Top 4 loại thuốc chữa sùi mào gà hiệu quả hiện nay
Thuốc chữa sùi mào gà có thể dùng dạng bôi hoặc dạng uống, hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh sùi mào gà giúp người bệnh dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc này cần tuân thủ theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Sùi mào gà là bệnh gì?
Trước khi tìm được loại thuốc chữa sùi mào gà phù hợp bạn nên tìm hiểu đúng về bệnh sùi mào gà đồng thời thăm khám bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp. Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh sùi mào gà sẽ do các bác sĩ quyết định, bạn không nên tự ý mua về uống.
Sùi mào gà là căn bệnh do virus HPV gây nên khi người bệnh tiếp xúc với loại virus này, chủ yếu là lây do quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh sùi mào gà có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến là trong độ tuổi từ 16 đến 35.
Khi mắc bệnh sùi mào gà người bệnh thường thấy có những nốt nụ sùi nhỏ, có hình dáng giống như những chiếc mào gà hoặc chiếc súp lơ. Thời gian đầu các nốt không gây khó chịu nhưng càng về sau các nốt sẽ càng ẩm ướt và khó chịu nhiều hơn.
Ở nam giới, sùi mào gà có thể mọc ở dương vật, bìu, bẹn, xung quanh hậu môn. Ở nữ giới bệnh có thể xuất hiện ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung…
Bệnh sùi mào gà nếu không sớm được chữa trị có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của người bệnh.

Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà hiệu quả
Dùng thuốc chữa sùi mào gà thường được chỉ định với những trường hợp bệnh còn nhẹ, các nốt nhỏ. Nhưng với những trường hợp bệnh nặng cần phải tiến hành vật lý trị liệu, phẫu thuật để làm phá hủy tổn thương sùi.
1. Thuốc điều trị sùi mào gà Acid Trichloracetic 80
Đây là loại thuốc của bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh chỉ định dùng trong các trường hợp mụn có sinh dục, mụn cơm, mụn cóc và mụn sùi. Acid Trichloracetic khá an toàn thường không có nhiều tác dụng phụ, thuốc thấm vào vùng da bị nhiễm bệnh và vô hiệu hóa hoạt động của virus gây bệnh.
Khi sử dụng thuốc bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng bệnh sùi mào gà và vùng ga xung quanh bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Sau đó bạn dùng tăm bông lấy 1 lượng vừa phải và chấm lên vùng bệnh. Bạn cần chấm 2 lần mỗi ngày và dùng trong vòng 6 ngày.
Sau khoảng 3 ngày dùng thuốc vùng da bị sùi mào gà sẽ khô lại và bong ra, sau khoảng 5 đến 7 ngày thì sẽ điều trị thành công hơn cả.

2. Thuốc Imiquimod Cream Ấn Độ chữa bệnh sùi mào gà
Thuốc Imiquimod Cream Ấn Độ giúp tăng cường điều trị nhưng trong trường hợp các nốt sùi đã rụng đi. Đây là loại thuốc thường thấy ở các cơ sở chuyên khoa về da liễu. Thuốc sẽ giúp hạn chế tình trạng tái phát của bệnh, thường sẽ chấm thuốc sau khi các nốt sùi đã rụng khoảng 5 đến 7 ngày.
Khi dùng thuốc này bạn cần vệ sinh khu vực mắc bệnh sạch sẽ dùng tăm bông thoa thuốc nhẹ nhàng đến khi thuốc tan ra hoàn toàn. Mỗi gói thuốc Imiquimod Cream Ấn Độ dùng khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày và dùng khoảng 1 tuần.
Bạn cần để thuốc trên da từ 6 đến 8 tiếng rồi mới được rửa lại bằng xà phòng nhẹ nhàng cùng với nước sạch.

3. Thuốc chữa sùi mào gà podophyllotoxine 20-25%
Thuốc podophyllotoxine 20-25% thường được chỉ định dùng khi xuất hiện những nốt tổn thương ở âm hộ còn nhỏ. Bạn chỉ cần chấm mỗi tuần 1 lần và sau khoảng 1 đến 3 giờ lưu thuốc trên da thì bạn cần phải rửa sạch, nếu để lâu có thể gây loét da.
Sau khi các tổn thương do sùi mào gà đã hết bạn vẫn cần chấm lại thêm 1 tuần nữa và cần nhắc lại nếu có chỉ định của bác sĩ. Nếu trong quá trình chữa bệnh thấy các nốt có phản ứng mạnh thì có thể dừng lại hoặc ngắt quãng lâu hơn rồi mới chữa tiếp.
Lưu ý không nên bô thuốc ở bao quy đầu nam giới, âm đạo, cổ tử cung, lỗ niệu đạo ở nữ giới. Bạn cũng không nên dùng thuốc này ở miệng hoặc phía trong vùng hậu môn.

Xem Thêm : Điều trị sùi mào gà ở nữ giới hiệu quả & an toàn năm 2020
4. Thuốc Sinecatechin (Veregen) 0,15%
Thuốc Sinecatechin (Veregen) 0,15% được điều chế dưới dạng thuốc mỡ bôi giúp điều trị tại chỗ bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục và ở xung quanh hậu môn. Khi sử dụng người bệnh chỉ cần bôi 1 lượng thuốc mỏng lên da, 1 ngày bôi 3 lần và dùng trong khoảng từ 3 đến 4 tuần.
Lưu ý bạn không nên sử dụng thuốc Sinecatechin (Veregen) 0,15% ở âm đạo, hậu môn, cổ tử cung, lỗ niệu đạo, bao quy đầu và miệng. Không dùng thuốc trên vết thương hở và không nên dùng thuốc lâu hơn 16 tuần điều trị vì có thể gây viêm loét.


Xem Thêm : [ Nhận biết ] Dấu hiệu của sùi mào gà ở nữ giới như thế nào ?
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa sùi mào gà
Sùi mào gà là căn bệnh nguy hiểm, khó chữa khỏi triệt để chính vì thế việc dùng thuốc hiệu quả bạn cần thực hiện theo đúng những lưu ý sau:
- Chỉ nên sử dụng những loại thuốc do chính các bác sĩ, chuyên khoa uy tín chỉ định sử dụng. Không tự ý mua thuốc về uống hoặc dùng đơn thuốc của người khác.
- Trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy những triệu chứng bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp can thiệp phù hợp.
- Tuân thủ đúng liều dùng, số lần bôi thuốc, thời gian bôi thuốc theo úng hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi liều dùng.
- Trong quá trình dùng thuốc chữa bệnh sùi mào gà người bệnh có thể tham khảo các phương pháp vật lý trị liệu, thuốc Đông y để tăng cường hiệu quả dùng thuốc tránh tác dụng phụ của thuốc.
- Chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc vẫn cần chăm sóc vệ sinh cá nhân tốt, tránh quan hệ với bạn tình, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
- Để tránh bệnh sùi mào gà tái phát nên chữa đồng thời cho bạn tình, tuyệt đối không nên chia sẻ đơn thuốc của mình cho bạn tình sử dụng.
- Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ khi sử dụng thuốc cần có chỉ định riêng, tránh tác dụng phụ nguy hiểm.

Những loại thuốc chữa sùi mào gà trên đây chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc điều trị của bác sĩ. Mọi thắc mắc bạn hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.