 – 6)
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đặc biệt là khu vực hậu môn, nên chọn mặc đồ lót thoáng mát
- Khi vệ sinh vùng kín nên vệ sinh từ đằng trước ra sau, chú ý vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục
Trùng roi âm đạo hoàn toàn có thể điều trị được, nếu như bạn nghi ngờ mình có triệu chứng mắc bệnh nhiễm trùng roi sinh dục có thể tư vấn các bác sĩ chuyên khoa cụ thể hơn về triệu chứng của mình qua số điện thoại: 0243.9656.999 thông tin sẽ hoàn toàn được bảo mật