[ Giải Đáp ] Tiểu buốt tiểu nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không và chữa như nào ?
Tiểu buốt tiểu nhiều lần là hai triệu chứng thường đi liền với nhau, có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý gây nên. Tình trạng này dù không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng sẽ mang lại nhiều phiền toái trong đời sống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục chứng tiểu buốt tiểu rắt trong bài viết sau đây.
Giải thích khái niệm về tiểu buốt tiểu nhiều lần
Tiểu buốt tiểu nhiều lần là hai triệu chứng rối loạn tiểu tiện thường gặp ở nam và nữ giới khi hệ tiết niệu xảy ra vấn đề. Để hiểu hơn về hiện tượng này, chúng ta cần phân tích riêng hai định nghĩa - tiểu buốt và tiểu nhiều lần.
Tiểu buốt là tình trạng khi đi tiểu bị đau buốt, nóng rát ở cơ quan sinh dục từ lúc bắt đầu tiểu tiện cho đến khi kết thúc.
Tiểu nhiều lần là trạng thái bất thường khi người bệnh thường xuyên có cảm giác mót tiểu cần đi vệ sinh liên tục nhưng mỗi lần chỉ rặn ra được một ít nước tiểu, sau khi vừa đi vệ sinh thì lại mót tiểu. Người bệnh đôi khi không thể kiểm soát được mà bị tiểu són.
Tiểu nhiều lần và tiểu buốt có thể xảy ra độc lập hoặc đồng thời, khiến người bệnh bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số triệu chứng rối loạn đường tiểu đi kèm như bí tiểu, khó tiểu, tiểu ngắt quãng,... tùy vào từng trường hợp.
Tiểu buốt tiểu nhiều lần xuất phát từ nguyên do nào ?
Để việc điều trị tiểu buốt tiểu nhiều lần đạt hiệu quả cao, chúng ta cần biết hiện tượng này xuất phát từ những nguyên nhân nào. Nhìn chung, tiểu rắt tiểu buốt chủ yếu xảy ra do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý có thể gây ra chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần có thể kể đến như sau:
- Sử dụng các loại thực phẩm có hại cho cơ thể, gây nóng trong như đồ uống chứa cồn, nước có ga, đồ đóng hộp, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ...
- Do tuổi tác cao khiến chức năng bàng quang, hệ tiết niệu dần suy giảm.
- Do làm việc quá sức, nghỉ ngơi không điều độ gây ra tâm lý stress, căng thẳng, chịu áp lực trong thời gian dài.
- Việc điều trị bằng các loại thuốc tây, kháng sinh liều cao hoặc thuốc gây thích thích thần kinh có thể gây tác dụng phụ là tiểu rắt, tiểu buốt.
- Đối với các mẹ bầu, nhất là ở cuối thai kỳ, thai nhi sẽ chèn ép lên bàng quang gây buồn tiểu nhiều hơn.
- Do quan hệ tình dục không an toàn, giao hợp quá thô bạo làm tổn thương niêm mạc vùng kín, dẫn đến tiểu buốt. Ngoài ra, vệ sinh vùng kín không đúng cách sau khi quan hệ cũng gây viêm nhiễm.
Các bệnh lý nền cũng là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, cụ thể:
- Các bệnh đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo, viêm bàng quang là căn nguyên gây ra tiểu buốt tiểu rắt. Không chỉ xảy ra với người lớn, các bé trai cũng có thể bị viêm đường tiết niệu nếu bị hẹp bao quy đầu.
- Do chức năng thận suy giảm gây suy thận, thận ứ nước, dẫn đến hiện tượng người bệnh thường xuyên buồn đi tiểu.
- Sỏi đường tiết niệu cũng là bệnh lý khiến bệnh nhân bị đau buốt khi sỏi cọ xát, kích thích niêm mạc gây ra phản xạ đi tiểu nhiều lần. Nếu không can thiệp chữa trị sớm có thể gây viêm ngược dòng lên thận, dẫn đến tiểu buốt, tiểu rắt, đôi khi tiểu ra máu, lâu ngày sẽ gây viêm, ứ mủ ở thận, thậm chí là suy thận.
- Ngoài ra, tiểu rắt tiểu buốt cũng là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm như viêm, phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung…
Biện pháp cải thiện đi tiểu buốt nhiều lần trong ngày
Tiểu buốt tiểu nhiều lần không chỉ mang đến phiền toái trong công việc và cuộc sống hàng ngày mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của người bệnh. Do đó, nếu bị tiểu buốt, buồn tiểu nhiều lần trong ngày, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện:
- Uống đủ nước để đảm bảo hoạt động của bàng quang được trơn tru, ít nhất là 2 lít mỗi ngày.
- Không nên nhịn tiểu, hãy đi vệ sinh ngay khi mót tiểu.
- Khi bị nóng trong, nên bổ sung vitamin C từ các loại rau xanh, củ quả tươi, các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cũng như sử dụng dầu cá để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
- Có thể sử dụng các loại trà thảo dược hỗ trợ lợi tiểu.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục ít nhất 2 lần mỗi ngày; nên sử dụng các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không gây kích ứng để ngăn ngừa viêm nhiễm niệu đạo
- Phụ nữ nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ để đào thải vi khuẩn, tránh để chúng từ âm đạo xâm nhập vào bàng quang và đường tiết niệu gây viêm nhiễm.
Trên đây là một số biện pháp hạn chế bớt triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Thực tế, nhiều người có thói quen tự mua thuốc kháng sinh về sử dụng để làm giảm nhanh triệu chứng. Song phần lớn thường sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng hoặc tự ý ngừng thuốc khi mới dứt được triệu chứng, dẫn đến tình trạng vi khuẩn vẫn còn sót lại trong đường tiết niệu nên khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ tái phát.
Tình trạng này nếu diễn ra kéo dài sẽ khiến viêm đường tiết niệu trở nặng thành mãn tính và để lại nhiều hậu quả xấu. Do đó, khi bị tiểu rắt, tiểu buốt, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng cách.
Xem thêm : [ Giải Đáp ] Tiểu đêm tiểu nhiều lần cảnh báo 9 bệnh lý nguy hiểm
Khắc phục tiểu buốt tiểu tiện nhiều lần tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng
Nếu không may mắc phải chứng tiểu buốt tiểu nhiều lần, chị em hãy đến ngay Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và điều trị. Phòng khám mang tới cho bệnh nhân dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao với nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
- Đội ngũ y bác sĩ là những người được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám chữa các bệnh lý đường tiết niệu.
- Trang bị nhiều máy móc hiện đại, thiết bị y khoa tiên tiến, phòng bệnh khang trang, tiện nghi đầy đủ và được khử khuẩn sạch sẽ.
- Chi phí khám và điều trị hợp lý, được niêm yết công khai và trao đổi cụ thể với người bệnh trước khi tiến hành điều trị.
- Thái độ, tác phong chuyên nghiệp, chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo.
Đối với chứng tiểu buốt và tiểu nhiều lần, các bác sĩ tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, cụ thể:
Điều trị nội khoa :
Các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau, chống viêm nhiễm, tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp trị liệu quang dẫn CRS II được áp dụng trong việc điều trị tiểu buốt tiểu rắt do bệnh viêm đường tiết niệu. Theo đó, bác sĩ sử dụng sóng cao tần sản sinh ra từ hệ thống sóng ngắn, sóng đa tần và vi sóng, từ đó hình thành chùm tia sáng quang học, giúp hiệu quả của thuốc thẩm thấu sâu hơn vào các ổ viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại từ bên trong, rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế tái phát.
Có thể nói, tiểu buốt tiểu nhiều lần có thể được chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm, phối hợp điều trị tích cực và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, vui lòng liên hệ tới hotline 024.9656.999 để được hỗ trợ.