Phương pháp chữa bệnh trĩ hiện đại và hiệu quả nhất trong năm 2019

Mục lục chính [Ẩn]

    Phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả hiện nay được nhiều người tìm kiếm, khi mà bệnh trĩ đang trở thành căn bệnh phổ biến. Theo PGS. TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, hiện nay có hơn 1 nửa dân số Việt Nam mắc trĩ, số người mắc trĩ đang ngày càng tăng cao, tập trung chủ yếu ở thành thị. Khi mắc trĩ, thường việc chữa dứt điểm gặp khó khăn, nguy cơ tái phát cao. Vậy đâu là cách chữa bệnh trĩ hiệu quả?

    Bệnh trĩ và phân loại bệnh trĩ

    Bệnh trĩ thực chất là do các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh vùng hậu môn bị sưng hoặc phình to quá mức. Khi ở trạng thái bình thường, các mô sẽ giúp việc đẩy chất thải ra ngoài được dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu các mô sưng phồng hoặc viêm tấy thì được gọi là trĩ.

    Bệnh trĩ có nhiều loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng, nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại.

    • Trĩ nội là tình trạng các búi trĩ xuất hiện ở phía trên đường lược. Các búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
    • Trĩ ngoại là tình trạng các búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược. Các búi trĩ được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm ở phía dưới lớp da bao quanh hậu môn.

    Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ: ngồi đại tiện quá lâu, phải rặn nhiều, bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính, ăn nhiều thực phẩm có chứa chất béo, ít chất xơ, căng thẳng, áp lực tâm lý…

    Các cấp độ của bệnh trĩ

    Bệnh trĩ có nhiều loại, tùy thuộc vào mức độ mắc trĩ mà người bệnh có phương pháp chữa bệnh trĩ khác nhau. Riêng bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ:

    Trĩ cấp độ 1: Tình trạng các búi trĩ có các tĩnh mạch cương tụ, niêm mạc phồng lên ở bên trong trực tràng, lúc này người bệnh rặn mạnh búi trĩ cũng không lòi ra ngoài.

    Trĩ cấp độ 2: Các tĩnh mạch giãn nhiều hơn và bắt đầu hình thành những búi trĩ rõ rệt hơn. Khi đi đại tiện các búi trĩ lòi ra ngoài nhưng sau đó tự co lên được.

    Trĩ cấp độ 3: Mỗi lần đi đại tiện người bệnh rặn nhẹ là búi trĩ lòi ra ngoài và không thể tự co lên được. Muốn búi trĩ co lên người bệnh cần phải dùng tay để đẩy lên.

    Trĩ cấp độ 4: Lúc này tình trạng búi trĩ đã rất to, luôn trong trạng thái sa ra ngoài mà không đẩy vào được.

    Phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay

    Với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất vì không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng những cách chữa bệnh trĩ theo ý mình mình. Bạn có thể tham khảo cách chữa bệnh trĩ dưới đây.

    1. Chữa bệnh trĩ nặng bằng ngoại khoa

    Phương pháp này thường áp dụng với những trường hợp bị trĩ chảy máu nhiều, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, những trường hợp áp dụng chữa nội khoa không còn hiệu quả, mắc trĩ có nguy cơ biến chứng: chảy máu ở núi trĩ, nghẹt búi trĩ, trĩ cấp độ 3, cấp độ 4.

    2. Cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II

    Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT là phương pháp chữa trị bệnh trĩ không cần có sự can thiệp của dao kéo. Đây được đánh giá là phương pháp chữa bệnh trĩ can thiệp bằng thủ thuật y khoa hàng đầu Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên phương pháp này phải có sự thực hiện của các bác sĩ có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm lâu năm.

    Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên lý sóng cao tần, kích thích ion mang điện làm đông, thắt chặt và cố định các vị trí cần cắt trĩ. Các lớp niêm mạc cũng được kéo xuống và loại bỏ bằng dao điện, dòng điện để điều trị bệnh khoảng 70 đến 80 độ C

    Ưu điểm của phương pháp cắt trĩ bằng HCPT là không gây đau đớn, bỏng rát, hạn chế tổn thương, ít đau và chảy máu. Ngoài ra phương pháp này có khả năng phục hồi nhanh chóng, sử dụng được trong trường hợp nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn.

    3. Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ Longo

    Thực chất đây là thủ thuật kéo búi trĩ về vị trí bình thường sau đó cắt và khâu phận mạch máu đang nuôi búi trĩ. Điều này khiến búi trĩ teo nhỏ lại, hạn chế vết cắt được thực hiện ở vùng hậu môn, hạn chế đau đớn và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.

    Khi thực hiện phương pháp này người bệnh cần phải lưu ý: nên vận động nhẹ nhàng, không làm việc quá sức, nên nghỉ ngơi điều độ để đẩy nhanh thời gian hồi phục bệnh.

    4. Phương pháp chữa bệnh trĩ nhẹ bằng nội khoa

    Thường chữa bệnh bằng phương pháp nội khoa áp dụng trong những trường hợp mắc trĩ nhẹ, độ 3 trở xuống. Tuy nhiên nếu sau 1 thời gian áp dụng phương pháp nội khoa mà người bệnh thấy tình trạng không thuyên giảm, búi trĩ sưng đau hơn thì vẫn cần gặp bác sĩ để được điều trị y khoa thích hợp.

    5. Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Tây y

    Trước khi sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Các loại thuốc dưới đây chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không mang tính chỉ định điều trị. Một số loại thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay như:

    - Thuốc bôi điều trị bệnh trĩ: Các loại thuốc bôi để điều trị bệnh trĩ có thể kể đến như thuốc bôi trĩ Protolog, Thuốc bôi trĩ Titanoreine, Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật, Thuốc bôi trĩ Hemorrhostop…

    - Thuốc uống điều trị bệnh trĩ: Có tác dụng làm giảm các triệu chứng tụ máu tại vị trí của búi trĩ, giảm sưng viêm, thuốc co mạch. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như:

    • Thuốc co mạch: Phenylephrine, Epinephrin, Norephinephrin
    • Thuốc Hydrocortisone
    • Thuốc gây tê giảm đau: Trimebutin (proctolog), Dibucain, Medicone, Lanacane, Nupercainal
    • Thuốc kháng viêm, giảm đau: Penicilin, Cephalosporin, Carbapenem, Aspirin, Acetaminophen

    - Thuốc đặt điều trị bệnh trĩ: Có tác dụng chữa các bệnh trĩ có kèm theo bệnh tiêu hóa, không sử dụng được thuốc uống. Các loại thuốc đặt chữa bệnh trĩ như: Avenoc, Witch Hazel, Calmol, Neo Haelar

    6. Thay đổi thói quen sinh hoạt

    Một trong những phương pháp chữa bệnh trĩ mà các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân áp dụng và thực hiện đó chính là thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt. Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ cũng có thể là hậu môn bị tăng áp lực do thói quen sinh hoạt này.

    Tùy từng bệnh nhân có thói quen khác nhau mà cần phải thay đổi. Ban nên:

    • Tranh thủ vận động thường xuyên hoặc thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng. Tránh đứng lâu ở 1 tư thế
    • Không nên sử dụng những loại thực phẩm có chứa chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà…
    • Nên ăn nhiều các loại hoa quả, trái cây có nhiều chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày
    • Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định
    • Bạn cũng có thể giảm đau bằng cách chườm đá hoặc ngâm nước ấm.
    • Không nên sử dụng các loại xà phòng hay các loại giấy ướt có mùi hương hoặc thô ráp sẽ khiến tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

    Việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh trĩ phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và là những phương pháp chữa bệnh trĩ hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay. Do đó nếu còn những thắc mắc bạn có thể liên hệ tới số điện thoại của các bác sĩ: 0243.9656.999

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Bài viết liên quan

    No items found.

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status