Thời gian ủ bệnh lậu kéo dài bao lâu? Cách phát hiện sớm
Thời gian ủ bệnh lậu thường triệu chứng không rõ ràng. Chính vì vậy nhiều người thường bỏ qua, dù trong thời gian này bệnh lậu vẫn tiến triển và gây viêm nhiễm. Nếu phát hiện bệnh lậu sớm bằng các xét nghiệm khi bệnh lậu vẫn còn ủ bệnh thì việc điều trị sẽ hiệu quả hơn, thời gian điều trị sẽ nhanh hơn. Vậy thời gian ủ bệnh lậu bao lâu? Bệnh lậu ủ trong mấy ngày, mắc bệnh lậu bao nhiêu ngày thì phát bệnh?
Bệnh lậu phát triển như thế nào?
Bệnh lậu là 1 trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae gây nên. Bệnh lậu có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới, vi khuẩn lậu có thể phát triển nhanh ở những nơi ẩm ướt, ấm như: cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng ở nữ giới, niệu đạo của cả nam và nữ. Tùy từng đối tượng mà thời gian ủ bệnh lậu khác nhau.
Bệnh lậu phát triển với các giai đoạn của bệnh khác nhau:
- Giai đoạn 1: vi khuẩn xâm nhập, sau khoảng 36 tiếng vi khuẩn sẽ lây lan nhanh và bắt đầu phát triển vào cơ thể.
- Giai đoạn 2: Vi khuẩn lậu bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn, cứ 15 phút chúng lại tự nhân đôi 1 lần
- Giai đoạn 3: Các triệu chứng của bệnh lậu sẽ bắt đầu xuất hiện với triệu chứng đầu tiên.
Tùy sức đề kháng và mức độ nhiễm bệnh mà các giai đoạn phát triển bệnh lậu với thời gian khác nhau. Do đó nếu nghi ngờ bạn tình mắc bệnh hoặc bản thân bị lây nhiễm hãy thăm khám ngay các bác sĩ chuyên khoa.
Thời gian ủ bệnh lậu thường gặp
Thời gian ủ bệnh lậu là khi bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn lậu đến khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Bệnh lậu ủ bệnh trong bao lâu còn phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh, độ mạnh yếu của vi khuẩn lậu.
Ở nam giới :
Nam giới thường có thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 3 đến 5 ngày. Nguyên nhân là do niệu đạo của nam giới dài gấp 5 lần so với nữ giới nên những biểu hiện bệnh lậu ở giai đoạn cấp tính có tính chất rầm rộ hơn.
Ở nữ giới :
Niệu đạo của nữ giới chỉ dài 3cm, ngắn hơn nam giới. Hơn nữa lại có nhiều tuyến quanh niệu đạo nên là nơi thích hợp để vi khuẩn lậu trú ẩn. Phần lớn nữ giới không có triệu chứng, thường khoảng 10 ngày.
Ở trẻ nhỏ :
Trẻ nhỏ mắc bệnh lậu thường lây từ mẹ sang con do quá trình mang thai mẹ bị mắc bệnh lậu. Thông thường sau khi sinh khoảng từ 2 đến 21 ngày trẻ sẽ có triệu chứng bệnh lậu đầu tiên. Triệu chứng bệnh lậu ở trẻ sơ sinh rõ nhất là ở mắt.
Triệu chứng trong thời gian ủ bệnh lậu cần lưu ý
Trong khoảng thời gian ủ bệnh lậu, đa phần bệnh nhân thường chưa có nhiều biểu hiện để nhận biết. Do đó thời gian này vẫn có thể lây truyền sang cho người khác nếu có quan hệ tình dục hoặc vệ sinh không sạch sẽ.
1. Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới
Triệu chứng bệnh lậu trong thời gian ủ bệnh thường khó nhận biết. Thông thường nữ giới chỉ thấy các triệu chứng bất thường ở niệu đạo như: tiểu rát, tiểu buốt, khó chịu khi đi tiểu. Ngoài ra 1 số các triệu chứng ở khí hư như: khí hư ra nhiều, khí hư có mùi hôi, khí hư có màu vàng hoặc vàng xanh…
Những triệu chứng này thường dễ nhầm lẫn với những căn bệnh phụ khoa khác. Theo thống kê có khoảng 50% chị em có triệu chứng khi tiếp xúc với người đàn ông bị mắc bệnh.
2. Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới
Bệnh lậu ở nam giới không phổ biến bằng nữ giới, theo thống kê có khoảng 10% nam giới mắc bệnh lậu mà không có triệu chứng, 20% nam giới sau khi quan hệ với 1 nữ giới thì có nguy cơ nhiễm bệnh.
Trong giai đoạn ủ bệnh nam giới sẽ có những triệu chứng cấp tính như: khó chịu ở đường tiểu, sau đó tiết ra dịch trong và chuyển dần sang đục, màu vàng đục hơn. Triệu chứng ở niệu đạo như: tiểu gắt, tiểu buốt, nóng rát, đau, mủ chảy ngày càng nhiều.
3. Triệu chứng bệnh lậu ở trẻ nhỏ
Bệnh lậu thường không xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, chủ yếu là do mẹ mắc bệnh trẻ bị lây từ mẹ. Nếu trẻ nhỏ có nguy cơ bị mắc bệnh lậu sẽ dễ dẫn đến viêm kết mạc có mủ, mắt của bé sẽ có hiện tượng sưng phù, có mủ vàng, tấy đỏ.
Ngoài ra, khi bệnh lậu xuất hiện ở họng, hậu môn, trực tràng người bệnh cũng sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, trong thời gian ủ bệnh thường chưa rõ.
Xem Thêm : [ Tổng hợp ] Top 5 nguyên nhân gây bệnh lậu ít ai biết
Thời gian ủ bệnh lậu bao lâu – các yếu tố chính
Theo các bác sĩ của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng ở 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, thời gian ủ bệnh lậu của mỗi người khác nhau. Tùy từng trường hợp mà thời gian ủ bệnh sẽ lâu hoặc nhanh. Có những người chỉ ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày nhưng cũng có những người ủ bệnh 1 đến 3 tuần.
Các yếu tố quyết định thời gian ủ bệnh lậu như:
Tình trạng nhiễm trùng
Bệnh lậu được chia làm 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính. Nếu người bệnh bị nhiễm trùng nhẹ thường sẽ ít thấy triệu chứng ngay, mà thường sau khoảng thời gian dài mới thấy triệu chứng bệnh.
Sức khỏe của mỗi người
Nếu bạn có sức khỏe tốt, khỏe mạnh thì khả năng bị lây bệnh ít hơn, thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn. Nhưng nếu bạn có sức khỏe yếu sử dụng nhiều chất kích thích thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn.
Thuốc kháng sinh
Nếu khi mắc bệnh lậu bạn sử dụng thuốc kháng sinh thì bệnh cũng chậm phát triển hơn. Nguyên nhân là do thuốc kháng sinh làm ức chế tạm thời sự phát triển của virus gây bệnh, kéo dài thời gian ủ bệnh.
Xem Thêm : [ Tổng hợp ] Hiện tượng của bệnh lậu ở nam & nữ giới hiện nay
Phát hiện và điều trị bệnh lậu sớm
Khi thấy triệu chứng của bệnh lậu hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh lậu bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Trong giai đoạn ủ bệnh đa phần không thấy rõ triệu chứng do đó bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị bệnh lậu đúng cách.
Hiện nay để phát hiện sớm bệnh lậu bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng cách
- Xét nghiệm vi khuẩn nhuộm Gram: Đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao sau khi lấy mẫu bệnh phẩm từ niệu đạo của nam giới mang đi xét nghiệm. Nếu thấy hình ảnh sau khi nhuộm có song cầu khuẩn gram âm hình hạt cà phê nằm trong bạch cầu đa nhân trung tính thì khả năng bạn mắc bệnh lậu.
- Xét nghiệm vi nấm, nuôi cấy làm kháng sinh đồ: Phương pháp này không những phát hiện được bệnh lậu mà còn tìm ra những nguyên nhân của nấm, vi khuẩn. Ngoài ra phương pháp này còn giúp lựa chọn được loại kháng sinh điều trị bệnh phù hợp.
Sau khi chẩn đoán bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh. Phương pháp chữa bệnh chủ yếu hiện nay là dùng kháng sinh, tùy từng vị trí mắc bệnh lậu mà sẽ dùng loại kháng sinh phù hợp.
Bạn có thể dùng thuốc tiêm bắp là tiêm bắp 250mg ceftriaxone. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được dùng thêm 1g azithromycin hoặc 100mg doxycycline đường uống trong 10 ngày.
Nếu trong tình trạng nhiễm trùng nặng thì cần điều trị lâu hơn bằng đường tiêm tĩnh mạch.
Ngoài ra người bệnh cần chú ý: dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, không nên quan hệ bừa bãi, vệ sinh vùng bệnh sạch sẽ tránh lây nhiễm cho người khác, hạn chế quan hệ tình dục càng ít càng tốt.
Với những chia sẻ về thời gian ủ bệnh lậu trên đây hy vọng bạn sẽ có những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp bạn hãy liên hệ ngay với các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.