Tiểu buốt tiểu rắt: Nỗi ám ảnh không nên chủ quan
Tiểu buốt tiểu rắt đa phần đều do nguyên nhân vệ sinh không sạch sẽ khiến vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, triệu chứng này nếu không sớm thăm khám và chữa trị có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Không những thế đái buốt, đái rắt còn gây nhiều khó chịu, phiền toái và đau đớn mỗi khi sinh hoạt và làm việc.
Tiểu buốt tiểu rắt là gì?
Tiểu buốt, tiểu rắt là gì là tình trạng cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ gặp phải nhưng vẫn không hiểu chính xác, cụ thể triệu chứng này là thế nào?
Tiểu buốt là tình trạng người bệnh thấy đau buốt, nước tiểu có cảm giác nóng rát, khó chịu, mỗi lần đi tiểu đều cảm giác như kim châm nên rất sợ đi tiểu. Có những trường hợp đi nửa quãng mới thấy buốt nhưng cũng có những trường hợp thấy buốt khi bắt đầu buồn đi tiểu cho đến khi đi tiểu xong.
Tiểu rắt là tình trạng người bệnh đi tiểu nhiều bất thường, thường sẽ có cảm giác buồn đi tiểu liên tục mặc dù mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu rất ít. Đặc biệt, một số trường hợp vừa đi tiểu xong đã lại buồn tiểu, nước tiểu tự động chảy ra nên khó kiểm soát và mất vệ sinh.
Hai triệu chứng này xuất hiện cùng lúc là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Người bệnh thậm chí có thể thấy các triệu chứng kèm theo như: nước tiểu có màu đục, nước tiểu có mủ hoặc máu, cảm giác buồn đi tiểu liên tục, đau bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục, sốt từ 38 đến 40 độ tùy từng nguyên nhân, ớn lạnh, rét run…
Tiểu buốt tiểu rắt là bệnh gì?
Triệu chứng đi đái buốt, đái rắt có thể do rất nhiều bệnh lý nguy hiểm gây nên. Tùy thuộc từng đối tượng mà các nguyên nhân có thể khác nhau. Các bệnh lý có thể gây nên tình trạng này có thể kể đến như:
Sỏi thận, sỏi bàng quang :
Nguyên nhân là do khi bị đi tiểu, nước tiểu đi qua khi có sỏi sẽ gây cọ sát và kích kích đường tiết niệu khiến nước tiểu bị ứ đọng. Tình trạng này nếu không kịp thời chữa trị có thể gây suy thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Bạn sẽ thấy có các triệu chứng kèm theo như: đi tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu có màu đục, do lẫn mủ hoặc lẫn máu, đau đột ngột ở thận kèm buồn nôn, sốt, bí tiểu, ấn vào bàng quang thấy đau.
Viêm đường tiết niệu :
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn E. Coli xâm nhập và tấn công. Viêm đường tiết niệu thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới do cấu tạo đường tiết niệu ở nữ giới gần với hậu môn hơn.
Triệu chứng thường gặp như: khí hư bất thường, vùng kín bị sưng tấy, đi tiểu buốt, tiểu thường xuên, đau vùng bụng dưới, đau tăng lên khi quan hệ tình dục.
Viêm bàng quang :
Đây là căn bệnh có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới. Nguyên nhân phổ biến là do quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, sử dụng thuốc tránh thai ở nữ giới… Bệnh nếu không sớm chữa trị có thể lan sang những bộ phận khác.
Triệu chứng thường gặp như: Đi tiểu liên tục mà vẫn có cảm giác buồn tiểu, mỗi lần đi tiểu thấy đau buốt, nước tiểu có hiện tượng đổi màu, có mùi và có mủ, mệt mỏi, đau bụng dưới, nước tiểu ra ít…
Bệnh lậu :
Bệnh lậu là căn bệnh xã hội có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, tỉ lệ nữ giới bị mắc bệnh cao hơn ở nam giới rất nhiều. Bệnh nếu không sớm được chữa trị có thể gây viêm hậu môn, viêm họng, chửa ngoài tử cung, viêm màng não, vô sinh, tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS…
Các triệu chứng nhận biết: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu có mủ màu vàng hoặc màu vàng ngả xanh, chảy mủ ở bộ phận sinh dục, đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, ngứa rát ở âm đạo, hố chậu, hạ vị, sốt, buồn nôn…
Tiểu buốt tiểu rắt ở nam giới là bệnh gì?
Do cấu tạo bộ phận sinh dục khác ở nữ giới nên khi bị tiểu buốt tiểu rắt ngoài những nguyên nhân bệnh lý trên đây nam giới còn có nguy cơ bị các bệnh khác như:
Viêm tuyến tiền liệt :
Khi tuyến tiền liệt bị viêm, sưng ở nam giới người bệnh sẽ thấy có triệu chứng tiểu rắt liên tục, đi tiểu không hết, đi tiểu buốt, đau ở vùng bụng dưới, dương vật và tinh hoàn luôn cương cứng.
Phì đại tuyến tiền liệt :
Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt bị phì đại gây chèn ép ở bàng quang, niệu đạo. Người bệnh sẽ có các triệu chứng kèm theo như đi tiểu buốt, khó đi tiểu, cảm giác buồn đi tiểu nhưng khi vào nhà vệ sinh lại không đi tiểu được… Bệnh thường gặp ở những nam giới trên 50 tuổi ít gặp ở những người trẻ tuổi.
Tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới là bệnh gì
Nữ giới cũng là đối tượng thường xuyên gặp phải triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt. Ngoài những căn bệnh như: viêm bàng quang, lậu, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang, chị em phụ nữ con có nguy cơ bị các căn bệnh sau:
Viêm âm đạo :
Tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm do mất cân bằng vi khuẩn hoặc do nhiễm trùng âm đạo. Có 3 loại viêm âm đạo phổ biến là viêm do nấm Candida, viêm do trùng roi Trichomonas và viêm âm đạo do tạp khuẩn.
Các triệu chứng của bệnh thường gặp là ra dịch âm đạo bất thường, khí hư ra nhiều hơn, rối loạn kinh nguyệt, nước tiểu gặp khó khăn khi thoát ra ngoài cảm giác đau buốt và đi tiểu lắt nhắt, đau bụng dưới, đau khi quan hệ, ngứa âm đạo…
Viêm nội mạc tử cung :
Là tình trạng nội mạc tử cung bị nhiễm trùng. Mặc dù bệnh không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại để lại những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Các triệu chứng thường gặp như: đi tiểu rắt, đau rát mỗi lần đi tiểu, nước tiểu có mủ màu vàng sẫm chảy ra, có khí hư mùi hôi khó chịu, đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, ngứa rát âm hộ, đau vùng hồ chậu, nôn, buồn nôn, lây nhiễm phần phụ.
Mang thai :
Tình trạng đi tiểu buốt tiểu rắt ở chị em phụ nữ cũng có thể chỉ là hiện tượng sinh lý khi mang thai. Nguyên nhân là do bàng quang nằm ngay sát tử cung nên khi thai nhi phát triển trong tử cung thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang. Tình trạng này có thể kèm theo chứng tiểu són, xuất hiện đặc biệt thường xuyên vào thời kỳ sắp sinh.
Nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt phổ biến
Ngoài những nguyên nhân bệnh lý như đã nêu trên, tình trạng tiểu buốt tiểu rắt có thể còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác tác động. Một số những nguyên nhân có thể kể đến như:
- Quan hệ tình dục an toàn như có nhiều bạn tình, quan hệ thô bạo gây nhiễm trùng, tổn thương bộ phận sinh dục. Đây là nguyên nhân gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang.
- Thói quen sinh hoạt không khoa học, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ nhất là chị em phụ nữ trong những ngày hành kinh hoặc nam giới sau quan hệ tình dục.
- Do mặc quần lót quá chật, băng vệ sinh không sạch sẽ.
- Do dị ứng với các chất tẩy rửa, nước xả vải, dung dịch vệ sinh, giấy vệ sinh… khiến âm đạo tổn thương dẫn đến tiểu rắt, tiểu buốt.
- Do thói quen nhịn tiểu hoặc thụt rửa âm đạo sâu gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
Nếu do những nguyên nhân này thường sẽ không quá nguy hiểm, chỉ cần khắc phục thói quen sinh hoạt. Nhưng cần khắc phục sớm tránh để lại biến chứng nguy hiểm sang nguyên nhân bệnh lý.
Cách chữa tiểu buốt tiểu rắt hiệu quả
Để khắc phục tình trạng tiểu buốt tiểu rắt trước hết người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân là bệnh gì? Vì đây là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm nên người bệnh cần hết sức cẩn trọng trong việc điều trị. Hiện nay có những phương pháp chữa đái buốt đái rắt như sau:
1. Đi tiểu buốt uống thuốc gì?
Trước khi dùng thuốc Tây y cần được yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra cần thiết để xem bạn mắc bệnh gì? Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.
Thông thường với trường hợp đái buốt đái nhiều lần bác sĩ sẽ chỉ định dùng 1 số loại kháng sinh, kháng viêm. Tùy từng căn bệnh mà dùng kháng sinh phù hợp. Các loại kháng sinh này sẽ giúp làm giảm nhanh triệu chứng, hạn chế tình trạng sưng tấy, tổn thương, làm giảm đau trong một số trường hợp cần thiết.
Ngoài ra người bệnh còn có thể dùng các loại thuốc hạn chế sự bài tiết của nước tiểu, giảm tình trạng đi tiểu buốt, ngăn nhiễm trùng bàng quang, giảm chứng són tiểu.
2. Cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà
Cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà thường áp dụng với những trường hợp bị bệnh vẫn còn nhẹ. Đây là những cách thực hiện đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả điều trị cao. Dưới đây là 1 số cách bạn có thể tham khảo:
Dùng bí xanh: Bí xanh gọt vỏ rửa sạch cắt thành từng khúc và xay nhuyễn lấy nước uống. Người bệnh cũng có thể ăn bí xanh sống hoặc luộc chín trong vòng 10 ngày. Đây là cách đơn giản, nhanh chóng giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng bí tiểu, tiểu ít.
Dùng rau mồng tơi: Rau mồng tơi đem rửa sạch và để ráo nước, sau đó nấu lấy nước uống thay cho nước trà. Tuy nhiên, với những người bị lạnh bụng hoặc đại tiện lỏng thì không nên sử dụng.
Sắn dây: cạo sạch vỏ sắn dây, người bệnh tiến hành thái chúng thành từng miếng mỏng và đem phơi khô. Cho sắn dây vào chảy và sấy giòn rồi giã nhỏ sắn dây và đem rây cho thật mịn và uống hàng ngày.
Phòng ngừa triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt
Ngoài những phương pháp chữa trị, bạn có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa tiểu buốt tiểu rắt bằng cách thực hiện các lưu ý sau:
- Uống nhiều nước để đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể, đảm bảo hệ bài tiết được hoạt động bình thường
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại rau xanh và trái cây nhằm giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
- Người bệnh không được nhịn tiểu mà phải cố gắng đi tiểu để tránh tình trạng ứ đọng nước tiểu nhiều ở bàng quang.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, để tránh viêm nhiễm bộ phận sinh dục, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục
- Thường xuyên tập thể dục bằng các bài tập đơn giản để cải thiện sức khỏe
Tiểu buốt tiểu rắt là triệu chứng bất thường của cơ thể do đó việc nắm rõ thông tin về triệu chứng này sẽ giúp bạn phòng và chữa trị bệnh hiệu quả hơn. Nếu bạn có triệu chứng này hãy nhanh chóng thăm khám và điều trị bệnh, không tự ý điều trị mà không theo chỉ định của bác sĩ.