[ GIẢI ĐÁP ] Tắc vòi trứng có nguy hiểm không ? Chữa như nào là hiệu quả

Mục lục chính [Ẩn]

    Tắc vòi trứng là căn bệnh khá phổ biến mà nhiều chị em mắc phải. Không những thế, căn bệnh này nếu không có biện pháp can thiệp và xử lý phù hợp có thể khiến trứng không đi qua vòi trứng đến cổ tử cung và tinh trùng không thể đi từ âm đạo vào tử cung để thụ tinh. Vậy tắc vòi trứng là bệnh gì, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị ra sao hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Tắc vòi trứng là bệnh gì?

    Vòi trứng là ống dẫn noãn nối từ buồng trứng đến tử cung, còn được gọi là ống dẫn trứng. Vòi trứng bình thường có 1 đầu hở mở ở ổ bụng còn đầu kia thông với buồng tử cung, chiều dài của vòi trứng khoảng 10 đến 12cm. Tình trạng tắc vòi trứng là khi vòi trứng bị chít hẹp hoặc dính tắc nên cản trở sự di chuyển của trứng đến tử cung.

    Nếu vòi trứng bị dính khi quan sát sẽ giống như 1 sợi dây nên đường tinh trùng gặp trứng bị cản trở. Điều này chính là lý do khiến chị em bị mắc bệnh tắc hoặc dính vòi trứng sẽ gây vô sinh – hiếm muộn.

    Theo thống kê đối tượng thường mắc phải căn bệnh này như:

    • Những người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không lành mạnh
    • Những người quan hệ với người mắc lậu hoặc những căn bệnh lây qua đường tình dục khác
    • Phụ nữ đã từng thực hiện các thủ thuật ở cổ tử cung, tử cung như nạo phá thai nhiều lần, phẫu thuật, thủ thuật không đảm bảo, không được vô trùng cẩn thận.

    Vòi trứng là bộ phận quan trọng trong quá trình thụ tinh. Vì thế nếu bị tắc vòi trứng sẽ gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Việc khám và tầm soát bệnh này là cần thiết và hết sức quan trọng.

    Dấu hiệu tắc vòi trứng cần chú ý

    Các dấu hiệu tắc vòi trứng cũng tương tự và có những điểm giống với những căn bệnh phụ khoa. Do đó nếu chị em thấy những dấu hiệu dưới đây thì nhanh chóng đến khám và tư vấn các bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.

    • Đau bụng: Chị em sẽ thấy có cảm giác đau nhức, khó chịu, sưng cứng ở vùng bụng. Tùy từng tình trạng mà mức độ sẽ khác nhau nhưng nếu đến ngày kinh nguyệt cơn đau có thể sẽ tăng lên và kéo dài hơn và gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt.
    • Rối loạn kinh nguyệt: Tắc vòi trứng có thể biểu hiện bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài, lượng máu kinh nhiều hoặc ít, máu kinh có màu sắc lạ, chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi.
    • Khó thụ thai: Nguyên nhân là do ống dẫn trứng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển tinh trùng do đó nếu vòi trứng bị tắc thì tinh trùng khó có thể gặp trứng để thụ tinh là làm tổ.

    Khi bị tắc ống dẫn trứng nhiều chị em thắc mắc tắc vòi trứng có kinh nguyệt không. Để giải đáp điều này các bác sĩ lý giải, kinh nguyệt là do bong tróc của niêm mạc vào thời điểm nhất định mỗi tháng khi lớp niêm mạc tử cung tăng lên hoặc bong ra

    Điều này có nghĩa là khi vòi trứng có bị tắc không thì các nang ở buồng trứng vẫn không thay đổi. Quá trình rụng trứng sẽ vẫn diễn ra bình thường, nếu bị viêm tắc vòi trứng kinh nguyệt vẫn bị đẩy ra ngoài hoặc cũng có thể bị hủy ở nơi tắc nghẽn.

    Ngoài những triệu chứng điển hình trên khi bị tắc vòi trứng chị em còn thấy kèm theo những biểu hiện như: cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, đi tiểu nhiều, tiểu gấp, rối loạn chức năng tiêu hóa, đau rát khi quan hệ tình dục....

    Nguyên nhân tắc vòi trứng là do đâu?

    Tắc vòi trứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là do viêm nhiễm hoặc do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các nguyên nhân gây tắc vòi trứng có thể kể đến như:

    • Do quan hệ tình dục không toàn: Việc quan hệ tình dục không an toàn, thiếu kiến thức về sức khỏe tình dục đã khiến âm đạo bị tổn thương, cổ tử cung dễ bị vi khuẩn gây hại và tấn công từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và dẫn đến tắc vòi trứng.
    • Vệ sinh vùng kín không đảm bảo: Vệ sinh vùng kín sai cách, không đảm bảo là điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây nên những bệnh phụ khoa trong đó phải kể đến những căn bệnh liên quan đến vòi trứng như: viêm tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vùng chậu... vi khuẩn sẽ lây nhiễm ngược dòng và làm tắc vòi trứng.
    • Nạo phá thai nhiều lần: Thực hiện nạo phá thai nhiều lần hoặc thực hiện các thủ thuật ở cơ quan sinh dục không đảm bảo là nguyên nhân khiến cổ tử cung bị tổn thương và gây viêm nhiễm. Nếu để lâu sẽ khiến vòi trứng bị dính, sưng mủ tại vòi trứng.
    • Bị u ở vòi trứng: U ở vòi trứng có thể là khối dịch lỏng hoặc rắn phát triển bên trong vòi trứng và gây tắc nghẽn, cản trở quá trình trứng đi vào tử cung.
    • Bị tắc vòi trứng bẩm sinh: Nguyên nhân này thường hiếm gặp nhưng ở một số bé gái ngay từ khi sinh ra vòi trứng đã gặp phải một số khiếm khuyết.

    Tùy từng nguyên nhân gây tắc vòi trứng sẽ có những biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp.

    Tắc vòi trứng có sao không, có nguy hiểm không?

    Vòi trứng là bộ phận ảnh hưởng, quyết định trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ đặc biệt là trong quá trình thụ tinh. Vòi trứng có thể đón bắt noãn, tinh trùng và trứng đã được thụ tinh vào buồng trứng để làm tổ. Do đó nếu tắc vòi trứng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như:

    Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Vòi trứng bị tắc làm cản trở tinh trùng gặp trứng, điều này dẫn đến nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Trứng không thể gặp tinh trùng để thụ thai.

    Chửa ngoài tử cung: Tắc vòi trứng sẽ khiến trứng không di chuyển về phía tử cung để làm tổ mà phát triển tại vòi trứng hoặc bám ở phía trên buồng trứng, nằm trong ổ bụng hoặc tại cổ tử cung... Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm vì khi thai to hoặc vỡ ra sẽ gây mất máu nhiều, thậm chí dẫn đến tử vong

    Ngoài những biến chứng nguy hiểm khi bị tắc vòi trứng trên đây thì chị em còn đối mặt với những triệu chứng của bệnh như: đau bụng cấp, kinh nguyệt không đều, đau rát khi quan hệ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng...

    Bị tắc vòi trứng có thụ tinh nhân tạo được không

    Lý giải điều này theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì khi bị tắc vòi trứng có thụ tinh nhân tạo thành công không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

    Tuổi tác: Nếu bạn còn trẻ tỉ lệ thành công khi thụ tinh nhân tạo được đánh giá khoảng 60 đến 70%.

    Tình trạng bệnh: Nếu bạn bị tắc 1 bên vòi trứng bên kia hoạt động bình thường thì có thể thực hiện bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI. Lúc này tỉ lệ thành công khá cao chất nhầy bao quanh cổ tử cung sẽ ngăn không cho tinh trùng bơi vào tử cung hay vòi trứng. Nhờ đó tinh trùng có thể xâm nhập vào tử cung hoàn toàn.

    Nếu bạn bị tắc cả 2 bên vòi trứng sẽ cần làm thụ tinh trong ống nghiệm bằng các biện pháp như chuyển phôi bình thường, phẫu thuật cắt vòi trứng...

    Tốt nhất để biết tắc vòi trứng có thụ tinh nhân tạo thành công hay không bạn nên đi khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

    Cách chữa tắc vòi trứng hiệu quả bằng cách nào?

    Để chữa tắc vòi trứng trước hết bạn cần thăm khám các bác sĩ chuyên khoa uy tín về sản phụ khoa để được chẩn đoán về tình trạng bệnh. Việc chẩn đoán xem vòi trứng có bị tắc hay không khá phức tạp, do đó các bác sĩ có thể sẽ chỉ định chị em thực hiện một số các biện pháp thăm khám như: chụp x-quang, siêu âm bơm nước lòng tử cung, soi phần phụ.

    Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra điều trị phác đồ tùy vào tình trạng tắc 1 hoặc 2 bên vòi trứng, có nhiều mô sẹo hay không.

    Nếu vòi trứng bị tắc có nhiều mô sẹo, các mô sẹo này bị viêm dính các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để giảm nguy cơ bị tắc nghẽn. Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với tình trạng nhiều mô sẹo hoặc bị kết dính quá mức. Lúc này các bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành bóc tách và điều trị các tổn thương ở vòi trứng.

    Mục đích của phương pháp này là phẫu thuật làm thông ống dẫn trứng, cải thiện khả năng thụ thai đồng thời điều trị hết tắc vòi trứng. Nếu bị tắc quá nặng, ứ dịch nghiêm trọng, nguy cơ lây lan sang những bộ phận hoặc vòi trứng bên cạnh sẽ được chỉ định cắt ống dẫn trứng bị ứ dịch sát góc tử cung.

    Ngoài ra, nếu trường hợp bị tắc ống dẫn trứng do triệt sản hoặc bị tổn thương ở đoạn giữa ống dẫn trứng mà không thể nong được bác sĩ sẽ cắt đoạn bị tổn thương rồi nối 2 đầu lại với nhau. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật phức tạp, tỉ lệ thành công thấp và đòi hỏi phải có đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa thực hiện.

    Cùng với việc điều trị tắc ống dẫn trứng chị em cùng cần chú ý: Giữ gìn bộ phận sinh dục sạch sẽ mỗi ngày, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt, có nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, không nên dùng các loại thức ăn cay nóng, đồ uống gas, giữ tâm lý thoải mái, ổn định...

    Tắc vòi trứng là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản khiến nhiều chị em lo lắng, phiền lòng. Do vậy chị em nên chú ý khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần, kịp thời phát hiện và điều trị ngay khi có những triệu chứng bất thường ở vùng kín. Nếu còn thắc mắc cần được kỹ hơn bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa I Sản Phụ Khoa

    Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

    Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa

    Sở Trường chuyên môn

    -         Thực hiện khám, tư vấn vàđiều trị các bệnh lý phụ khoa

    -         Tư vấn và điều trị rốiloạn kinh nguyệt

    -         Thực hiện thủ thuật về kếhoạch hóa gia đình

    -         Tư vấn và điều trị cácbệnh xã hội ở nữ giới

    -         Tư vấn điều trị vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới.

    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status