[ GIẢI ĐÁP ] Tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ giới cảnh báo 3 bệnh nguy hiểm
Tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ giới là hiện tượng bất thường cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới. Do đó, chị em tuyệt đối không được chủ quan mà cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa, chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu ra máu không đau và tiến hành điều trị hiệu quả. Vậy đi tiểu ra máu nhưng không đau ở phụ nữ do đâu, cách điều trị như thế nào cùng giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây hiện tượng tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ
Đi tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ là tình trạng nước tiểu có lẫn máu nên thường có màu hồng hay màu đỏ tươi nhưng không gây đau buốt. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể kèm theo triệu chứng nước tiểu đục màu mùi khai nồng…rất khó chịu.
Các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết, nguyên nhân gây hiện tượng đi tiểu ra máu không đau nhưng không kèm theo biểu hiện nào khác và kết thúc sau 1-2 ngày thì không cần lo ngại. Bởi có thể do chị em quan hệ tình dục mạnh, do chấn thương phần mềm hay do ăn thực phẩm đặc trưng gây ra. Cụ thể:
- Chị em ăn các thực phẩm có màu đỏ khiến nước tiểu có màu đỏ/ hồng nhạt như củ dền, quả thanh long, quả mâm xôi…
- Tác dụng phụ do uống thuốc kháng sinh rifampicin (điều trị lao), metronidazol,...có thể gây hiện tượng tiểu ra máu không đau.
- Quan hệ tình dục sai tư thế, thô bạo khiến vùng kín tổn thương dẫn đến chảy máu, lẫn vào trong nước tiểu gây hiện tượng đi tiểu ra máu và không đau.
- Do dùng thuốc Đông y có thành phần lá cây muồng, cây đại hoàng…
Những nguyên nhân gây hiện tượng đi tiểu ra máu không đau ở nữ kể trên không đáng lo ngại, chị em chỉ cần thay đổi dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt…để cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài, đồng thời kém theo nhiều biểu hiện bất thường thì cần được thăm khám chuyên khoa vì có thể do các bệnh phụ khoa nguy hiểm gây ra.
Đi tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ là bệnh gì?
Như đã chia sẻ, hiện tượng đi tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ giới kéo dài không giảm đồng thời kèm theo các biểu hiện thường thì chị em nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả sẽ giúp bệnh chữa khỏi nhanh hơn, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Vậy nữ giới bị đi tiểu ra máu không đau là bệnh gì?
1. Đi tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ - Ung thư thận
Triệu chứng ung thư thận diễn biến âm thầm và không có biểu hiện giai đoạn đầu cho đến khi các khối u phát triển lớn. Người bệnh thường phát hiện ra bệnh một cách vô tình, qua lần thăm khám sức khỏe định kỳ. Một số triệu chứng ung thư thận bao gồm:
- Đi tiểu ra máu đại thể, không kèm theo máu cục, tiểu ra máu toàn bãi. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp tiểu ra máu vi thể, lượng nước tiểu nhiều và kèm theo máu cục.
- Sờ thấy khối u rắn, gồ ghề, không đồng nhất ở vùng thắt lưng, không đau, ít di động.
- Sốt dai dẳng, đau đầu, sụt cân nhanh, đa hồng cầu, suy nhược cơ thể…
2. Đi tiểu ra máu nhưng không đau ở phụ nữ - Ung thư bàng quang
Hiện tượng tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ cũng có thể do bệnh ung thư bàng quang gây ra. Đây là bệnh lý ung thư có nguy cơ biến chứng cao thứ 7 ở nữ giới, thường gặp nhất ở độ tuổi 40-70, những người có thói quen hút thuốc thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Các triệu chứng ung thư bàng quang mà người bệnh có thể nhận biết bao gồm:
- Đái ra máu không đau toàn bãi, máu có thể là máu cục nhưng không bị tiểu buốt.
- Tiểu khó, nước tiểu đục màu nổi bọt khai nồng.
- Sụt cân không rõ nguyên do, nổi hạch hẹn…
3. Đi tiểu ra máu hồng không đau - Viêm nhiễm phụ khoa
Nữ giới mắc viêm nhiễm phụ khoa cũng có thể là nguyên nhân gây hiện tượng đi đái ra máu nhưng không đau ở nữ giới. Một số triệu chứng mà chị em thường gặp phải bao gồm ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều bất thường, sưng đỏ vùng kín….
4. Đi tiểu có máu không đau - Bệnh lý niệu đạo
Các bệnh lý ở niệu đạo cũng có thể gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ giới. Các bệnh lý về niệu đạo điển hình là bệnh viêm niệu đạo mà nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do quan hệ không an toàn, thói quen vệ sinh kém…
Triệu chứng bệnh ở niệu đạo thường gặp bao gồm: đi tiểu nhiều lần, nước tiểu hôi nồng, tiểu đêm, tiểu ra máu không đau…
Xem thêm : [ Giải Đáp ] Đi tiểu rắt ra máu hồng là bệnh gì có nguy hiểm hay không ?
Phải làm sao khi bị đi tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ ?
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, khi hiện tượng đi tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ kéo dài nên đi thăm khám bác sĩ từ sớm, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị hiệu quả từ đầu. Vậy cách điều trị tiểu ra máu ở phụ nữ như thế nào?
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cận lâm sàng, tìm ra nguyên nhân bệnh lý sau đó tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Theo đó, các bác sĩ có thể chỉ định tiến hành xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thăm dò hình ảnh, x-quang bụng không sửa soạn, chỉ định chụp thận đồ tiêm thuốc cản quang…để chẩn đoán bệnh.
Trường hợp người bệnh bị tiểu ra máu không đau cần nhập viện sẽ tiến hành truyền máu kết hợp dùng thuốc cầm máu. Một số thuốc cầm máu được sử dụng như Transamin đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
Trường hợp đái ra máu nhưng không đau ở nữ do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh. Còn trường hợp do cục máu đông hay khối u chèn ép sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật. Phương pháp giúp loại bỏ hiệu quả khối u hoặc cục máu đông, quá trình lưu thông máu được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Trường hợp đái ra máu không đau do ung thư sẽ tiến hành loại bỏ khối u ác tính kết hợp hóa trị, xạ trị…Với từng trường hợp bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp với thể trạng người bệnh.
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ giới cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Không nên ăn các thực phẩm hay các loại thuốc có thể gây tiểu ra máu.
- Chế độ sinh hoạt khoa học, bổ sung vitamin & khoáng chất giúp tăng cường đề kháng.
- Hạn chế ăn thực phẩm nhiều gia vị, nhiều muối, nhiều đạm hay chất oxalat vì có thể gây tổn thương hệ tiết niệu.
- Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ, khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, viêm nhiễm tiết niệu.
- Tập thói quen tiểu tiện đúng giờ để giúp bàng quang có thời gian biểu khoa học, không được nhịn tiểu để tránh nguy cơ hình thành sỏi thận.
Như vậy, hiện tượng tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó người bệnh cần hết sức lưu ý các bệnh lý nguy hiểm gây ra bệnh. Khi phát hiện triệu chứng bất thường cần thăm khám sớm, xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm từ đầu. Nếu còn vấn đề băn khoăn, vui lòng gọi số máy 0243.9656.999 để bác sĩ có thể hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.