[ GIẢI ĐÁP ] Tinh hoàn lạc chỗ là bệnh gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả
Tinh hoàn lạc chỗ chủ yếu là do yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền. Theo thống kê tình trạng này có thể gặp ở 3% trẻ sinh đủ tháng, 30% nếu trẻ sinh non tháng. Trong đó có khoảng 2/3 số trẻ bị tinh hoàn lạc tự hạ xuống bìu sau khoảng 4 tháng đầu đời và có khoảng 0,8% trẻ sơ sinh nam cần phải điều trị. Vậy tinh hoàn lạc chỗ là gì, có chữa được không?
Tinh hoàn lạc chỗ là bệnh gì?
Tinh hoàn lạc chỗ (cryptorchidism) còn gọi là tinh hoàn ẩn. Đây là tình trạng tinh hoàn của nam giới nằm ở bụng hoặc ở các vị trí khác như bẹn hoặc thành bụng mà không ở bao da treo phía sau dương vật, bìu trước khi bé trai ra đời. Tình trạng này có thể gặp ở 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn.
Thông thường quá trình di chuyển của tinh hoàn sẽ theo tự nhiên, từ ổ bụng xuống bìu và cố định ở bìu. Quá trình này có thể gặp trở ngại mà tinh hoàn không xuống được bìu.
Đa số bé trai sinh ra có nguy cơ bị 1 hoặc 2 bên tinh hoàn lạc chỗ. Tình trạng này có thể cải thiện sau 1 vài tháng sau sinh. Nếu tinh hoàn lạc ở trẻ sợ sinh không tự điều chỉnh, phẫu thuật thì có thể dẫn đến tình trạng tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành.
Nguyên nhân khiến tinh hoàn lạc chỗ
Theo các chuyên gia, bác sĩ nam khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì có 2 nguyên nguyên nhân gây tinh hoàn lạc chỗ. Đó có thể là do yếu tố bẩm sinh hoặc là do nguyên nhân thứ phát. Cụ thể:
- Do rối loạn trục hạ đồi, tuyến yên, tuyến sinh dục bẩm sinh
- Do hoạt động của tuyến yên bị suy giảm, thiếu Gonadotropin kết hợp chứng dương vật nhỏ
- Do sự bất thường khi tổng hợp lượng Testosterone làm ngăn cản sự phát triển bình thường của tinh hoàn.
- Do mắc hội chứng suy giảm chức năng cảm nhận của thụ thể Androgen
- Chỉ số Estradiol của người mẹ khi mang thai làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh hoàn
- Phụ nữ mang thai sử dụng Diethylstilbestrol, kháng Androge
- Do bị chấn thương, tai nạn khiến dây chằng tinh hoàn bìu bị sai lệch
- Do cuống mạch tinh hoàn ngắn, xơ hóa ống bẹn.
Ngoài những nguyên nhân này, mẹ mang thai nếu sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc, bị mắc bệnh béo phì, tiểu đường, tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng có nguy cơ khiến trẻ bị tinh hoàn lạc chỗ.
Các triệu chứng tinh hoàn lạc chỗ là gì?
Tinh hoàn thường được hình thành trong thời gian thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Thường ở vài tháng cuối cùng, thai nhi phát triển bình thường, tinh hoàn từ từ rời khỏi bụng, đi qua ống háng bẹn vào bìu. Nếu tinh hoàn không xuống bìu, các bác sĩ siêu âm sẽ không thể nhìn thấy nó trong bìu.
Sau khi em bé sinh ra, các bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí của tinh hoàn. Thường tình trạng tinh hoàn ẩn sẽ rõ hơn khi trẻ ở trong độ tuổi từ 6 đến 24 tháng. Phụ huynh có thể dùng đầu ngón tay để sờ vào bìu nếu không có tinh hoàn hoặc khối u nổi lên ở ống bẹn thì khả năng tinh hoàn di chuyển “lang thang”. Lúc này có thể là do:
- Tinh hoàn co rút: khi kiểm tra thể chất có thể dễ dàng cảm nhận sự di chuyển qua lại giữa bìu và háng
- Tinh hoàn tăng dần: tinh hoàn không xuống hoặc không về háng nên không thể dễ dàng dẫn bằng tay vào bìu
Tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của nam giới sau này nếu thấy có bất kỳ sự thay đổi nào ở cơ quan sinh dục bé trai mà có sự liên quan đến sự phát triển sau này bạn hãy chia sẻ với các bác sĩ chuyên khoa.
Bị tinh hoàn lạc chỗ có con được không?
Rất nhiều người lo ngại khi bị tinh hoàn lạc chỗ và thắc mắc tinh hoàn lạc chỗ có con được không. Theo chia sẻ của các bác sĩ nam khoa thì không phải tất cả các trường hợp bị tinh hoàn lạc chỗ đều bị vô sinh nhưng khả năng có con là rất khó. Các rủi ro nam giới có thể gặp phải khi bị tinh hoàn lạc chỗ như sau:
- Hiếm muộn: Mặc dù khi tinh hoàn không ở đúng chỗ vẫn có khả năng sản sinh ra tinh trùng, tiu nhiên tinh trùng phải sống trong nhiệt độ cao nhất là khi ở trong bụng do đó chúng sẽ không hoạt động hiệu quả khi nam giới có nhu cầu sinh sản.
- Vô sinh: Nếu tinh hoàn ở trong bụng, bẹn càng lâu thì khả năng suy giảm chức năng sinh sản càng cao. Lúc này số lượng và chất lượng tinh trùng không đáp ứng đủ khả năng sinh sản, lượng tế bào mầm, ống sinh t9inh cũng bị yếu đi rõ nét.
- Ung thư tinh hoàn: Theo thống kê những trường hợp bị ung thư tinh hoàn do tinh hoàn lạc chỗ cao hơn gấp nhiều lần những nam giới có tinh hoàn bình thường. Tinh hoàn nằm trong bụng sẽ làm sản sinh gốc tự do tiềm ẩn ung thư hóa nên cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Ngoài những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản thì tình trạng tinh hoàn ẩn còn có thể gây nên những biến chứng khác như: xoắn tinh hoàn, áp lực đối với xương mu, thoát vị bẹn.
Có không ít những bậc phụ huynh khi phát hiện con bị tinh hoàn lạc chỗ chủ quan hoặc chờ khi nào con lớn mới chữa trị. Điều này khiến biến chứng nguy hiểm, tăng cao hơn, nguy cơ biến chứng cao hơn, thời gian cũng như chi phí điều trị cũng tốn kém hơn.
Phương pháp chữa trị tinh hoàn lạc chỗ hiệu quả
Trước khi tiến hành điều trị tinh hoàn lạc chỗ các bác sĩ sẽ cần tiến hành kiểm tra và chẩn đoán tình trạng bệnh, Bác sĩ có thể xác định 1 tinh hoàn không xuống bìu và theo dõi những thay đổi trong vị trí của nó. Nếu không sờ thấy thì có thể tiến hành xét nghiệm thêm.
Một số các phương pháp chẩn đoán có thể được thực hiện như:
Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh tạo ra hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể, nhằm xác định vị trí 1 tinh hoàn đặc biệt là khi nó nằm trong háng
Chụp cộng hưởng từ MRI với tương phản: Sử dụng công nghệ từ trường trực tuyến, sóng vô tuyến để quan sát hình ảnh mô mềm trong cơ thể. Đồng thời xác định vị trí tinh hoàn trong háng hoặc trong bụng.
Sau khi xác định được vị trí cũng như tình trạng bệnh của nam giới các bác sĩ có thể tiến hành điều trị bệnh. Thông thường phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay là dùng thuốc và phẫu thuật.
1. Dùng thuốc chữa tinh hoàn lạc
Với những trường hợp điều trị trước 2 tuổi sẽ được dùng thuốc, đó có thể là thuốc nội tiết được dùng như HCG với biệt dược như: Pregnyl 500IU, 1000IU, 1500 UI/ 1 ống. Lưu ý không được dùng quá 5.000 đơn vị cho một đợt điều trị sẽ có thể gặp phải tác dụng phụ.
Thông thường liều dùng với trẻ từ 1 – 2 tuổi là dùng 300 đơn vị tiêm bắp, 3 ngày tiêm 1 lần, tổng số lần là 9 lần
Với trẻ từ 3 – 7 tuổi liều dùng là 700 đơn vị cho 1 lần tiêm
Với trẻ lớn hơn 7 tuổi liều cho 1 lần tiêm là 1.500 đơn vị hoặc dùng GnRH dưới dạng xịt mũi với liều 1,2mg/ ngày. Cũng có thể dùng phối hợp GnRH và HCG.
Lưu ý: Những loại thuốc này trước khi sử dụng phải được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa. Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả thì chuyển sang phẫu thuật
2. Phẫu thuật tinh hoàn lạc
Mục đích là đưa tinh hoàn vào trong bìu và khâu nó vào đúng vị trí. Thường thủ thuật này sẽ để lại vết mổ nhỏ và có thể thực hiện phẫu thuật nội soi.
Phẫu thuật soi: Đây được coi là phương án tốt nhất nếu tinh hoàn lạc chỗ không được tìm thấy, sờ thấy. Bác sĩ sẽ sử dụng 1 thiết bị video có kết nối ống nhỏ chèn qua đường rạch nhỏ ở bụng. Hình ảnh sẽ được mở rộng trên màn hình video giúp việc chẩn đoán và điều trị được thực hiện cùng lúc.
Khi đã xác định chữa tinh hoàn lạc bằng phẫu thuật, tùy thuộc vào các yếu tố nhất là sức khỏe các bác sĩ có thể khuyên thực hiện phẫu thuật sau 3 đến 6 tháng tuổi và trước 15 tháng tuổi. Khi thực hiện phẫu thuật sớm sẽ hạn chế những biến chứng nguy hiểm sau này.
Sai khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ giám sát tinh hoàn để theo dõi sự phát triển, hoạt động của chúng. Các giám sát có thể bao gồm khám nghiệm, siêu âm kiểm tra bìu, các xét nghiệm hàm lượng hoocmon.
Lạc tinh hoàn mặc dù hiếm gặp nhưng nguy hiểm và cần được chữa trị càng sớm càng tốt. Sau khi chữa trị hoặc phẫu thuật vẫn cần theo dõi về nguy cơ bệnh cũng như chăm sóc tốt. Do đó, nếu cần được tư vấn hoặc tham khảo ý kiến về tình trạng bạn nên liên hệ ngay để tránh biến chứng nguy hiểm