Tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì ? Review 8 loại thuốc bạn có thể sử dụng
Tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì là thắc mắc của không ít người đang gặp phải tình trạng này. Tiểu đêm nhiều lần có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là review về 7+ loại thuốc chữa tiểu đêm tốt nhất mà người bệnh có thể tham khảo.
Bị tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì? - Điều trị Tây y
Điều trị tiểu đêm nhiều lần bằng Tây y là phương pháp được đông đảo người bệnh lựa chọn vì hiệu quả nhanh chóng và tiết kiệm. Vậy bị tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì thì nhanh hết?
1. Tiểu đêm nhiều lần nên uống thuốc gì? Nhóm Desmopressin
Desmopressin là nhóm thuốc hoạt động tương tự hormone chống bài niệu ADH - loại hormone quyết định tần suất đi tiểu trong cơ thể. Việc bổ sung Desmopressin giúp kiểm soát gia tăng cơn khát, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tiểu nhiều lần gây mất nước.
Các dạng của nhóm thuốc Desmopressin
- Dung dịch tiêm dạng acetate: 4mcg/ ml
- Dung dịch dùng qua đường mũi với dạng acetate: 0,01%
- Viên uống dạng acetate: 0,1 & 0,2mg
Tác dụng phụ không mong muốn:
- Nhức đầu, buồn nôn
- Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa
- Cáu kỉnh, bồn chồn, xuất hiện ảo giác
- Đau cơ, yếu cơ
- Sưng phù, tai ù, mắt mờ
- Khó thở, tim đập nhanh, ngực đau thắt
2. Đi tiểu đêm nhiều lần nên uống thuốc gì? Nhóm kháng Cholinergic
Tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì? Nhóm thuốc kháng Cholinergic gây tê tại chỗ, làm giãn cơ trơn đồng thời ngăn chặn phóng thích acetylcholine - hợp chất hữu có đóng vai trò dẫn truyền thần kinh.
Nhóm thuốc này có công dụng điều trị tăng hoạt bàng quang, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu mất tự chủ do vấn đề thần kinh gây nên. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn giúp cải thiện sự suy yếu của bàng quang, giảm nguy cơ tắc nghẽn ống niệu đạo và giảm kích thước tiền liệt tuyến.
Các loại thuốc nhóm kháng Cholinergic:
- Oxybutynin
- Trospium
- Tolterodine
- Solifenacin
- Mirabegron
- Mirabegron
- Imipramine
- Fesoterodine
- Muscarinicacetycholin
Thuốc kháng Cholinergic đều có dạng tiêm và uống. Trong đó, thuốc oxybutynin còn có dạng dán. Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể cũng như khả năng hấp thu, các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể phác đồ điều trị cho người bệnh.
Tác dụng phụ không mong muốn
- Chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược
- Mắt mờ, miệng khô, buồn nôn, táo bón
- Đau bụng, tim đập nhanh, mặt đỏ bừng
- Huyết áp tăng giảm bất thường
- Rối loạn sinh lý, suy giảm ham muốn .
3. Tiểu đêm tiểu nhiều lần uống thuốc gì? - Furosemide
Tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì? Thuốc lợi tiểu Furosemid giúp tăng lượng nước tiểu và tăng tần suất đi tiểu, nhờ đó cơ thể có thể đào thải lượng nước và muối dư thừa. Đối với bệnh nhân có tiền sử mắc suy tim, suy gan thận thuốc có khả năng giúp giảm triệu chứng phù nề, tích nước, khó thở…Đối với bệnh nhân huyết áp cao, thuốc có khả năng giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau tim đồng thời giúp tăng cường chức năng thận.
Tác dụng phụ có thể gặp phải của thuốc:
- Giảm thính lực, bị ù tai
- Vàng da, vàng mắt, ngứa ngáy
- Đau dạ dày, đau lưng
- Sút cân nhanh, cơ thể mệt mỏi
- Khó thở, đau tức ngực, có thể bị ho kèm sốt nhẹ
- Người tím tái, choáng váng
- Phát ban da, nổi mụn rộp dưới lưỡi, đau họng.
4. Tiểu đêm uống thuốc gì? - Thuốc chẹn Alpha - 1
Tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì? Nhóm thuốc chẹn Alpha - 1 chỉ định với bệnh nhân mắc các bệnh tuyến tiền liệt như phì đại/ viêm tuyến tiền liệt - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiểu đêm nhiều lần ở nam giới.
Các loại thuốc nhóm chẹn Alpha - 1:
- Terazosin
- Alfuzosin
- Tamsasmin
- Silodosin
- Doxazosin
Tác dụng phụ có thể gặp phải của thuốc:
- Hoa mắt, choáng váng, đau đầu, chóng mặt
- Huyết áp hạ đột ngột
- Người mệt mỏi
- Ở nam giới có thể bị xuất tinh ngược
5. Tiểu đêm nhiều uống thuốc gì hết? - Nhóm thuốc an thần
Người bị tiểu đêm nhiều lần khó mà được ngủ ngon giấc, tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí làm trầm trọng hơn các bệnh lý huyết áp, thần kinh, tim mạch…
Do vậy, trong nhiều trường hợp bị tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc an thần giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn, giảm cảm giác mệt mỏi, mất ngủ do tiểu đêm gây ra.
Các loại thuốc an thần thường được kê đơn như:
- Nhóm thuốc mạnh: Clopromazin, Haloperidol…
- Nhóm thuốc trung bình: Diazepam, Rotunda…
- Nhóm gây buồn ngủ: Phenobarbital, Diazepam…
6. Uống gì trị tiểu đêm? - Nhóm thuốc kháng Androgen
Nhóm Androgen hay còn gọi là kháng 5-Alpha, có khả năng ức chế sự phát triển và hoạt động của tế bào tuyến tiền liệt, ngăn chặn sự phì đại gây chèn ép lên bàng quang và tắc niệu đạo. Nhờ đó, thuốc có công dụng giảm số lần đi tiểu, giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn.
Các loại thuốc thuộc nhóm kháng Androgen như:
- Finasterid (Proscar)
- Dutasteride (Avodart)
Tác dụng phụ của thuốc:
- Suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương ở nam giới
- Người mệt mỏi, đau nhức
7. Thuốc Tây trị tiểu đêm nhiều lần tốt - Nhóm thuốc Antimuscarinic
Tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì? Nhóm thuốc Antimuscarinic được chỉ định với bệnh nhân bị tăng hoạt bàng quang dẫn đến tiểu nhiều lần cả ngày và đêm.
Tác dụng phụ của thuốc:
- Khô miệng
- Mờ mắt
- Táo bón
- Giảm trí nhớ…
Bị tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì? - Thuốc Nam
Đi tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì? Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây trị tiểu đêm thì thuốc Nam cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Đây đều là những thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn nên khá được ưa chuộng:
- Râu ngô: Chuẩn bị 1 nắm râu ngô và đem sắc lấy nước uống. Theo đó, mỗi ngày uống một lần nước râu ngô giúp giảm tần suất đi tiểu đồng thời cải thiện chức năng thận.
- Húng quế: Thảo dược này có công dụng tăng cường chức năng thận. Chuẩn bị hai thìa nước ép húng quế và trộn cùng mật ong, sau đó uống vào lúc đói bụng để phát huy hiệu quả.
- Vừng đen: Trong hạt vừng đen chứa nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất có khả năng hỗ trợ điều trị tiểu đêm nhiều lần hiệu quả. Chuẩn bị hạt vừng đen đã rang chín, đem xay chung với đường thốt nốt và ăn hàng ngày để giảm triệu chứng tiểu đêm.
Xem thêm : [ Review ] 10+ cách chữa tiểu buốt ra máu tại nhà hiệu quả đơn giản dễ thực hiện
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa tiểu đêm nhiều lần
Bị tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì thì nhanh khỏi? Theo các bác sĩ chuyên khoa, các loại thuốc Tây trị tiểu đêm được nhiều người sử dụng do mang lại hiệu quả tốt, giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc người bệnh cần hết sức lưu ý một số điều dưới đây để ngăn ngừa tác dụng phụ không mong muốn:
- Khi xuất hiện tình trạng tiểu đêm nhiều lần kéo dài, cần chủ động đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống tại nhà khi chưa được bác sĩ chỉ định.
- Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc hay đổi liều lượng để tránh làm giảm hiệu quả điều trị.
- Khi thăm khám, cần chia sẻ cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý, cơ thể có bị dị ứng với thành phần thuốc nào không để bác sĩ có thể kê đơn phù hợp nhất.
- Những bệnh nhân mắc các bệnh huyết áp, gan thận cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc.
- Khi có dấu hiệu mẫn cảm với thành phần thuốc với những triệu chứng bất thường, cần ngưng thuốc ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ để khắc phục kịp thời.
- Bệnh cạnh việc sử dụng thuốc chữa tiểu đêm nhiều lần, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung chất xơ hàng ngày, uống nhiều nước, vận động cơ thể thường xuyên để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị.
- Có thể tham khảo các bài tập kegel hay vật lý trị liệu để phục hồi chức năng cơ vùng chậu, cải thiện chức năng và hoạt động của bàng quang.
- Hạn chế uống nước vào ban đêm, giảm lượng nước uống vào từ 2-4 tiếng trước khi đi ngủ, cố gắng đi tiểu trước khi đi ngủ.
- Hạn chế nạp thực phẩm nhiều axit, đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, chất tạo ngọt nhân tạo…giúp hạn chế kích thích bàng quang.
- Tập thói quen ghi lại việc sử dụng đồ uống và thời điểm uống để kiểm soát tình trạng ăn uống hàng ngày.
Trên đây là chia sẻ của bác sĩ tiểu đêm nhiều lần uống thuốc gì nhanh khỏi. Người bệnh luôn cần lưu ý triệu chứng và đi thăm khám cụ thể, xác định nguyên nhân và điều trị đúng bệnh, đúng cách ngay từ đầu. Để nhận tư vấn cụ thể hơn, vui lòng gọi số hotline tư vấn 0243.9656.999 để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất.