Quan hệ chảy máu âm đạo: Dấu hiệu nguy hiểm cần đề phòng
Quan hệ chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu không đáng lo ngại và thường xuất hiện khá phổ biến. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị chảy máu sau khi quan hệ có thể do bệnh lý phụ khoa nguy hiểm hoặc nguy cơ nhiễm trùng thậm chí cũng có thể là dấu hiệu của chứng ung thư cổ tử cung cần chữa trị càng sớm càng tốt.
Quan hệ chảy máu âm đạo là như thế nào?
Quan hệ chảy máu âm đạo là hiện tượng chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Chị em có thể thấy máu ướt thẫm cả quần lót hoặc chỉ vài giọt lẫn vào tinh dịch. Ngoài ra, tùy từng nguyên nhân chị em sẽ thấy có những triệu chứng kèm theo khác nhau.
Hiện tượng chảy máu khi quan hệ tình dục cần được bình tĩnh theo dõi các triệu chứng kèm theo. Nếu bạn thấy có các triệu chứng dưới đây thì cần thăm khám các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
- Chảy máu ồ ạt với lượng nhiều
- Đau bụng, đau vùng thắt lưng
- Buồn nôn, nôn, sốt cao
- Khí hư ra dịch âm đạo bất thường, có màu và mùi hôi khó chịu
- Quan hệ tình dục thấy đau nhức
- Chóng mặt, ngất xỉu vã mồ hôi, tụt huyết áo, da xanh nhợt nhạt.
Chảy máu âm đạo có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm. Theo thống kê có khoảng 9% chị em phụ nữ bị ảnh hưởng đến chu kỳ nguyệt. Do đó bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân gây chảy máu âm đạo để sớm có biện pháp khắc phục phù hợp.
9 nguyên nhân gây quan hệ chảy máu âm đạo
Các nguyên nhân chủ yếu gây quan hệ chảy máu âm đạo thường bắt nguồn từ bộ phận cổ tử cung – đoạn cuối hình ống hẹp của tử cung nối liền với âm đạo. Ngoài ra còn có một số những nguyên nhân khác do tư thế quan hệ, nhiễm trùng… dưới đây là những nguyên nhân chính:
- Rách màng trinh: Thường xảy ra ở những chị em quan hệ lần đầu tiên, máu sẽ có màu đỏ tươi, kèm theo hiện tượng đau rát khi quan hệ. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ nhanh chóng qua đi, lượng máu cũng ít đi dần.
- Tư thế quan hệ mạnh bạo: Quan hệ tình tình dục với tư thế mạnh bạo, tần suất quan hệ thường xuyên khiến bộ phận sinh dục bị cọ sát quá mức và gây nên chảy máu.
- Khô âm đạo: Thường xảy ra ở những chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Âm đạo khô, quan hệ tình dục sẽ tạo ra những ma sát lúc này vùng kín bị tổn thương và gây chảy máu.
- Do mắc bệnh lây qua đường tình dục: Những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia, Trichomonas có thể gây chảy máu ở cổ tử cung. Các triệu chứng có thể kèm theo như: âm đạo có mùi hôi, khí hư có màu vàng hoặc ngả xanh, đau rát khi quan hệ tình dục…
- Do dùng thuốc: Một số loại thuốc sau có nguy cơ gây khô âm đạo dẫn đến chảy máu như: thuốc chống estrogen, thuốc trị cảm cúm, Steroid, thuốc an thần và chống trầm cảm, thuốc chẹn kênh canxi hoặc beta.
- Do mắc viêm âm đạo: Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn công gây nên tình trạng viêm nhiễm. Chị em sẽ thấy chảy máu khi quan hệ tình dục, âm đạo tiết dịch bất thường, vùng kín có mùi hôi, chu kỳ kinh nguyệt bị xáo trộn.
- Do bệnh viêm cổ tử cung: Nguyên nhân là do vệ sinh không sạch sẽ, nạo phá thai, nhiễm virus, dị ứng. Triệu chứng của bệnh thường đi kèm: đau khi quan hệ tình dục, đi tiểu nhiều lần, đau bụng dưới, ra nhiều khí hư…
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Trong vài trường hợp, các tế bào biểu mô tuyến từ bên trong ống cổ tử cung có thể phát triển bất thường ra bên ngoài cổ tử cung. Tình trạng này thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nó có thể gây chảy máu âm đạo.
- Ung thư cổ tử cung: Là tình trạng xuất hiện những khối u ác tính ở vùng cổ tử cung. Dưới áp lực của việc quan hệ tình dục sẽ dẫn đến chảy máu ở vùng kín. Bệnh có triệu chứng đau bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục, đi tiểu nhiều, khí hư không bình thường, cơ thể mệt mỏi…
Chẩn đoán thông qua triệu chứng quan hệ chảy máu âm đạo
Khi thấy triệu chứng quan hệ chảy máu âm đạo bạn cần thăm khám các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân đồng thời có biện pháp chữa trị phù hợp.
Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi đơn giản để xem xét liệu có nguyên nhân rõ ràng nào khiến bạn bị chảy máu hay không? chảy máu đột ngột nay sau khi bạn bắt đầu uống thuốc ngừa thai.
Bác sĩ cũng sẽ muốn biết bạn bị chảy máu trong suốt quá trình quan hệ hay sau khi quan hệ xong vì đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng nhiễm trùng hoặc độ bôi trơn không đủ. Và chẩn đoán chắc chắn sẽ tùy thuộc vào thời điểm bạn bắt đầu chảy máu.
Bác sĩ sẽ khám qua vùng xương chậu và tìm xem liệu có bất cứ dấu hiệu nào làm bạn bị chảy máu: vết rách hoặc tổn thương âm đạo, dấu hiệu của chứng sưng tạng vùng chậu, triệu chứng của bệnh polyp cổ tử cung hoặc viêm nhiễm.
Ngoài ra bạn có thể thực hiện vài xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm nuôi cấy nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng, sinh thiết ung thư, siêu âm âm đạo, nội soi cổ tử cung, sinh thiết nội mạc tử cung, xét nghiệm máu, thử thai…
Xem Thêm : Hiện tượng ra máu nâu sau khi quan hệ là bệnh gì và cách chữa tốt nhất
Điều trị chảy máu chảy máu âm đạo
Sau khi có kết quả, căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn sẽ được chỉ định phương pháp phù hợp. Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ không thể xác định rõ nguyên nhân trực tiếp gây chảy máu sau quan hệ bạn có thể lựa chọn các biện pháp tiềm năng như:
- Chuẩn bị sẵn kem dưỡng ẩm âm đạo
- Dùng thuốc kháng sinh để đối phó với vấn đề nhiễm trùng như lậu, giang mai, chlamydia…
- Thuốc điều trị nhiễm virus
- Phẫu thuật cắt bỏ, liệu pháp làm lạnh hoặc nhiệt điện
- Điều trị polyp
- Các liệu trình điều trị ung thư
- Liệu pháp estrogen âm đạo liều thấp ở dạng kem, thuốc hoặc vòng
Ngoài ra để việc điều trị đạt hiệu quả bạn cũng cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa như:
- Sử dụng chất bôi trơn có thành phần cấp ẩm trong màn dạo đầu
- Không quan hệ thô bạo
- Sử dụng kem dưỡng ẩm âm đạo
- Tránh những sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi hương liệu gay gắt
- Luôn sử dụng bao cao su trong lúc quan hệ
- Thả lỏng khi quan hệ
- Đến bệnh viện nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng
- Tránh sử dụng các thuốc chống estrogen, thuốc trị cảm cúm, Steroid, thuốc an thần, chống trầm cảm
Xem Thêm : Quan hệ bị ra máu và đau bụng triệu chứng không nên xem thường
Quan hệ chảy máu âm đạo ở nữ giới do nhiều nguyên nhân gây nên, các biện pháp chẩn đoán và điều trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, biện pháp tốt nhất là bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa, hoặc gọi điện thoại tới số: 0243.9656.999 để được tư vấn trực tiếp và miễn phí.