[ Giải Đáp ] Tiền mãn kinh là gì ? Nguyên nhân + dấu hiệu nhận biết
Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi chị em bước vào thời kỳ mãn kinh. Tất cả chị em phụ nữ đều phải trải qua quá trình này với các triệu chứng khác nhau, thời điểm cũng khác nhau. Đây được coi như một bước chuyển tiếp quan trọng của chị em phụ nữ từ có khả năng sinh sản sang không còn khả năng sinh sản. Vậy dấu hiệu tiền mãn kinh là gì, các rối loạn thường gặp và cách khắc phục các rối loạn này như thế nào?
Tiền mãn kinh là gì ?
Tiền mãn kinh là thời kỳ mà chị em nào cũng phải đối mặt, đây còn được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh. Lúc này người phụ nữ sẽ có những thay đổi tự nhiên từ thường xuyên rụng trứng và kinh nguyệt đến vô sinh vĩnh viễn hay còn gọi là mãn kinh.
Phụ nữ tiền mãn kinh bắt đầu ở lứa tuổi khác nhau. Ở độ tuổi 40, hoặc thậm chí vào đầu độ tuổi 30, có thể bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu. Kỳ kinh có thể trở nên bất thường - dài hơn, ngắn hơn, kinh nhiều hơn hoặc ít hơn, đôi khi dài hơn và đôi khi ít hơn 28 ngày. Cũng có thể gặp các triệu chứng giống như thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như nóng ran, khó ngủ và khô âm đạo. Phương pháp điều trị có sẵn có thể giúp giảm các triệu chứng này.
Giai đoạn tiền mãn kinh xuất hiện khi có sự suy giảm nội tiết tố trong cơ thể bởi buồng trứng trong cơ thể bắt đầu giảm hoạt động, đặc biệt là sự sụt giảm lượng estrogen, kéo theo đó là một loạt các biến đổi của cơ thể, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của phụ nữ.
Khi đã trải qua 12 tháng liên tục mà không có một kỳ kinh nguyệt, đã chính thức đến tuổi mãn kinh, và thời kỳ tiền mãn kinh là kết thúc.
Dấu hiệu tiền mãn kinh
Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh chị em phụ nữ sẽ phải trải qua sự thay đổi tự nhiên trong cơ thể. Tùy thuộc vào từng giai đoạn cũng như tiền sử mắc bệnh mà bạn sẽ thấy có các triệu chứng khác nhau. Thậm chí các triệu chứng này còn khiến chị em cảm thấy khó chịu, bực bội.
Một số triệu chứng tiền mãn kinh điển hình mà chị em có thể gặp phải như:
- Bốc hỏa, đổ mồ hôi: Cơ thể bỗng nhiên nóng bừng, đổ mồ hôi là những dấu hiệu nhận biết thời kỳ tiền mãn kinh sớm phổ biến nhất. Có đến hơn 75% phụ nữ phải chịu đựng những cơn bốc hỏa giai đoạn này. Tần suất và tốc độ bốc hỏa tăng dần, có thể kéo dài cả ngày lẫn đêm, kèm theo đó là tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng này có thể kéo dài 2-5 năm. Estrogen được coi là nhân tố chính gây nên tình trạng này.
- Tâm trạng thay đổi thất thường: Do nồng độ hormone sinh dục suy giảm hay sự suy giảm nội tiết tố nữ khiến tâm trạng của các chị em giai đoạn này nóng nảy, lo lắng thất thường hay có cảm giác khó chịu, chán nản,… đôi khi còn tự kỷ.
- Đau nhức xương khớp: Estrogen trong cơ thể có vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển, kéo dài tuổi thọ của xương, cản trở quá trình sinh sản của những tế bào hủy xương. Đồng thời tác động lên ruột giúp tăng sự hấp thu canxi, tăng vận chuyển canxi từ máu vào xương, giúp xương chắc khỏe. Khi lượng estrogen giảm, đồng nghĩa với việc quá trình hủy xương càng gia tăng theo tuổi tác, quá trình tạo xương giảm, việc hấp thu và chuyển hóa canxi cũng giảm là nguyên nhân gây nên tình trạng loãng xương ở phụ nữ.
- Đau ngực: Khi estrogen giảm, cholesterol và đường tăng lên, tim và mạch máu cũng cứng hơn. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do tắc nghẽn các mạch máu.
- Khô âm đạo: Khi hormone thay đổi sẽ khiến thành âm đạo giảm tiết dịch cũng như độ đàn hồi. Có trường hợp cảm thấy khó chịu vùng chữ V nhưng cũng có những trường hợp lại cảm thấy khó chịu khi giao hợp. Hơn nữa cũng cần có thời gian để tăng hưng phấn.
- Giảm ham muốn: Giảm ham muốn là một trong những dấu hiệu tiền mãn kinh sớm thường gặp, do thay đổi tâm trạng, thiếu ngủ,…
- Nhiễm trùng đường tiểu: Hiện tượng này có thể xảy ra trong quá trình tiền mãn kinh, dấu hiệu dễ nhận thấy là đi tiểu và cảm thấy đau khi tiểu.
- Gặp khó khăn trong việc thụ thai: Ở giai đoạn này, lượng trứng rụng có thể giảm sẽ gây cản trở cho quá trình thụ thai ở phụ nữ.
- Kinh nguyệt không đều: Khi hormone thay đổi sẽ khiến buồng trứng phóng thích trứng, điều này có thể làm cho kinh nguyệt của chị em chậm hoặc ngắn hơn hoặc tắc kinh trong vài tháng. Theo các chuyên gia sản khoa, đây là một trong những dấu hiệu tiền mãn kinh điển hình mà chị em dễ nhận biết nhất.
- Thay đổi trọng lượng: Bước vào giai đoạn này, quá trình trao đổi chất trong cơ thể để xây dựng cơ bắp bị chậm lại, cộng thêm những căng thẳng, lo lắng sẽ khiến trọng lượng cơ thể tăng lên.
Nếu bạn thấy các triệu chứng này gia tăng ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc kinh nguyệt bất ổn ra nhiều máu kinh phải thay băng vệ sinh liên tục, thời gian chu kỳ kéo dài quá 7 ngày, khoảng cách chu kỳ dưới 21 ngày thì cần khám các bác sĩ ngay.
Vì sao phụ nữ lại gặp phải thời kỳ tiền mãn kinh
Mặc dù thời kỳ tiền mãn kinh người phụ nữ nào cũng phải trải qua thế nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về nguyên nhân xuất hiện tình trạng này. Khi không hiểu về nguyên nhân các biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa của chị em cũng bị hạn chế.
Thời kỳ tiền mãn kinh là một giai đoạn bình thường trong cuộc đời người phụ nữ, do lão hóa tự nhiên của buồng trứng. Trên thực tế, buồng trứng thay đổi rất nhiều từ sơ sinh đến mãn kinh. Số lượng noãn sơ cấp cao nhất là của thai nhi, vào khoảng tuần lễ thứ 20 của thai kỳ (khoảng 6-7 triệu nang noãn nguyên thủy).
Sau đó, số noãn giảm dần đến khi sinh, và đến tuổi dậy thì chỉ còn lại khoảng 300.000 – 400.000 nang. Trong suốt kỳ sinh sản của người phụ nữ (khoảng 30 năm) chỉ còn khoảng 400 nang noãn phát triển tới chín và phóng noãn hàng tháng. Đặc biệt từ năm 35 tuổi trở đi, số noãn giảm nhanh, đến lúc mãn kinh, chỉ còn khoảng 1000 noãn đang trong quá trình teo đi.
Như vậy, từ nhiều năm trước mãn kinh đã có sự thay đổi, sự sinh sản tự nhiên khó khăn hơn vì dự trữ buồng trứng kém, chất lượng cũng không tốt dù cho người phụ nữ vẫn còn hành kinh đều mỗi tháng.
Mối liên hệ giữa chức năng buồng trứng suy giảm và các triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh
Nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể được sinh ra từ tế bào vỏ trong và tế bào hạt của nang noãn (hay nang trứng), thể vàng (hay còn gọi là hoàng thể) và nhau thai. Các thành phần này đều nằm ở buồng trứng, riêng nhau thai có ở tử cung trong thời kỳ mang thai. Buồng trứng suy giảm kéo theo sự sụt giảm estrogen khiến cho vùng dưới đồi và tuyến yên ra sức điều chỉnh tình hình bằng cách gia tăng mức sản sinh các hormone khác là FSH và LH để kích thích buồng trứng hoạt động trở lại.
Nếu buồng trứng quá yếu không thể đáp ứng thì sự gia tăng FSH và LH lúc này có thể làm hỏng hoạt động bình thường của các hệ thống khác trong cơ thể, bao gồm cơ chế chuyển hóa, các chất hóa học tự nhiên trong não bộ và độ vững chắc của xương cốt. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến một loạt triệu chứng bất thường ở thời kỳ tiền mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, đau đầu, đau xương khớp, xuống sắc, tăng cân, rối loạn tâm lý, suy giảm ham muốn tình dục…
Tiền mãn kinh có ảnh hưởng gì không?
Tiền mãn kinh là tình trạng chị em nào cũng có thể gặp phải. Mặc dù đây được coi như các vấn đề sinh lý bình thường. Tuy nhiên tình trạng tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tùy từng cơ địa của chị em, đặc biệt với những chị em bị tiền mãn kinh sớm thì có thể đối mặt với những ảnh hưởng sau:
- Bệnh tim mạch: Hormone nữ rất hữu hiệu trong việc loại bỏ các chất mỡ có hại trong máu, giữ tính đàn hồi, mềm mại của thành mạch. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ ít bị các bệnh lý tim mạch vì buồng trứng còn hoạt động tốt.
- Các loại ung thư sinh dục nữ: Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú thường xuất hiện vào giai đoạn mãn kinh. Các chị em phụ nữ trong độ tuổi này đừng quên khám phụ khoa và khám vú định kỳ để sàng lọc, chẩn đoán các loại ung thư phụ khoa ở giai đoạn sớm.
- Bệnh Alzheimer: Là quá trình thoái hóa tế bào thần kinh, làm giảm chức năng não bộ. Khoảng 40% người trên 80 tuổi mắc bệnh này. Sau tuổi 70, tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Để giảm nguy cơ Alzheimer, chị em cao tuổi nên tham gia hoạt động xã hội, tập suy nghĩ.
- Loãng xương: Là bệnh lý toàn thân, thiếu hụt hormone, xương trở nên xốp, mỏng và giòn nên rất dễ gãy. Đây cũng chính là nguyên nhân người phụ nữ cao tuổi phải nằm bệnh viện, bị tàn phế
Các rối loạn tâm lý cũng có thể xảy ra, gồm những thay đổi tinh thần theo hướng trầm cảm, tăng kích thích, gây gổ, tăng nhạy cảm tinh thần và dễ bị tổn thương kèm theo tính khí thất thường.
Giảm khả năng sinh sản: Khó có thai hơn và thai nhi dễ bị bất thường. Tuy nhiên, vẫn có thể có thai trong vòng một năm sau khi hoàn toàn ngưng hành kinh. Trong độ tuổi này do các nang noãn có sự biến đổi về yếu tố di truyền, các bà mẹ lớn tuổi có khả năng sinh con bị rối loạn di truyền cao, đặc biệt là trẻ bị hội chứng Down.
Ngoài ra chị em còn có thể gặp phải những rối loạn khác như: da kém đàn hồi, tóc yếu và bạc, mất ngủ, cơ thể bị rối loạn giấc ngủ, suy giảm chức năng sinh dục...
Bị tiền mãn kinh phải làm sao?
Tiền mãn kinh có thể gặp phải ở tất cả chị em phụ nữ, đây là sự thay đổi tự nhiên của cơ thể khiến chức năng của cơ quan sinh dục bị suy giảm. Nếu các triệu chứng nặng bạn sẽ cần tiến hành các biện pháp can thiệp phù hợp, có thể dùng thuốc.
Các loại thuốc hỗ trợ và điều trị các triệu chứng mãn kinh như:
- Thuốc tránh thai. Thường dùng điều trị hiệu quả nhất để làm giảm triệu chứng mãn kinh - ngay cả khi không cần để tránh thai. Liều thấp thuốc có thể điều chỉnh thời gian chu kỳ và giảm nóng ran và khô âm đạo.
- Điều trị Progestin. Nếu có kinh nguyệt không đều, nhưng không thể - hoặc không lựa chọn sử dụng thuốc tránh thai, điều trị progestin có thể tạo ra thời gian kỳ kinh đúng. Một số phụ nữ có chảy máu nặng trong thời gian tiền mãn kinh có thể tìm cứu trợ từ một thiết bị có chứa progestin trong tử cung (IUD).
- Cắt bỏ nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung được cắt bỏ có thể giúp làm giảm chảy máu nặng trong thời tiền mãn kinh. Trong thủ tục này, niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) bị phá hủy bằng cách sử dụng laser, năng lượng điện hoặc nhiệt, có hiệu quả làm giảm lưu lượng máu kinh nguyệt hoặc kết thúc kinh nguyệt.
Bên cạnh việc dùng thuốc bạn cần chú ý đến biện pháp chăm sóc phù hợp:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt: Bởi vì nguy cơ loãng xương và bệnh tim tăng lên vào thời gian này, chế độ ăn uống lành mạnh là quan trọng hơn bao giờ hết. Chất béo, chế độ ăn uống giàu chất xơ bằng nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Thêm các loại thực phẩm giàu canxi hoặc cần bổ sung canxi, cung cấp vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và giúp bảo vệ chống lại sự mất xương. Tránh uống rượu và caffeine, có thể gây nóng ran.
- Thường xuyên tập thể dục: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp ngăn ngừa tăng cân, cải thiện giấc ngủ, tăng cường xương và nâng cao tâm trạng. Cố gắng tập thể dục trong 30 phút hoặc nhiều hơn hầu hết các ngày trong tuần. Kết hợp đi bộ với luyện sức mạnh.
- Giảm căng thẳng: giảm stress, như thiền hoặc yoga, có thể thúc đẩy thư giãn và sức khỏe tốt có thể đặc biệt hữu ích trong quá trình chuyển đổi mãn kinh.
- Duy trì khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh phụ khoa, đặc biệt là các bệnh ung thư sinh dục.
Trên đây là một số những thông tin về tình trạng tiền mãn kinh ở phụ nữ. Thực tế tình trạng tiền mãn kinh không quá khó phát hiện, chị em chỉ cần chú ý lắng nghe, quan tâm đến cơ thể mình. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường hãy nhờ đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bác sĩ, chuyên môn để có phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp.