Tinh hoàn bị đau coi chừng 10 bệnh nam khoa nguy hiểm [CẢNH BÁO]
Tinh hoàn bị đau có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, đa số là do những căn bệnh nam khoa ở bộ phận này như: giãn tĩnh mạch tĩnh thừng tinh, viêm mào tinh hoàn, xoắn tinh hoàn… Đây là những căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và khả năng sinh sản. Vì vậy khi thấy triệu chứng đau tinh hoàn nam giới cần chủ động thăm khám và chữa trị.
Tinh hoàn bị đau – dấu hiệu 10 bệnh nam khoa nguy hiểm
Tinh hoàn bị đau không còn là triệu chứng xa lạ với nam giới. Hiện có rất nhiều nam giới gặp phải tình trạng này, thế nhưng đa số họ đều e ngại, dấu diếm không dám chia sẻ và thăm khám. Theo các bác sĩ nam khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đây là triệu chứng cảnh báo có thể bạn đang mắc nhiều căn bệnh nam khoa nguy hiểm.
1. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Hiện nay có khoảng 80% nam giới bị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hay còn gọi là giãn tĩnh mạch tinh hoàn. Bệnh có thể gặp ở tinh hoàn trái hoặc tinh hoàn phải nhưng phổ biến hơn ở tinh hoàn trái.
Khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh nam giới sẽ thấy có triệu chứng kèm theo đau tinh hoàn như: tinh hoàn bị chảy xệ, khi đứng lên tinh hoàn sẽ giãn nhưng khi ngồi xuống sẽ thấy bình thường.
2. Xoắn tinh hoàn
Tinh hoàn bị xoắn là do thừng tinh bị vặn xoắn và gây tắc nghẽn. Điều này làm cản trở quá trình lưu thông máu đến tinh hoàn. Bệnh nếu không can thiệp sớm trong vòng 24 giờ có thể gây hoại tử tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Khi nam giới bị xoắn tinh hoàn sẽ thấy có triệu chứng sưng đau dữ đội, cơ thể mệt mỏi, bị sốt cao, tinh hoàn 1 bên thấp 1 bên cao.
3. Chấn thương mạnh
Tinh hoàn chịu 1 cú va đập cực mạnh cũng khiến nam giới bị đau nhức tinh hoàn. Thông thường nếu do nguyên nhân này bạn sẽ được nghỉ ngơi tại chỗ. Nếu trong trường hợp nặng máu chảy ngoài túi bìu thì có thể làm phẫu thuật dẫn lưu nhỏ.
Triệu chứng khi bị chấn thương thường là đau tinh hoàn đột ngột, bạn có thể ngừng thở trong 1 vài giây nhưng sau đó lại trở về được trạng thái bình thường.
4. Thoát vị bẹn
Bệnh này cũng gặp phải ở khá nhiều nam giới. Bệnh có thể gặp phải ở moi nam giới nhưng nhiều hơn ở người già và những người lao động mạnh, lao động quá sức.
Thoát vị bẹn thường sẽ khiến tinh hoàn bị đau, thường đau nhiều hơn khi đứng lâu hoặc vận động mạnh. Triệu chứng sẽ giảm dần khi nam giới nghỉ ngơi.
5. Viêm mào tinh hoàn
Tình trạng đau tinh hoàn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị viêm mào tinh hoàn. Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn thường là do vi khuẩn hoặc virus tấn công khi người bệnh quan hệ không an toàn hoặc bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khi bị viêm mào tinh hoàn thường người bệnh sẽ thấy 1 bên tinh hoàn bị sưng, viêm dẫn đến tình trạng đau nhức. Ngoài ra người bệnh còn thấy có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, đau dữ dội mỗi lần quan hệ tình dục.
6. Nang mào tinh
Nam mào tinh là tình trạng xuất hiện u nang phát triển ở trong ống dẫn tinh trùng. Đa phần các trường hợp nang này đều lành tính và nguyên nhân là di sự tích lũy của tinh trùng.
Nang mào tinh cũng gây nên tình trạng căng tức ở tinh hoàn gây đau. Ngoài ra người bệnh còn thấy có triệu chứng sờ thấy có khối u cứng và đau nhức.
7. Vỡ tinh hoàn
Nguyên nhân thường là do chấn thương gây nên làm gián đoạn các mô liên kết bao bọc tinh hoàn. Người bệnh thường có nguy cơ vỡ 1 bên tinh hoàn.
Vỡ tinh hoàn thường nam giới sẽ thấy đau đột ngột ở tinh hoàn, xuất hiện tụ máu bao quanh tinh hoàn. Tình trạng vỡ tinh hoàn nam giới bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật.
8. Sỏi thận
Là tình trạng xuất hiện những khối rắn tinh thể ở trong thận và thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 50. Thường nam giới có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn phụ nữ.
Thường đau buốt tinh hoàn do sỏi thận sẽ xuất phát từ vùng háng. Ngoài ra nam giới còn thấy có các triệu chứng đau lưng, đau bụng, nước tiểu thay đổi màu sắc, ớn lạnh, sốt, đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu không nhiều…
9. Viêm tinh hoàn
Nguyên nhân gây viêm tinh hoàn cũng là do virus hoặc vi khuẩn gây nên nhất là virus gây quai bị ngoài ra còn có vi khuẩn lây qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu…
Viêm tinh hoàn sẽ gây nên những triệu chứng đau sưng 1 bên tinh hoàn phải hoặc trái, đau khi xuất tinh hoặc đi tiêu, có máu ở tinh dịch, xuất huyết bất thường, cơ thể mệt mỏi, đi tiểu đau, sốt…
10. Ung thư tinh hoàn
Bệnh này là tình trạng tinh hoàn xuất hiện khối u ác tính, bệnh có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn. Khi bị ung thư tinh hoàn sẽ gây cản trở quá trình hình thành hormone Testosterone tăng nguy cơ bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm hoặc liệt dương.
Nếu không may bị ung thư tinh hoàn nam giới cũng sẽ sờ thấy có 1 khối u nhỏ nổi lên ở tinh hoàn, vùng bẹn có cảm giác nặng nề, sốt, mệt mỏi, sút cân…
==> Xem Thêm : [ Tổng hợp ] 5 phương pháp điều trị viêm tinh hoàn an toàn và hiệu quả
Tinh hoàn bị đau khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Tinh hoàn bị đau rất có thể là triệu chứng của 10 bệnh nam khoa nguy hiểm nêu trên. Chính vì vậy, khi thấy đau tinh hoàn ở mức độ nặng hay nhẹ cũng cần đi thăm khám và kiểm tra với chuyên gia càng sớm càng tốt. Bạn không nên trì hoãn vì bệnh có thể có biến chứng nguy hiểm.
Nam giới khi thấy đau tinh hoàn kèm theo những triệu chứng dưới đây thì cần thăm khám sớm:
- Có triệu chứng buồn nôn, nôn, ớn lạnh sốt hoặc có lẫn máu ở trong nước tiểu
- Tinh hoàn đau kéo dài hơn 1 ngày
- Sờ thấy có cục hoặc sưng ở 1 hoặc 2 bên tinh hoàn
- Đau khi quan hệ tình dục, khi đứng hoặc làm việc lâu
- Vùng bìu căng tức, viêm, sưng đỏ
- Số lần đi tiểu có sự thay đổi, có lẫn máu ở trong nước tiểu
- Bị chấn thương hoặc vùng kín bị sưng tấy sau một giờ đồng hồ.
Tinh hoàn là một bộ phận quan trọng ở chức năng sinh sản của nam giới chính vì vậy khi thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào bạn cũng nên đi thăm khám các bác sĩ chuyên khoa.
==> Xem Thêm : [ Tìm hiểu ] Đau nhức tinh hoàn là bệnh gì ? Có nguy hiểm không ?
Phòng ngừa và điều trị chứng tinh hoàn bị đau ở nam giới
Khi thấy có triệu chứng tinh hoàn bị đau, trước hết nam giới nên ngừng việc quan hệ tình dục, thủ dâm và tiến hành vệ sinh dương vật sạch sẽ. Sau đó, bạn nên sớm đến phòng khám, bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
Đến thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành làm những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Sau khi có kết quả, tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh mà đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Bạn có thể sẽ phải dùng 1 số loại thuốc để điều trị:
- Thuốc kháng sinh: Dùng trong những trường hợp bị viêm nhiễm, thuốc có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, khắc phục tạm thời tình trạng đau tinh hoàn.
- Phẫu thuật ngoại khoa: Chỉ định trong các trường hợp bị xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh… nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của tinh hoàn.
- Vật lý trị liệu và xoa bóp: Với những trường hợp bị đau tinh hoàn do chấn thương để giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu.
- Riêng với trường hợp bị ung thư tinh hoàn sẽ cần phải hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn – cấy tinh hoàn nhân tạo.
Bên cạnh đó bạn cần tiến hành thực hiện theo một số các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Dùng đồ bảo hộ để hỗ trợ vùng kín mỗi khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh
- Sử dụng nước đá hoặc tắm nước ấm để giảm sưng tấy
- Nên đặt một chiếc khăn cuộn dưới bìu khi nằm xuống để giảm đau
- Nếu đau quá có thể sử dụng thuốc giảm đau không cần toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau
- Xây dựng đời sống tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Trong quá trình điều trị bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tinh hoàn bị đau là triệu chứng bất thường, hy vọng với những thông tin trên đây bạn sẽ có những thông tin hữu ích về triệu chứng này. Cách tốt nhất là nam giới khi thấy triệu chứng không nên dấu diếm cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.