[ GIẢI ĐÁP ] Tắc ống dẫn trứng có kinh nguyệt không ? Khắc phục như thế nào ?
Tắc ống dẫn trứng có kinh nguyệt không là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ đặt ra. Tắc vòi trứng không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em mà còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh con cũng như thiên chức làm mẹ của chị em phụ nữ. Vậy cụ thể tình trạng tắc ống dẫn trứng có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không chị em hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Tắc ống dẫn trứng là như thế nào ?
Tắc ống dẫn trứng hay còn gọi là tắc vòi trứng, để hiểu tắc ống dẫn trứng có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không trước hết chị em cần tìm hiểu tắc ống dẫn trứng là như thế nào?
Tắc ống dẫn trứng là tình trạng ống dẫn trứng bị chít hẹp, dính tắc làm cản trở trứng gặp tinh trùng để làm tổ ở cổ tử cung. Vòi trứng đảm nhận vai trò dẫn trứng từ buồng trứng làm tổ ở tử cung. Thực tế, vòi trứng của nữ giới rất nhỏ, do đó khi bị tắc vòi trứng khả năng thụ thai còn rất nhỏ. Đây chính là nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Thực chất tình trạng tắc vòi trứng thường do các nguyên nhân như: vòi trứng bị chít hẹp, chị em bị viêm nhiễm phụ khoa hay bị nhiễm khuẩn hoặc do đặt dụng cụ tử cung.
Ngoài ra, nguyên nhân gây tắc vòi trứng còn có thể do chị em thực hiện nạo phá thai, bị thoát vị nội mạc tử cung... những nguyên nhân này dẫn đến ống dẫn sưng mủ và gây nên tình trạng tắc nghẽn, dính liền...
Giải đáp: Tắc ống dẫn trứng có kinh nguyệt được không?
Trao đổi với bác sĩ Lê Thị Nhài – trưởng khoa sản phụ khoa, chăm sóc và kế hoạch hóa gia đình Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng về vấn đề: Tắc ống dẫn trứng có kinh nguyệt không? Bác sĩ Lê Thị Nhài cho biết: tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt đồng thời làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.
Tuy nhiên, không phải tất cả những chị em bị tắc vòi trứng đều bị rối loạn kinh nguyệt và không có kinh nguyệt. Tắc ống dẫn trứng có mất kinh nguyệt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là chị em bị tắc 1 hay 2 bên vòi trứng.
1. Tắc 1 bên ống dẫn trứng có thai tự nhiên được không?
Cấu tạo của ống dẫn trứng có 2 bên vòi trứng nối liền 2 buồng trứng và vùng tử cung. Do đó nếu 1 bên vòi trứng bị tắc thì khả năng mang thai của nữ giới vẫn có kinh nguyệt và khả năng mang thai như bình thường. Tuy nhiên, chỉ có 1 bên vòi trứng hoạt động, chức năng buồng trứng rối loạn. Lúc này chị em sẽ thấy kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, lượng máu kinh ra ít hoặc nhiều.
Khi 1 bên vòi trứng bị tắc thì vòi trứng bên còn lại sẽ phải hoạt động liên tục. Điều này sẽ làm sản sinh ra trứng và giúp giải phóng lượng hormone bị thiếu hụt. Do đó chị em sẽ thấy có dấu hiệu bị suy giảm chức năng sinh sản và kinh nguyệt do đó khiến buồng trứng bị suy yếu.
2. Vậy, tắc 2 vòi trứng có thai tự nhiên được không?
Tắc cả 2 bên vòi trứng là tình trạng hiếm gặp, khi bị tắc cả 2 bên vòi trứng thì trứng sẽ không thể di chuyển xuống buồng tử cung như bình thường. Do đó sẽ không tạo ra kinh nguyệt. Điều này sẽ khiến chị em đối mặt với nguy cơ bị mất kinh nguyệt.
Khi chị em bị tắc cả 2 bên vòi trứng nguy cơ bị vô sinh - hiếm muộn sẽ cao hơn, khả năng mang thai cũng sẽ suy giảm.
Như vậy, tắc ống dẫn trứng có kinh nguyệt được không, với những chị em bị tắc cả 2 bên kinh nguyệt sẽ không thể có kinh được cho đến khi can thiệp, chữa trị thông tắc vòi trứng hoặc cắt 1 bên ống dẫn trứng. Cũng có thể, khi bị tắc 2 bên vòi trứng nếu muốn có con chị em sẽ phải thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Lúc này mức chi phí sẽ rất cao, thời gian điều trị lâu.
Tắc ống dẫn trứng nên làm gì để khắc phục?
Như phần trên bác sĩ Lê Thị Nhài của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đã giải đáp : tắc ống dẫn trứng có kinh nguyệt không? Nhiều chị em còn có chung câu hỏi nên làm gì khi bị tắc vòi trứng.
Tắc ống dẫn trứng chính là một trong những nguyên nhân khiến chị em đối mặt với tình trạng suy giảm chức năng sinh lý và khả năng sinh sản. Do đó khi thấy có những dấu hiệu bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt như: kinh nguyệt không đều, mất kinh, rong kinh… bạn nên có kế hoạch thăm khám và tư vấn các bác sĩ sản phụ khoa.
Dựa vào triệu chứng, dấu hiệu, tiền sử bệnh cũng như tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.
1. Chẩn đoán tắc ống dẫn trứng
Để chẩn đoán tắc ống dẫn trứng, các bác sĩ sẽ khai thác thông tin về tiền sử bệnh, triệu chứng mà bạn gặp phải.
Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một số các xét nghiệm chuyên sâu để có những kết luận chính xác như:
- Siêu âm: đây là phương pháp cần thiết giúp bác sĩ xác định có dính tắc vòi trứng hay không. Ngoài ra, phương pháp này cũng sẽ giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng như: u xơ tử cung, viêm vòi trứng, lạc nội mạc tử cung.
- Nội soi vòi trứng: phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa thiết bị nội soi nhỏ từ camera âm đạo và tử cung và quan sát vòi trứng. Từ hình ảnh camera các bác sĩ sẽ xác định vòi trứng dính tắc hay không?
- Chụp X-quang: để chẩn đoán tắc ống dẫn trứng chính xác bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện chụp x-quang. Trước khi thực hiện phương pháp này, bạn sẽ được chỉ định tiêm thuốc phản quang. Điều này sẽ giúp các bác sĩ quan sát không gian bên trong. Phương pháp này còn giúp xác định xem chị em có bị tắc vòi trứng dương tính giả (tắc vòi trứng sinh lý) hay không.
Sao khi thăm khám, có kết quả xét nghiệm các bác sĩ sẽ xác định được tình trạng bệnh đồng thời đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
2. Phương pháp can thiệp tắc ống dẫn trứng hiệu quả nhất.
Để không phải lo lắng tắc ống dẫn trứng có kinh nguyệt không, có để lại biến chứng nguy hiểm không, bạn cần tư vấn bác sĩ để có phương pháp chữa trị hiệu quả và phù hợp.
Hiện nay, phương pháp chữa tắc vòi trứng chủ yếu là can thiệp phẫu thuật. Chị em không nên lo lắng, sợ hãi dẫn đến trì hoãn phẫu thuật. Việc trì hoãn phẫu thuật sẽ dẫn đến tắc cả 2 bên vòi trứng, tắc vĩnh viễn và cắt bỏ vòi trứng hoàn toàn.
Chị em có thể tham khảo một số phương pháp can thiệp thủ thuật được chỉ định khi bị tắc vòi trứng như sau:
Phương pháp thông tắc vòi trứng:
Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng để loại bỏ các tế bào chết, các mô ứ đọng bên trong ống dẫn trứng.
Phương pháp này thường được chỉ định với những trường hợp bị tắc ống dẫn trứng do lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm ống dẫn trứng...
Phương pháp mổ cắt 1 phần vòi trứng:
Phương pháp này thường được chỉ định với những trường hợp bị tắc vòi trứng giai đoạn sa tử cung.
Để thực hiện phương pháp này các bác sĩ sẽ mổ nhằm mở để cắt bỏ 1 phần ống dẫn trứng. Các bác sĩ sẽ mổ sau đó cắt bỏ 1 phần ống dẫn trứng, sau đó sẽ nối phần còn lại với buồng trứng.
Ống dẫn trứng lúc này vẫn có khả năng vận chuyển trứng như bình thường.
Phương pháp cắt ống dẫn trứng:
Với những trưởng hợp bị tắc ống dẫn trứng không có khả năng thông tắc hoặc đoạn tắc quá dài các bác sĩ sẽ phải chỉ định cắt ống dẫn trứng.
Nếu tình trạng này mắc cả 2 bên vòi trứng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ hoàn toàn ống dẫn trứng nhằm mục đích hạn chế viêm nhiễm.
Trong quá trình điều trị tắc ống dẫn trứng, chị em cần phải tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để quá trình đạt hiệu quả tốt. Đa số trường hợp tắc ống dẫn trứng đều có kinh nguyệt lại như bình thường và vẫn có khả năng mang thai.
Nếu sau khi cắt bỏ vòi trứng mà bạn vẫn có mong muốn mang thai có thể tư vấn bác sĩ về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Trên đây là một số những thông tin về câu hỏi tắc ống dẫn trứng có kinh nguyệt không. Hy vọng với những thông tin này chị em sẽ tìm được những giải đáp phù hợp cho bản thân. Nếu còn những thắc mắc khác cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ các bác sĩ sản phụ khoa để được hỗ trợ.